Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Phim hành động: Diễn Viên Chu Hùng "Bắc Đại Bàng" qua các vai diễn FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Phim hành động: Diễn Viên Chu Hùng "Bắc Đại Bàng" qua các vai diễn FfWzt02



#1

03.12.17 19:50

netsilyrev

netsilyrev

Thành viên nhút nhát

Thành viên nhút nhát
"BẮC ĐẠI BÀNG" CHU HÙNG






Trích phim "Lãnh địa đen"

www.dailymotion.com/video/x5etee3




Trích phim "Nước mắt của mẹ"


https://youtu.be/nlyA11FW0qg


Trích phim "Mặt nạ hoàn hảo"



Cảnh sát hình sự là loạt phim truyền hình, bắt đầu lên sóng từ năm 1997, xoay quanh đề tài phòng chống tội phạm và phác họa lại những thủ đoạn của thế giới ngầm. Một trong những nhân vật giang hồ được nhắc đến nhiều nhất trong loạt phim này Bắc Đại Bàng do nghệ sĩ Chu Hùng thủ vai.

Nhắc đến Bắc Đại Bàng trong Nước mắt của mẹ, khán giả sẽ nhớ ngay tới hình ảnh một tên tội phạm với khuôn mặt dữ dằn, điệu cười đáng sợ nhưng vẫn còn chút lương thiện cuối cùng khi trở về vòng tay người mẹ ruột. Chu Hùng cho biết vai diễn này thành công tới mức ông mất luôn tên thật của mình.

Vai 'giang ho Bac Dai Bang' khien dien vien mat ten 20 nam

- Phim cảnh sát hình sự "Nước mắt của mẹ" đã phát sóng được tròn 20 năm. Hiện tại, nhìn lại vai diễn Bắc Đại Bàng gây chấn động màn ảnh thuở ấy, ông có cảm nghĩ gì?

- Nhiều lúc, tôi vẫn xem lại những hình ảnh của phim để nhớ về một thời tuổi trẻ, nhiệt huyết, yêu nghề và cực kỳ sung sức. Đó là câu chuyện của rất nhiều năm về trước, ngày ấy, tôi trẻ hơn bây giờ rất nhiều, dãi gió dầm mưa với nghề, không nghĩ đến khó khăn, khổ cực.

Tôi cùng đạo diễn Trọng Trinh và các anh em trong đoàn làm phim đi về vùng nông thôn để quay, từ bờ sông đến cánh đồng. Mỗi khi nhớ lại, vẫn thấy rất mới dù phim đã phát sóng được 20 năm, và từ đó đến nay, biết bao bộ phim đã lên sóng, biết bao diễn viên đã trưởng thành.

- Trong quá trình làm phim có câu chuyện hậu trường nào mà 2 thập kỷ trôi qua ông vẫn không thể quên?

- Hậu trường thì nhiều lắm, không thể nhớ hết và cũng thể kể hết được. Nhưng có tình huống mà tôi không thể quên, đó là cảnh quay Bắc Đại Bàng bị công an bao vây.

Cảnh này quay ở khách sạn nhỏ, nôm na gọi là nhà nghỉ. Nhưng thời đó, không đủ điều kiện để thuê cả khách sạn nên mình vẫn quay còn khách sạn vẫn hoạt động bình thường.

Nhưng nhiều cặp đôi đến thuê khách sạn, vừa mới đỗ xe đã thấy xe công an rú còi, cầm súng bao vây khách sạn. Thấy vậy, ngồi ngay lên xe và phóng ra ngoài vì tưởng khách sạn bị bao vây thật.

- Vai diễn Bắc Đại Bàng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của ông như thế nào?

- Tôi xuất thân là một diễn viên sân khấu nhưng khi chuyển sang điện ảnh và truyền hình thì được đông đảo khán giả biết đến. Trước Nước mắt của mẹ, tôi đã đóng vai phản diện trên màn ảnh. Nhưng đúng là với vai Bắc Đại Bàng, tôi trở thành một hình ảnh ám ảnh đối với người xem.

Tên Chu Hùng của tôi bị mất vì ai gặp ngoài đời cũng gọi là Bắc Đại Bàng. Nhưng đó là niềm hạnh phúc của người làm nghệ thuật vì đâu phải vai diễn nào cũng được khán giả nhớ đến.

Ngày đó, điện ảnh – truyền hình chưa phát triển như bây giờ nên khán giả nhớ mình làm, nó trở thành ký ức không thể quên được đối với họ. Ngày ấy, nhiều người còn tìm đến tận nhà tôi cho quà và bảo “Tao yêu mày quá”.

Hàng ngày, nam diễn viên gạo cội dành thời gian đạp xe quanh khu phố.
- Ông có bao giờ gặp phải tình huống khó xử khi tên “cha sinh mẹ đẻ” của mình lại bị chuyển thành tên một vai diễn?

- Không có nhiều tình huống khó xử nhưng có một câu chuyện thế này, đó là khi tôi đến viếng đám tang của một người em quá cố. Thân nhân của người quá cố đã ôm chầm lấy tôi và khóc “Anh Bắc Đại Bàng ơi, vậy là em ấy đi rồi”.

Trong lúc đau thương và bối rối nhất, người ta vẫn chỉ gọi tên Bắc Đại Bàng mà quên tên thật của tôi. Đó là dẫn chứng cụ thể nhất cho tình cảm và sự ghi nhớ của người xem đối với nhân vật Bắc Đại Bàng.

- Theo ông, điều gì ở gã giang hồ cộm cán này khiến khán giả không thể quên?

- Bắc Đại Bàng là giang hồ cộm cán. Nhưng cuối phim, gã giang hồ này đã thức tỉnh vì người mẹ của mình.

Lựu đạn đã rút chốt cầm tay, không ai có thể thuyết phục được nhưng giọt nước mắt của người mẹ đã kêu gọi được chút lương tri cuối cùng trong con người hắn. Và Bắc Đại Bàng đã từ bỏ con đường tội lỗi để về với mẹ.

Tình mẫu tử là thứ tình cảm căn bản của con người. Phim Nước mắt người mẹ đã khơi gợi được tình cảm chân thành đó, là lý do khán giả phải rơi nước mắt vì xúc động, ngay cả khi xem lại bộ phim nhiều lần.

- Ông có nghĩ mình bị đóng đinh cho những vai phản diện từ thành công của vai Bắc Đại Bàng?

- Thực ra, tôi là một diễn viên chuyên nghiệp. Vai gì tôi cũng có thể làm được. Nhưng ở Việt Nam, không phải đạo diễn nào cũng dám thử thách diễn viên. Mọi người phải hiểu là khi diễn viên đã làm tốt một dạng vai nào đó, đạo diễn sẽ mời luôn cho những phim sau thay vì mời họ cho dạng vai mới.

Nhưng trong điều kiện phát triển của điện ảnh – truyền hình Việt Nam, điều này cũng rất khó tránh. Tôi đã đóng không biết bao nhiêu vai phản diện không nhớ hết được cũng vì sự đóng đinh này của đoàn làm phim.

Gần đây, tôi có nhận được lời mời vào một vai chính diện, một hình ảnh khác hẳn với chất mà tôi từng đóng. Họ năn nỉ tôi, tôi đã đến thử vai, thậm chí diễn thử nhưng cuối cùng đoàn làm phim này lại lật lọng mà không thông báo lại lý do.

- Đằng sau màn ảnh, cuộc sống của ông diễn ra như thế nào?

- Tôi vui vẻ ở nhà với công việc gia đình. Nghỉ hưu đúng nghĩa và cảm thấy rất thanh thản. Nếu không trông cháu thì đi xe đạp quanh quẩn gần nhà, ăn bát mỳ, uống cốc cà phê, thăm nom mọi người.

Tối đến nếu không việc gì đột xuất, tôi đến sinh hoạt ở các câu lạc bộ điện ảnh. Nói là hướng dẫn cho các bạn trẻ thì không hẳn nhưng mình đến đó là trao đổi, chia sẻ và tiếp lửa nghề cho các bạn ấy.

Phim ảnh, tôi bắt đầu ít tham gia. Sau phim Người phán xử, quay hơn một năm, tôi chưa nhận dự án nào mới. Năm tháng cống hiến cho nghệ thuật như vậy là đủ rồi, giờ tác phẩm nghệ thuật nào thực sự thích, tôi mới nhận lời tham gia.

- Thấy ông sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội rất thành thạo. Ông dành thời gian cho thú vui này như thế nào?

- Tôi bị đám đàn em lên án là không chịu tham gia mạng xã hội (cười). Về nhà, các con cũng bảo là “Bố lập một cái Facebook đi”, tôi thấy cũng hay nên lập thử xem thế nào.


Hàng ngày, lúc nào rảnh thì vào xem người thân, bạn bè chia sẻ những gì. Gần đây, tôi đóng vai Thế Chột trong Người phán xử, bạn bè trên mạng thường xuyên chụp ảnh màn hình gửi cho, thấy cũng thú vị.


Phim hành động: Diễn Viên Chu Hùng "Bắc Đại Bàng" qua các vai diễn DSC09963


“Bắc Đại Bàng” Cảnh sát hình sự: Tôi nào phải đầu gấu, côn đồ

Đời thực sóng gió ít ai biết của chàng cảnh sát lãng tử nhất "Cảnh sát hình sự"
Sao ác nhất "Cảnh sát hình sự" nhiều lần phá sản, bị mắng chửi như cơm bữa
Cảnh sát hình sự là series phim truyền hình sản xuất năm 1997 với đề tài phòng chống tội phạm. Đã có nhiều phần phim mới ra đời với những kịch bản và dàn diễn viên mới, nhưng khi nhắc đến “Bắc Đại Bàng”, người ta sẽ nhớ ngay tới hình ảnh một tên tội phạm với khuôn mặt dữ dằn, điệu cười đáng sợ nhưng vẫn đầy nét lương thiện khi trở về vòng tay người mẹ ruột.

Tuyến bài Bắc Đại Bàng và những góc khuất ít người biết sẽ hé lộ cho độc giả nhiều câu chuyện đời, chuyện nghề của nam diễn viên Chu Hùng.

Vai diễn Bắc Đại Bàng ấn tượng từ tên gọi cho đến những thể hiện của nhân vật. Đây được xem là một dấu ấn khó quên trong sự nghiệp diễn xuất của diễn viên Chu Hùng.

Từng là diễn viên của Nhà hát kịch Hà Nội, đến nay diễn viên Chu Hùng đã về nghỉ hưu và an hưởng tuổi già bên con cháu. Nhớ lại những năm tháng đã qua, ông còn nguyên trong ký ức những câu chuyện về thời đi học, đi diễn với nhiều khổ cực, cay đắng.


Cũng vì tính cách thẳng thắn, “chẳng biết sợ ai” nên Chu Hùng gặp không ít khó khăn, vấp váp trong nghiệp diễn viên. Trong khi, nhiều đồng nghiệp bằng tuổi đều đã có danh hiệu nọ, kia hoặc “lên ông, lên bà” thì Chu Hùng chấp nhận cuộc sống đơn giản, nhẹ nhàng, thỉnh thoảng trở lại nghiệp diễn cho đỡ nhớ nghề.

“Tiên sư bố, sao mày đóng thằng ấy thích thế” ?

- Ông còn nhớ về những ngày đầu đến với nghiệp diễn của mình?

Chúng tôi bắt đầu học diễn xuất từ năm 1974. Hồi đó, thì biết gì là đam mê đâu? Đến tuổi thì phải kiếm cái nghề mà học, kiếm công việc mà nuôi sống bản thân thôi. Vô tình thấy trường nghệ thuật đăng tuyển diễn viên, tôi tham gia và trúng.

Ngày đó, nói đến đam mê thì xa vời lắm, những năm tháng khó khăn của đất nước, những đoàn văn công văn nghệ được coi như “mì chính” ấy, hiếm hoi lắm. Mà diễn viên khi ấy được cả xã hội trọng vọng lắm vì người dân đói thông tin, văn nghệ. Đến khi theo học rồi thì mới có niềm đam mê, mới thấy là : “Ồ, bộ môn này hay thật”. Nó ăn vào máu thịt lúc nào chẳng hay.

- Ngoại hình của ông khi đi học chắc hẳn phải để lại dấu ấn lớn lắm với các thầy cô giáo?

Tôi luôn tự hào mình là một học sinh đa tài nhưng cũng chẳng biết sợ thầy cô là gì. Tôi nhớ, mình từng bị một thầy chỉ thẳng mặt giữa lớp và nói: "Có thằng Hùng thì không có tôi trong lớp này". Tôi cũng chẳng sợ và đứng lên nói thẳng lại với thầy ấy.

Rồi cuối cùng vụ việc bung bét lên, thầy hiệu trưởng phải xuống giải quyết và tôi cùng thầy ấy giảng hòa với nhau. Tôi là thế đấy.

- Những ngày đầu đến với nghiệp diễn, ông đã bén duyên với những vai “ác”?

Thực ra, tôi tự nhận thấy mình là người đa tài. Chính diện, phản diện, hài kịch,.. tôi đều đóng được hết. Chỉ có điều, đâu là sở trường của mình thì mình sẽ đẩy được nhân vật ấn tượng tới đó. Khi mới vào nghề, tôi đều đóng vai tử tế như kĩ sư, cán bộ,…

Đến khi truyền hình phổ biến, tôi hay vào vai tướng cướp, côn đồ,.. thì khán giả mới biết đến và mặc định cho tôi hình ảnh của một diễn viên chuyên đóng vai phản diện.

Vai ác đầu tiên của tôi trong điện ảnh là tên đầu gấu trong bộ phim Vụ án đêm cuối năm của đạo diễn Châu Huế. Đó là vai nhỏ nhưng có lẽ là duyên nên sau đó tôi được các đạo diễn mời rất nhiều vào các vai ác.

Nhiều khi tôi nghĩ, các đạo diễn ở nước mình hay ăn sẵn, thấy ai đã nổi tiếng với dạng vai này thì liền mời họ vào vai đấy. Mà cũng tội gì không ăn sẵn nhỉ? Diễn viên này có khả năng đóng vai ác thì mời thôi chứ tội gì phải mất công đầu tư, thể nghiệm làm gì. Thế là từ đó, tôi cứ thành “thằng xã hội đen” trên truyền hình thôi. Còn ngoài đời, tôi đâu phải đầu gấu, đại ca gì đâu.


- Gắn bó với sân khấu lâu như thế, tại sao ông chuyển sang đóng phim truyền hình và điện ảnh?

Cái gu và cung cách làm việc của tôi bây giờ không còn phù hợp với giới trẻ nữa. Tôi cũng không chẳng chê trách hay lên án gì cả. Điều khiến tôi buồn là bây giờ hoạt động của sân khấu bây giờ gần như đã chết.

Nhiều diễn viên giờ cứ đến nhà hát, ngồi chơi xơi nước. 5 thì 10 họa mới có một vở diễn mà chưa chắc đã đến lượt mình. Suy nghĩ mãi rồi cuối cùng tôi quyết định về hưu để nhường chỗ cho lớp trẻ. Tôi nghỉ hưu sớm đến giờ cũng đã 5 năm rồi.

- Vai Bắc Đại Bàng đến nay vẫn là nhân vật ấn tượng với nhiều thế hệ khán giả. Đây có phải vai để đời của ông không?

Thì cứ cho đó là một vai để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả tôi đi. Tôi còn nhớ, đó gần như là bộ phim đầu tay của đạo diễn Trọng Trinh khi mới qua Đài truyền hình Việt Nam. Tôi nhận lời đóng vai Bắc Đại Bàng vì muốn giúp Trinh.

Vì Trọng Trinh mà tôi cũng đầu tư vào vai đấy ghê lắm. Diễn về một nhân vật xã hội đen, tôi cũng phải nghiên cứu rất nhiều vì xã hội đen cũng có nhiều dạng, mà tôi cũng va chạm từ bé đến lớn rồi.

Tôi rất thích các nhân vật xã hội đen bởi họ có thể đâm chém nhau nhưng sống rất tình nghĩa trong băng nhóm, sự cưu mang nhau. Ở nhân vật Bắc Đại Bàng, anh ta có thể ác với ai nhưng vẫn có bản năng và tình thương với người mẹ. Cũng chính vì người mẹ mà hắn mới quay đầu. Đó chính là điều được nhất mà tôi thể hiện ở nhân vật Bắc Đại Bàng.

Thực ra hồi đấy tôi cứ làm vậy thôi chứ cũng không nghĩ là mình diễn tốt, mọi thứ cứ hữu xạ tự nhiên thơm thôi. Từ ngày đó đến giờ khán giả quên hẳn tên thật của tôi, họ toàn gọi tôi là “ông Bắc Đại Bàng ơi”. Tên thật của tôi gần như biến mất đấy.

Tôi cũng chẳng biết đó có phải là thành công của mình hay không, đam mê thì làm thôi chứ cũng không phải để nổi tiếng hay để đời gì cả. Cứ coi như đó là một đóng góp cho công cuộc tuyên truyền của nhà nước, đem đến sự giải trí và bài học cho xã hội.

- Việc gắn liền với hình tượng “đầu gấu” trên phim có khiến ông gặp điều gì rắc rối ngoài đời không?

Ở ngoài cuộc sống, những nhân vật phạm tội bị mọi người lên án, căm ghét. Tuy nhiên, những nhân vật xã hội đen trên phim mà tôi đóng thì lại ấn tượng theo cách khác, người ta toàn “ghét yêu” thôi. Có khán giả nói với tôi thế này: “Tiên sư bố, sao mày đóng thằng ấy thích thế”.

Đáng nhẽ người ta phải căm giận lắm nhưng ngược lại, khán giả “yêu” nhiều hơn. Tôi cũng không hiểu đó là khuyết điểm của mình hay không nữa.

Cũng có nhiều người không hình dung nổi tôi ở ngoài đời như thế nào, họ cứ nghĩ rằng tôi ở ngoài cũng như trên phim. Có người bảo: “Ôi sao ngoài đời bác hiền thế nhỉ, mà trên phim trông bác ghê thế”. Nó là hai con người khác hẳn và tách biệt.


Tuy nhiên, Chu Hùng cho biết ngoài đời ông không phải xã hội đen, côn đồ như nhiều người nghĩ.


Buồn cho giới văn nghệ sĩ

- Cát-xê phim của ông trong hàng các diễn viên truyền hình Việt, nằm ở mức nào?

Thực sự tôi được trả bao nhiêu cho một phim là sự thỏa thuận với phía nhà sản xuất ngay từ đầu. Tính của tôi cũng hay nể nang, nên có khi vì thế mà bị ăn chặn nhiều. Càng quen lại càng lèn cho đau.

- Thu nhập nhiều năm trong nghề có đủ để ông nuôi sống gia đình không?

Hỏi đến câu này thì tôi hơi buồn, buồn cho giới văn nghệ sĩ. Kể cả lương nhà hát cũng không đủ để nuôi mình nghệ sĩ, chứ không thể đủ để nuôi vợ, con được. Đi làm phim thì làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu.

Tôi ví dụ như đi quay phim ăn uống khổ cực lắm. Mình đòi hỏi hơn cũng chẳng được vì rõ ràng anh em cũng đồng cam cộng khổ, cũng ăn uống như thế. Tôi toàn phải bỏ tiền túi ra ăn ngoài để đảm bảo sức khỏe. Cứ thế thì trừ đi còn được bao nhiêu cát-xê, sau khi qua bao nhiêu “cửa” rồi? Thực sự chúng tôi làm nghề vì đam mê, danh dự chứ không phải vì tiền.

- Vậy ông trang trải cuộc sống thế nào khi cũng chẳng kinh doanh hay có nghề tay trái?

Tôi đóng phim quốc tế nhiều. Hầu như các đạo diễn nước ngoài khi sang gặp tôi để thử vai, chưa ai chê trách điều gì. Tôi đóng phim ngoại được trả cát-xê rất cao, một ngày khoảng 800 đến 1000 USD, xe riêng, khách sạn riêng,… Chúng tôi được đối xử không kém nghệ sĩ nước ngoài, người ta tôn trọng mình ghê lắm.

Rõ ràng đó là thu nhập tốt giúp tôi lo cho gia đình. Còn làm phim của mình thì lấy đâu ra tiền mà mua sắm vật dụng cho gia đình.


"Tôi vẫn bảo mình là người có tài nên gái mê lắm. Có một cô gái Việt kiều bên Anh về thích tôi như điếu đổ. Những ngày đó, người Hà Nội còn chưa biết tiêu tiền đô là gì mà cô ấy có lần đưa cho tôi đến hơn 30 nghìn đô, 5 nghìn bảng Anh", Chu Hùng kể lại thuở đào hoa của mình.

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết