Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 7 mục

Hình ảnh một cô bé có dáng người nhỏ thó, gầy gò, làn da đen nhẻm nhưng lại luôn nở nụ cười thân thiện với câu nói: “Cô ơi, cô có cần mua đồ cho chó, mèo không?” 


Đã dần trở nên quen thuộc với những người dân quanh khu vực chợ Bến Thành hay Nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP Hồ Chí Minh). Đó là Nguyễn Thị Bảo Trâm - cô bé sinh năm 1999, quê Bình Định.

Ít ai biết được trước khi bán quần áo cho chó, mèo, cô bé 16 tuổi đã làm rất nhiều nghề như: bán vé số, phụ hồ, phụ quán ăn,... Buôn bán rất khéo, nếu khách không mua, Trâm không bao giờ nài nỉ hay đi theo làm phiền mà vẫn tươi cười cảm ơn.
Điều ấn tượng nhất là em thà sống bằng 2.000 đồng – 5.000 đồng tiền lời của chiếc áo chó, mèo chứ tuyệt đối không nhận vài trăm ngàn đồng do một người khác tặng.

Ngày nào cũng bắt đầu từ 10h30 sáng, em đạp xe đi bán dạo. Đi quanh khu vực chợ Bến Thành, Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà, cả những con hẻm nhỏ trong thành phố từ quận 1 đến quận 12.

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Nghi-luc-phi-thuong-cua-co-be-dap-xe-ban-dao-quan-ao-cho-cho-meo-

Cô bé 16 tuổi với nụ cười tươi và nghị lực phi thường.

Kèm theo câu chuyện kể là nụ cười tươi: “Một ngày trung bình em bán được khoảng 200.000 đến 300.000 đồng, em lấy công làm lời là chính nên phải cố gắng đi nhiều. Đến khoảng 22h30 em về đến nhà. Có nhiều cô chú thương em cho tiền, em biết ơn lắm, nhưng em còn có tay, chân, em muốn nỗ lực vươn lên từ sự lao động của mình. Em thấy vui và thích hơn khi mọi người ủng hộ em bằng cách mua những bộ áo quần cho chó, mèo”.

Cô Hiệp (mẹ của Trâm) bồi hồi nhớ lại, ngày trước ở ngoài quê Bình Định, ba Trâm là người thường xuyên rượu chè, cứ hễ say xỉn lại về đánh mẹ con Trâm. Có những hôm nửa đêm, 3 mẹ con Trâm phải chạy qua nhà hàng xóm ngủ nhờ để tránh những trận đòn của người chồng, người cha vũ phu.

Không chịu nổi những trận đòn trút giận, một đêm cuối năm 2012, 3 mẹ con Trâm lén trốn vào Sài Gòn khi trong túi chỉ còn vỏn vẹn 100.000 đồng.

Ngồi ở nhà chờ bến xe, cả ba người không biết đi đâu về đâu, không nhà cửa, không bà con họ hàng thân thích, cuối cùng cả ba mẹ con bắt một chuyến xe buýt và cứ để… tới đâu thì tới. Và chỗ họ tới là bờ kè trên đường Hoàng Sa, ba mẹ con vừa tủi vừa buồn, ôm nhau ngủ trên lề đường với cái bụng đói meo.
Nhắc lại khoảng thời gian đó, cô Hiệp ngậm ngùi: “Kể ra thì xấu hổ, nhưng chúng tôi đã đi vào ngõ cụt, sáng ra đứa em của Trâm còn nhỏ phải bế trên tay khóc rã người vì đói, vì thiếu sữa. Bé Trâm thì im lặng chịu đựng, cùng đường nên mẹ con tôi đành ngồi bên vỉa hè xin tình thương mọi người đi qua.

Lúc đó tôi chỉ cảm nhận được người Sài Gòn nhân ái lắm, nhờ sự nhân ái đó mà mẹ con tôi có bữa ăn qua ngày. Cũng may có một người mở quán ăn, thương tình cho ba mẹ con vào rửa chén, cho cả chỗ ăn chỗ ở miễn phí, nhờ vậy mà tôi để dành được số vốn nho nhỏ, bữa nào quán không bán thì mẹ con tôi lãnh vé số đi bán”.

Gần đây, mẹ con Trâm gặp được một cô chủ nhà tốt bụng ở quận 12 cho thuê trọ với giá rẻ nên đỡ chật vật hơn. Ngày trước mẹ Trâm đã từng làm công nhân may ở xí nghiệp, Trâm lại bàn với mẹ may đồ em bé để Trâm bán dạo ngoài đường. Nhưng một thời gian ngắn sau đó, thấy đồ em bé có rất nhiều người bán nên Trâm nói với mẹ ý tưởng may áo quần cho chó, mèo để bán. Hai mẹ con thuê máy may, máy vắt sổ về làm.

“Ban đầu em nản lắm, em mang đồ đi gõ cửa từng nhà để chào bán, chạy lòng vòng khắp nơi, thấy nhà nào có nuôi chó, mèo hay có người dẫn chó, mèo đi dạo em cũng đến mời nhưng chẳng có mấy người mua. Em cũng sợ nếu bán không được sẽ không đủ để đóng tiền nhà, sẽ bị đuổi đi như trước đây, vậy là vừa đạp xe vừa khóc mãi. Đến khi ra chợ Bến Thành thì có nhiều người mua hơn. Từ đó em đạp xe đi càng nhiều nơi càng tốt”.

Cô bé được nhiều người ủng hộ và thương vì sự lễ phép, đáng yêu, đặc biệt là em còn rất thật thà. Lần đầu tiên bán được 500.000 đồng là một ngày may mắn mà em không bao giờ quên được.

Nhắc lại với sự hào hứng: “Bữa đó đi cả ngày mà chẳng bán được cái nào, mời từng người nhưng không ai mua, đi trên bờ kè Hoàng Sa – Trường Sa vừa đói vừa bất lực nên em bật khóc. Các cô chú gần đó thấy vậy hỏi thăm, biết hoàn cảnh nên nói nhau mỗi người mua một ít ủng hộ”.  Cảm giác vui mừng lẫn biết ơn ngày hôm đó mỗi khi nhớ lại em vẫn thấy còn như in.

Người Sài Gòn nhân ái là vậy, nhưng cũng không thiếu cạm bẫy mà một cô bé mới lớn nếu không vững tâm sẽ dễ dàng sa chân vào. Trâm kể: “Có lần em đang đạp xe về thì có một người trạc tuổi ông của em chạy lên rủ em đến chỗ vắng người, sợ quá nên em đạp thật nhanh vòng xe đường khác về nhà”.

Ở độ tuổi ăn học, Trâm phải vượt qua những nỗi sợ hãi, đều đặn mỗi ngày đạp xe trên khắp những con đường, khắp mọi ngõ hẻm của Sài Gòn để bán từng chiếc áo quần cho chó, mèo. Nghị lực sống mạnh mẽ cùng những nét hồn nhiên của tuổi mới lớn ánh lên con người em nét đẹp hiền hậu, chịu thương chịu khó.

Trâm chỉ ước mơ có chút vốn mở một tiệm nhỏ chuyên bán áo quần chó, mèo, để mẹ bớt khổ, để có tiền trang trải cuộc sống, và bé Trúc được đến trường học cái chữ.

Theo Bảo Trân / #Dantri.com.vn

Sáng 30/8, chương trình Điểm hẹn thanh niên: Tôi yêu Tổ quốc tôi đã diễn ra tại quảng trường SVĐ Mỹ Đình. 


Ngày hội do Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội tổ chức, nhằm hướng đến kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Điểm nhấn của chương trình là sự có mặt của hơn 12.000 đoàn viên, thanh niên tham gia khối xếp hình cờ Tổ quốc, hình bản đồ Việt Nam, lá cờ Đảng và biểu tượng Khuê Văn Các.

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

12.000 đoàn viên, thanh niên tham gia xếp hình biểu tượng hướng tới 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Các đoàn viên, thanh niên đã cùng nhau hát vang Quốc ca, Đoàn ca, thể hiện truyền thống yêu nước, khát vọng hòa bình của dân tộc, đề cao tinh thần đại đoàn kết, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và thể hiện khí thế, sức trẻ của mình.

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Văn Thắng – Bí thư Thành đoàn Hà Nội chia sẻ: “Truyền thống yêu nước đã hình thành và ngấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam, tạo nên sức mạnh dân tộc. Thực tế đã chứng minh, kẻ thù xâm lăng, xâm lược dù có mạnh đến mức nào cũng vẫn thất bại trước sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta, mà chiến thắng của Cách mạng tháng 8 là minh chứng rõ ràng cho điều này.

Trong 70 năm qua, chúng ta vô cùng tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, tương thân, tương ái. Và như một nét tự nhiên, trong suốt quá trình xây dựng đất nước, theo tiếng gọi của Đảng, thanh niên luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, để hôm nay, chúng ta vô cùng tự hào về một lớp tuổi trẻ Thủ đô luôn cống hiến sức trẻ của mình để viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc".

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

 Anh Nguyễn Văn Thắng - Bí thư thành đoàn Hà Nội phát biểu tại chương trình

Bên cạnh hoạt động đáng chú ý nói trên, trong ngày 30/8, tại quảng trường Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình đã diễn ra Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè #2015 toàn quốc, ra quân Chiến dịch “Tôi yêu Hà Nội” và phát động thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Các bạn trẻ trang nghiêm hát Quốc ca, Đoàn ca
 
Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Và hát vang những ca khúc ca ngợi Tổ quốc

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Hình ảnh các khối xếp hình từ camera bay
 
Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Một vài bạn trẻ khuyết tật tham gia chương trình rất sôi nổi

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Hoa hậu Kỳ Duyên tham dự chương trình với vai trò là đại diện của tuổi trẻ Thủ đô
 
Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ngoan-muc-12000-ban-tre-thu-do-xep-hinh-co-to-quoc

Các cá nhân và đại diện các tổ chức nhận bằng khen cho các hoạt động Đoàn tích cực.
 

Theo: Hồng Minh / #dantri.com.vn

Ngày 30/8, hơn 1.000 sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng thực hiện bài đồng diễn “Những trái tim Việt Nam”, xếp hình thành hai chữ “Việt Nam” để chào mừng kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Việt Nam.


Trước khi ra sân vận động của trường thực hiện màn đồng diễn, các sinh viên cũng đã thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca  Việt Nam trước tượng đài Bác Tôn ngay trong khuôn viên trường.

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Hang-nghin-sinh-vien-xep-chu-chao-mung-ngay-quoc-khanh

Hơn 1.000 sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng trong sắc áo cờ đỏ sao vàng thực hiện nghi thức chào cờ trước tượng đài Bác Tôn

Đây là bài đồng diễn thu hút sự tham gia của nhiều sinh viên trường nhất từ trước đến nay. Đại diện nhà trường cho biết hoạt động đồng diễn lần này không chỉ thể hiện tính năng động, xung kích của sinh viên trường mà còn là dịp để các bạn được bày tỏ lòng yêu nước, quyết không ngừng phấn đấu trong học tập và rèn luyện, nâng cao ý thức trách nhiệm trở thành những công dân có ích cho xã hội, sẵn sàng và hết lòng phụng sự Tổ quốc.
Nhân dịp này, Hội Sinh viên của trường cũng đã phát động quyên góp ủng hộ quỹ "Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” với số tiền thu được sau bài đồng diễn là 3.200.000 đồng.

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Hang-nghin-sinh-vien-xep-chu-chao-mung-ngay-quoc-khanh

Màn nhảy flasmob trước khi thực hiện xếp chữ

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Hang-nghin-sinh-vien-xep-chu-chao-mung-ngay-quoc-khanh

Sinh viên chuyền tay nhau lá Quốc kỳ và di chuyển khắp khuôn viên trường nhằm kêu gọi tinh thần yêu nước trong sinh viên

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Hang-nghin-sinh-vien-xep-chu-chao-mung-ngay-quoc-khanh

Các sinh viên hào hứng khi tham gia hoạt động hướng về Tổ quốc

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Hang-nghin-sinh-vien-xep-chu-chao-mung-ngay-quoc-khanh

Các bạn dừng chân tại sân vận động trường, xếp tên đất nước “Việt Nam”
 
Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Hang-nghin-sinh-vien-xep-chu-chao-mung-ngay-quoc-khanh

Màn đồng diễn là hoạt động các sinh viên bày tỏ lòng yêu nước

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Hang-nghin-sinh-vien-xep-chu-chao-mung-ngay-quoc-khanh

Hai chữ Việt Nam nhìn từ trên cao     
  
Theo Lê Phương / #Dantri.com.vn

ĐH Luật Hà Nội vừa công bố quy định về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng năm 2015. Theo đó, chỉ tiêu dành cho ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng sẽ hạn chế hơn so với mọi năm. 


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 
 Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1 

Việc tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia cũng được “siết” lại.

Đối tượng được tuyển thẳng


Theo quy định mới được trường này công bố, các đối tượng được tuyển thẳng vào Trường ĐH Luật Hà Nội bao gồm: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học;

Người đã trúng tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức;
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi #Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học được Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội xem xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp trung học sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học;

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh tốt nghiệp trung học năm 2015 được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp trung học được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học.

Ưu tiên xét tuyển không quá 1%


Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội: Đối với thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh và thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, sau khi hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia, có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ #GD-ĐT quy định, hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho vào học.

Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển không quá 1% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2015.

Chỉ xét tuyển thẳng đối với ngành Luật


Đối tượng xét tuyển thẳng là thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp #THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định.

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng Trường #ĐH Luật Hà Nội quy định. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng không quá 2% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của trường năm 2015. Ngành xét tuyển thẳng là ngành Luật.

Tiêu chí xét tuyển thẳng: Thí sinh tốt nghiệp THPT từ loại khá trở lên (nếu số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu đã xác định thì căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Trường sẽ xét từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu).

Nguyễn Hùng / #Dantri

Chặng đường xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường ĐH, CĐ đã đi được phân nửa và càng gần về cuối càng gay cấn. 


Những trường ĐH có đông thí sinh đăng ký xét tuyển xảy ra tình huống nhiều phụ huynh, thí sinh đổ xô rút hồ sơ đã đăng ký xét tuyển.

Ngày 11/8, tại trường ĐH Công nghiệp #TPHCM, sau khi xem thống kê của nhà trường, lo không đậu, nhiều thí sinh quyết định rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác. PGS.TS. Nguyễn Đức Minh – Trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết, hiện lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường đã lên đến 10.000 hồ sơ. Tuy nhiên cũng có khoảng 400 em rút hồ sơ ra. TS. Minh dự đoán, lượng đăng ký sắp tới có thể đông hơn do nhiều thí sinh từ trường khác rút hồ sơ nộp về, điểm chuẩn tạm thời một số ngành còn có khả năng tăng nữa.

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ele1439365792
Thí sinh rút hồ sơ tại trường ĐH Công nghiệp TPHCM.

Tương tự, tại trường ĐH Sư phạm TPHCM, những ngày qua có khá đông thí sinh, phụ huynh đến đề nghị rút hồ sơ đã đăng ký xét tuyển. Ghi nhận đến hết ngày 11/8 có hơn 500 thí sinh đã rút hồ sơ tại trường này. Nhà trường đã bố trí hẳn một phòng chỉ dành để trả hồ sơ cho thí sinh, tuy nhiên vì đã có hàng ngàn hồ sơ nhận vào nên việc tìm kiếm hồ sơ cho thí sinh rút ra cũng tốn khá nhiều thời gian.

Thí sinh Hữu Nhơn (Long An) đến làm thủ tục rút hồ sơ, theo quy trình thì đến ngày 12/8, Nhơn mới rút được hồ sơ. Dù nhà trường đã ghi giấy hẹn nhưng Nhơn vẫn lo lắng vì thời gian đăng ký xét tuyển không còn hiều.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện thì khâu rút hồ sơ có phần chật vật hơn. Sáng ngày 10/8, thí sinh Trần Trung Tính ở An Giang đến rút hồ sơ. Tính cho biết em gửi hồ sơ xét tuyển (qua đường bưu điện ngày 3/8) vào ngành Sư phạm Toán . Sau khi tìm hiểu thông tin hồ sơ đăng ký mà trường công bố, thí sinh này thấy điểm không an toàn nên rút lại hồ sơ.

Sau đó, cán bộ thu nhận hồ sơ thông báo “hẹn ngày 13/8 quay lại để nhận hồ sơ”. Theo lý giải của nhà trường, có thể do có sai sót trong khâu nhập liệu nên một số thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển vẫn chưa có tên trong danh sách đã công khai. Khi thí sinh đến rút hồ sơ, nhân viên của trường sẽ ghi lại họ tên, sau đó ngày hôm sau sẽ trả lại cho thí sinh.
 
Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Oib1439365792
Đã có hơn 500 thí sinh rút hồ sơ tại trường ĐH Sư phạm TPHCM.

Ngoài ra, một số trường cho biết trường hợp nộp qua đường bưu điện thì phải mất vài ngày mới tới trường. Trường hợp thí sinh vừa nộp mà ngày sau đến rút hồ sơ thì hồ sơ vẫn chưa đến thì trường khó có thể trả được hồ sơ cho thí sinh ngay được.

Tại Trường ĐH Sài Gòn, trường đã bố trí 2 phòng và hơn 10 nhân viên để giải quyết cho thí sinh rút hồ sơ. TS Mỵ Giang Sơn, trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết trường nhận được khoảng hơn 10.000 hồ sơ. Trong đó, trường đã giải quyết cho 1.500 thí sinh đến trường rút lại hồ sơ sau khi biết khả năng mình không đậu vào trường.

Trường ĐH Mở TPHCM đã nhận được 4.000 hồ sơ và đã giải quyết cho 150 trường hợp rút hồ sơ. Tại đây, thí sinh nộp phiếu yêu cầu rút hồ sơ sẽ được giải quyết sau 2 giờ. Trường #ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cũng nhận hơn 4.000 hồ sơ và ngày hôm qua đã giải quyết cho 200 thí sinh đến rút hồ sơ. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM mỗi ngày cũng có cả 100 thí sinh đến rút hồ sơ và được giải quyết nhanh chóng. Trường ĐH Kinh tế TPHCM hiện nay đã có 5.400 hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 và trường đã giải quyết cho hơn 100 thí sinh rút hồ sơ.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Chuyên viên tuyển sinh Cơ quan Đại diện Bộ #GD-ĐT tại TPHCM phân tích: “Ở nhiều trường công lập tên tuổi, nhóm ngành Kinh tế, Công nghệ và cả những ngành kỹ thuật hay nhóm ngành Sư phạm, thí sinh có mức điểm từ 15-17 điểm (chưa nhận hệ số) rất ít cơ hội trúng tuyển. Do đó, thí sinh nên theo dõi sát thông tin mà các trường công bố để rút hồ sơ nộp sang những ngành, những trường có ít hồ sơ”.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Cường, với tình hình hồ sơ đăng ký xét tuyển như hiện nay, từ nay đến ngày 20/8 của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ có rất nhiều thí sinh rút hồ sơ từ những trường có nhiều hồ sơ sang những trường, những ngành có ít hồ sơ. Do đó, các trường cần công khai chính xác lượng hồ sơ đã đăng ký để giúp thí sinh có sự tính toán hợp lý.
Lê Phương/ ​Theo #Dantri

Anh Tám bất ngờ rút một điếu thuốc, tung về phía Khánh. Bị bất ngờ với phản xạ bản năng, Khánh “trắng” đưa tay ra đỡ điếu thuốc bằng tay… trái. 


Anh Tám tủm tỉm cười: “Thuận tay trái à?”. Lúc đó, Khánh “trắng" mới đớ ra: “Cán bộ biết rồi còn hỏi”.

Điểm lại hành trình phạm tội của Khánh “trắng”


Lật lại lý lịch của Khánh “trắng”, thấy gã sinh ra trong một gia đình khá phức tạp (bố lấy 3 bà vợ, mẹ cũng 3 đời chồng). Khánh học hết lớp 5 thì bỏ học. Sau nhiều lần ra tù vào khám với 5 tiền án, tiền sự, đến năm 1989, Khánh mua xe xích lô ra gầm cầu Long Biên chở hàng thuê.

Ngày 17/7/1991, Khánh làm đơn xin thành lập đội dịch vụ bốc xếp tự quản với số thành viên ban đầu là 140 người và 50 chiếc xích lô. Sau đó, từ việc quản chợ Đồng Xuân, Khánh tìm cách mở rộng ảnh hưởng ra khu vực chợ Bắc Qua và các khu vực khác.

Đến năm 1996, Dương Văn Khánh chính thức trở thành Chủ tịch nghiệp đoàn bốc xếp chợ Đồng Xuân với quân số của nghiệp đoàn khoảng 500 người. Khánh đưa ra luật cho các tiểu thương: không ai được phép bốc dỡ hàng hóa của mình, mà buộc phải thuê quân của nghiệp đoàn. Toàn bộ số tiền thu được, đàn em phải nộp lại cho hắn. Khánh “trắng” còn tự ý phạt ôtô đi ngược chiều, phạt những người lấn chiếm lòng, lề đường, thu lệ phí của những người ở tỉnh xa ra vào khu vực chợ Đồng Xuân, Long Biên.

Vào thời điểm đó, lãnh đạo Bộ Công an nhận được rất nhiều đơn tố cáo về các hành vi phạm tội nghiêm trọng của băng nhóm giang hồ do Khánh “trắng” cầm đầu. Đặc biệt là vụ giết anh Nguyễn Đức Thắng, tức Đạt ở 44 Hàng Chiếu vào ngày 24/1/1991, dù tội ác rành rành là của Khánh “trắng” nhưng chỉ có một tên đàn em của hắn là Vũ Quốc Dũng bị chịu tội… 1 năm tù giam vì hành vi phòng vệ chính đáng vượt quá giới hạn. Và thời điểm người dân tố cáo, vụ án đã được xử qua phiên sơ thẩm, phúc thẩm, đối tượng Dũng đã thi hành án xong và trở về địa phương.

Lãnh đạo Bộ Công an đã giao cho Cục Cảnh sát hình sự làm công tác điều tra cơ bản, thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến băng Khánh “trắng”. Công việc khởi đầu rất khó khăn, vì vụ án xảy ra đã hơn 5 năm, nhiều tài liệu của vụ án đã bị thất lạc, trong khi một số tài liệu lại được hợp pháp hóa chặt chẽ. Do băng nhóm Khánh “trắng” lộng hành quá lâu, Khánh lại đang là Chủ tịch nghiệp đoàn bốc xếp chợ Đồng Xuân nên ảnh hưởng khá lớn, khiến cả nhân chứng lẫn người bị hại đều sợ bị trả thù…

Tháng 5/1996, thời cơ phá băng nhóm Khánh “trắng” đã đến. Vì anh Nguyễn Thế Mạnh, chủ quán karaoke ở 71E-D Kim Mã nợ tiền Khánh “trắng” không có khả năng thanh toán nên Khánh đã tập hợp hơn 40 tay chân đến quán karaoke của Mạnh đòi nợ. Không đòi được tiền, Khánh “trắng” chỉ đạo đám đàn em tháo dỡ hết trang thiết bị của quán mang về trụ sở nghiệp đoàn…
Xác định đây là vụ cướp tài sản, Ban chuyên án của Tổng cục Cảnh sát đã mời Viện KSND tối cao họp bàn và thống nhất quan điểm phải bắt khẩn cấp Khánh “trắng” và đồng bọn với tội danh “cướp tài sản”.

Vì đã nắm chắc về các đối tượng nên Ban chuyên án quyết định “gom” một mớ lại tại nhà Khánh “trắng” để bắt. Biết tâm lý của Khánh “trắng” vì có nhiều ân oán trong giang hồ nên rất sợ bị các băng nhóm khác trả thù, trước ngày bắt, các trinh sát đã tung tin: ngày, giờ này, bọn Mạnh sẽ thuê người đến tận nhà Khánh “trắng” để trả thù. Tức tốc, Khánh “trắng” gọi ngay tất cả đám đàn em thân tín đến nhà hắn để bảo vệ.
Thế là, lực lượng trinh sát, điều tra viên của Tổng cục Cảnh sát, đặc nhiệm Công an TP Hà Nội với số lượng áp đảo, trang thiết bị hiện đại chỉ cần ập vào, bắt gom cả đám tại tầng 1 nhà Khánh “trắng”.

Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Dai-ta-cshs-tiet-lo-bi-mat-vu-khi-ha-guc-trum-giang-ho-khanh-trang-
 
Chợ Đồng Xuân một thời bị Khánh “trắng” làm mưa làm gió.

Dùng trí “đánh gục” ông trùm


Đại tá Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, ngày ấy  mang hàm Thiếu tá, công tác tại Cục Cảnh sát điều tra, được Ban chuyên án tin tưởng giao trọng trách đấu trí với tên trùm Khánh “trắng”.

Cho đến thời điểm này, Đại tá Phạm Văn Tám vẫn thừa nhận “Không phải lúc nào cũng gặp được đối thủ như Khánh “trắng””. Đó là cuộc đấu trí để người điều tra viên thể hiện và trải nghiệm được hết bản lĩnh, sự khôn khéo và trình độ nghiệp vụ của mình. Khánh “trắng” không chỉ là lưu manh chuyên nghiệp, mà còn là kẻ thông minh, gian xảo và rất lỳ lợm, có kinh nghiệm đối phó với việc điều tra và khai báo.

Để hỏi cung hắn có hiệu quả, đồng chí Tám đã phải nghiên cứu rất kỹ tâm lý đối tượng và liên tục thay đổi chiến thuật hỏi cung... Với sự quan sát tinh tế, anh Tám thừa biết lúc nào Khánh “trắng” có lời khai gian dối, bởi lúc đó hắn đều nhìn trộm điều tra viên và vết sẹo do bị tạt axit ở vành tai lại đỏ lên trên làn da trắng. Từ đó, các anh biết lựa thế để “đấu”, đánh gục tên trùm giang hồ này.
Chuyên án về Khánh “Trắng” gồm 9 vụ án đều liên quan vai trò của Khánh “Trắng”: Nhưng trọng điểm là vụ giết người ở 44 Hàng Chiếu, vì đây là vụ mà Khánh “Trắng” trực tiếp ra tay, lại còn chủ mưu làm sai lệch hồ sơ vụ án để chạy tội. Vì thế, việc đấu tranh làm rõ có ý nghĩa quan trọng để xử lý đúng người đúng tội.

Vụ án xảy ra khi Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) xích mích với Trần Đại Dương, một đàn em của Khánh “trắng”. Khi Khánh “trắng” cùng đám đàn em Trần Đại Dương, Vũ Quốc Dũng, Phạm Gia Chiến, Tống Văn Thắng đi ngang số nhà 44 Hàng Chiếu thì gặp Hưng, anh ruột Đạt. Khánh “trắng” hô đàn em bắt Hưng. Hưng chống cự, liền bị cả bọn quây lại đánh hội đồng. Biết anh đang bị đánh, Đạt cướp dao thái thịt của chị Hoa ở đường Nguyễn Thiện Thuật chạy đến đâm Chiến và Dũng bị thương. Đạt bị nhóm Khánh “trắng” bắt, đưa lên xích lô, nhưng khi đến Công an phường Đồng Xuân thì Đạt đã chết.

Việc đầu tiên của cơ quan điều tra là phát động quần chúng tố giác tội phạm. Từ đó, các anh đã “lọc” được 4 nhân chứng bắt buộc và quan trọng nhất, tách riêng ra, bố trí cho họ ở những nơi bí mật, rồi động viên họ khai báo. Khi hiểu được bản chất của Khánh “trắng” là gây ra tội ác, nhưng lại đổ hết cho đàn em, họ đã mạnh dạn tố cáo hành vi giết người của Khánh “trắng” và sau này, đồng ý ra tòa làm chứng việc Khánh “trắng” đâm chết anh Đạt.

Điều tra viên Phạm Văn Tám phải nghiên cứu rất kỹ hồ sơ vụ giết anh Đạt, từ đó phát hiện ra những mâu thuẫn: dấu vết khóa số 8 ở 2 cổ chân đã bị bỏ qua, mà điều này đủ sức tố cáo một điều: nếu anh Đạt đã bị đâm thủng phổi, thủng đùi thì sao còn bị khóa chân? Do đó, chứng tỏ, anh Đạt vẫn còn khỏe mạnh lúc lên xích lô. Hơn nữa, dù đứng ở tư thế nào khi đối diện với nạn nhân, Vũ Quốc Dũng (người nhận đâm chết Đạt) cũng không thể đâm được 3 nhát liên tiếp với những chiều hướng, tư thế hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi, với tư thế ngồi trên xích lô của Khánh “Trắng” và tư thế Đạt bị khóa 2 chân thì Khánh “Trắng” hoàn toàn có thể đâm được Đạt.

Vì thế, trong các cuộc hỏi cung, điều tra viên Phạm Văn Tám quyết định hỏi nhằm vào “con dao” của anh Đạt (cũng là con dao đâm chết nạn nhân). Tuy Khánh “trắng” nhất định không khai nhận việc giết anh Đạt, nhưng hắn buộc phải thừa nhận chỉ có mình hắn ngồi áp tải anh Đạt trên xích lô và cầm con dao đó từ 44 Hàng Chiếu đến chợ Đồng Xuân. Hơn nữa, vết đâm chí mạng vào vai trái, khiến anh Đạt chết phải là của người thuận tay trái, mà dù cố gắng giấu giếm, Khánh “trắng” đã bị lộ tẩy thói quen thuận tay trái bởi một đòn cân não rất khôn khéo của điều tra viên. Đó là, dù biết Khánh “trắng” thuận tay trái nhưng nhiều ngày, anh Tám lờ đi, không nhắc đến.

Liên tục từ năm 1991 đến tháng 5/1996, cái tên Dương Văn Khánh, tức Khánh “trắng” nổi lên như cồn trong giới giang hồ Hà Nội. Cái tên Khánh “trắng” đơn giản chỉ bắt nguồn từ nước da trắng bủng của hắn và sau này, trong giới giang hồ, cái tên ấy đi kèm với một loạt những tội ác mà bất cứ người dân lương thiện nào cũng khiếp sợ.

Biết Khánh nghiện thuốc lá nặng, một ngày vào hỏi cung, anh cất bao thuốc trong túi và rút từng điếu hút trước mặt để gợi cơn thèm thuốc của hắn. Khi biết cơn nghiền thuốc lá của Khánh “trắng” lên tới đỉnh điểm, anh Tám mới hỏi “có hút không?”, rồi bất ngờ rút một điếu thuốc, tung về phía Khánh “trắng”. Bị bất ngờ nên với phản xạ bản năng, Khánh “trắng” đưa tay ra đỡ điếu thuốc bằng tay… trái. Anh Tám tủm tỉm cười: “Thuận tay trái à?”. Lúc đó, Khánh “trắng" mới đớ ra: “Cán bộ biết rồi còn hỏi”.

Khi bị đưa ra xét xử và tuyên án tử hình, trước các chứng cứ chặt chẽ mà cơ quan điều tra đưa ra, Khánh “trắng” đều chấp nhận và không hề kêu “oan”. Ngày 13/10/1998, bản án tử hình Dương Văn Khánh đã được thi hành tại trường bắn Cầu Ngà.

Theo #Dantri

Biết điểm thi rồi mới nộp hồ sơ xét tuyển đã giúp thí sinh chủ động hơn trong việc chọn trường, và theo các chuyên gia giáo dục thì năm nay thí sinh có nhiều cơ hội đỗ đại học hơn. 


Tuy nhiên điều này cũng khiến việc “phân hóa” chất lượng thí sinh giữa các trường top trên, top dưới, giữa đại học và cao đẳng trở nên rõ ràng hơn.


Topics tagged under dantri on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Dai-hoc-boi-thu-cao-dang-lo-e

Khảo sát của phóng viên, đến hết ngày 6-8, nhiều trường Đại học lớn đã nhận một lượng hồ sơ đăng ký khổng lồ với rất nhiều thí sinh điểm cao. Trong khi đó, hầu hết các trường cao đẳng lại đang rất lo lắng về việc sẽ khó tuyển sinh hơn những năm trước.

Đại học “bội thu” điểm cao


Nếu như ở những kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng trước đây, ở thời điểm sau khi đã kết thúc kỳ thi, thí sinh chỉ việc ngồi nhà chờ kết quả và giấy báo trúng tuyển thì năm nay đây là thời điểm các em bắt đầu bước vào cuộc đua nguyện vọng 1 khá căng thẳng.
Theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, giai đoạn xét tuyển nguyện vọng 1 của các trường đại học, cao đẳng trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015 kéo dài từ ngày 1 đến ngày 20-8 nhưng đến nay, rất đông thí sinh đã tập trung về các trường đại học lớn tại Hà Nội và TP.HCM. Chỉ sau ít ngày nhận hồ sơ, một số trường đã nhận lượng hồ sơ xấp xỉ chỉ tiêu, có trường nhanh chóng công bố danh sách thí sinh trúng tuyển tạm thời.

Tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội hết ngày 4-8 đã có trên 3.400 hồ sơ xét tuyển trên tổng số 6.000 chỉ tiêu. Khác với các năm trước, điểm chuẩn năm nay sẽ được xác định theo thang điểm 10 dựa trên điểm trung bình các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển có xét tới hệ số môn chính (hệ số 2), cộng với điểm ưu tiên.

Nhìn vào mặt bằng chung thí sinh nộp hồ sơ vào trường ĐH Bách Khoa, năm nay mức điểm thấp nhất là 7, mức điểm 8-9 khá nhiều, cá biệt có một thí sinh đạt mức điểm trên 10. Theo bộ phận tuyển sinh của trường thì trong những ngày nhận hồ sơ, chỉ có vài thí sinh đạt tổng điểm dưới 20 đến nộp hồ sơ, sau khi được Ban tuyển sinh tư vấn đã xin rút hồ sơ ngay.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trong số hơn 1.300 hồ sơ đăng ký xét tuyển thì có hơn 900 thí sinh được xác định có khả năng nằm trong danh sách trúng tuyển. Trường đã công bố mức điểm trúng tuyển tạm thời giữa các ngành, dao động khá cao thấp nhất 18 điểm, cao nhất là 27,5 điểm.

Trường ĐH Y Hà Nội mới nhận được trên 400 hồ sơ, nhưng mặt bằng chung điểm rất cao, rất ít thí sinh đạt mức điểm 20-22 và số thí sinh này chỉ đăng ký vào các ngành đào tạo cử nhân. Mức điểm 26-29 khá phổ biến, có thí sinh đạt tới 31,75 điểm cả ưu tiên. ĐH Ngoại thương hai cơ sở tại Hà Nội và TP. HCM đã có hơn 1.000 hồ sơ nộp xét tuyển NV1, các thí sinh đều có mức điểm trên 22, số thí sinh được 26 đến 28 điểm cũng khá nhiều. Ở khối A ngành Kinh tế, thí sinh dẫn đầu đạt 31 điểm, thí sinh nộp hồ sơ vào ngành Ngôn ngữ Anh phổ biến đạt trên 30 điểm, cao nhất có thí sinh đạt 37,5. Học viện Ngân hàng đến nay đã nhận trên 400 hồ sơ đăng ký, mức điểm trên 20.

Dù lượng thí sinh nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1 chưa đủ chỉ tiêu nhưng nhiều trường đại học đã khá tự tin vào việc năm nay mặt bằng điểm chung của thí sinh đăng ký vào trường sẽ cao hơn năm ngoái.

Nhiều cơ hội nhưng khó lường


Năm nay thí sinh tuy có nhiều cơ hội hơn nhưng lại rất khó lường. Dù có thể có điểm cao hơn điểm chuẩn năm trước, cao hơn điểm khởi đầu để xét tuyển nhưng cũng không ai dám chắc thí sinh đó sẽ trúng tuyển, vì có thể lượng hồ sơ đổ vào ngành học đó lớn hơn. Thí sinh được phép rút hồ sơ nếu thấy khả năng đỗ thấp, nhưng thủ tục này cũng khá mất công sức. Tuy thí sinh được đăng ký tới 4 nguyện vọng trong cùng một trường, nhưng theo các trường thì việc cơ hội trúng tuyển ở NV2, 3, 4 thường khó hơn rất nhiều so với NV1.

Các trường thường muốn tuyển xong trong #NV1, chỉ thiếu chỉ tiêu mới tuyển NV bổ sung do tỷ lệ ảo đối với NV bổ sung rất lớn, vì thí sinh còn tới 3 giấy kết quả (mỗi giấy 4 NV) cơ hội trúng tuyển sẽ rất lớn. TS Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng thường các trường ĐH để đầu vào rộng để tuyển đủ thí sinh luôn đợt đầu vì muốn chắc chắn và muốn bắt đầu năm học mới sớm. Nếu phải tuyển đến nguyện vọng bổ sung, điểm đợt sau sẽ phải lớn hơn (hoặc bằng) điểm  NV1 và việc tìm kiếm những thí sinh như thế đối với một số trường là không đơn giản.

Trao đổi trong một buổi tư vấn tuyển sinh mới đây, PGS Trần Văn Nghĩa (Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng cơ hội trúng tuyển đại học của các thí sinh năm nay là rất lớn với điều kiện thí sinh phải có cách tính toán hợp lý. “Với cách đăng ký hồ sơ xét tuyển này, học sinh hoàn toàn có thể yên tâm đỗ đại học, cao đẳng. Theo tôi, thí sinh năm nay rất khó trượt, nếu trượt là do cách tính toán của các em sai lầm, hoặc quyết định chỉ học những trường mình yêu thích.” - ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa tư vấn trước khi nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn của những năm trước đó, vì ngành nào điểm cao thường điểm sẽ tiếp tục cao. Các thí sinh nộp hồ sơ theo nguyên tắc: Điểm càng lệch theo chiều hướng tăng so với những năm trước càng xa thì càng an toàn. Học sinh nên lưu ý phải tận dụng tối đa 4 ngành trong một trường để đảm bảo độ an toàn của mình.
Các ngành theo thứ tự từ 1-4, học sinh tính toán về độ an toàn sao cho đảm bảo. “Ví dụ: Ngành thứ nhất có thể mình yêu thích, ngành thứ hai gần sát với điểm chuẩn, ngành thứ ba sát với điểm chuẩn so với năm ngoái. Học sinh không nên vội vã rút hồ sơ mà lựa chọn kỹ. Những thí sinh chỉ đạt điểm sàn trở lên là 15-16 điểm, có thể chọn ngành đại học và cao đẳng vào cùng một trường để đảm bảo sự an toàn”.

Nhiều trường cao đẳng lo “ế”

Khảo sát chung năm nay tuyển sinh cao đẳng có vẻ trầm lắng hơn những năm trước. Những trường có “thương hiệu” cho biết tiến độ nộp hồ sơ tương đối chậm, trong khi nhiều trường vẫn “trắng tay”, rơi vào tình cảnh dài cổ chờ đợi một cách khó dự tính. Con số công bố của các trường cao đẳng phía Nam dù chưa nhiều nhưng có phần vẫn khả quan.

Tính đến hết ngày 4-8, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM) nhận được khoảng 1.400 hồ sơ. Theo đại diện nhà trường thì tiến độ nộp hồ sơ xét tuyển của thí sinh tương đối chậm, có lẽ là do thời gian kết thúc nộp hồ sơ còn dài nên thí sinh tiếp tục theo dõi thông tin. Trường CĐ Công Thương TP.HCM nhận khoảng 700 hồ sơ, tuy chậm nhưng đại diện nhà trường cho rằng “tạm được” vì thời gian xét tuyển còn dài. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM nhận xấp xỉ 300 hồ sơ mức điểm phổ biến 12-16 điểm.

Có thể thấy năm nay ở các trường cao đẳng có “thương hiệu” thì điểm xét tuyển của thí sinh vẫn tương đối cao, nhiều thí sinh đạt trên mức điểm sàn xét tuyển đại học, có thí sinh đạt trên 22 điểm vẫn nộp hồ sơ xét tuyển cao đẳng. Ví như Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, theo như danh sách thí sinh trúng tuyển tạm thời mà trường công bố thì có những chuyên ngành lượng thí sinh đạt điểm trên 15 lên tới trên 50%. Tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức cho biết chỉ nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh từ 15-16 điểm trở lên, tùy theo ngành.

Trong khi đó tại Hà Nội, số lượng trường công bố danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển rất ít, ở một số trường con số công bố cũng chỉ dừng lại ở vài chục. Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Trung ương (Gia Lâm, Hà Nội) đến hết ngày 5-8 chỉ có chưa đầy 50 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển, trường Cao đẳng Thương mại Du lịch Hà Nội con số cũng dừng lại ở vài chục hồ sơ.
Nếu như những năm trước nhiều trường cao đẳng tổ chức thi tuyển thì đến thời điểm này đã có được một số lượng thí sinh không nhỏ vào trường mình theo nguyện vọng 1. Nhưng năm nay, nhiều trường gần như vẫn chưa có thí sinh nào nộp hồ sơ. Nhiều trường cao đẳng lo lắng năm nay có thể họ sẽ bị đảo lộn kế hoạch đào tạo do có thể đến tận tháng 11 thì thí sinh mới quan tâm đến hệ cao đẳng. Hơn nữa, ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của hệ cao đẳng 12 điểm, nhiều trường cho là vẫn còn cao.

Đặc biệt việc gia tăng số trường đại học tuyển sinh bằng học bạ, càng khiến các trường cao đẳng khó khăn hơn trong công tác tuyển sinh. Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP.HCM Nguyễn Tác Anh cho rằng, nếu như mọi năm nguồn tuyển của các trường cao đẳng là những thí sinh dưới điểm sàn đại học nhưng trên ngưỡng xét tuyển cao đẳng thì năm nay, việc có tới 198 trường tuyển sinh bằng học bạ THPT so với 50 trường của năm ngoái khiến nhiều thí sinh khi không đủ điểm vào đại học bằng điểm thi THPT quốc gia vẫn có thể trúng tuyển bằng cách xét học bạ. Với mức điểm học bạ 6,5 điểm là đã có thể vào đại học thì điều đó quá đơn giản, sẽ ít thí sinh nghĩ đến cao đẳng hay trung cấp.

Hơn nữa, mỗi thí sinh có tới 4 đợt xét tuyển ở các trường đại học, mỗi đợt có 4 nguyện vọng. Điều này gia tăng cơ hội đỗ đại học cho thí sinh, thế nên theo tâm lý chung khi không còn cơ hội vào các trường đại học nữa thì thí sinh mới nộp hồ sơ vào cao đẳng, vì vậy theo các trường cao đẳng thì có thể đến tận tháng 11 tới thí sinh mới hướng về các trường cao đẳng và lúc này thì nguồn tuyển cũng không còn nhiều. Chưa kể đa phần các trường đại học luôn tuyển vượt chỉ tiêu đề ra, theo nguyên tắc có thể vượt đến 10% nên càng khiến các trường cao đẳng khan hiếm nguồn tuyển hơn.

Dù vậy, một số trường cao đẳng công lập vẫn khá lạc quan với lợi thế cạnh tranh về học phí so với các trường đại học, đặc biệt là đại học ngoài công lập. Với những trường đã khẳng định được uy tín thì thí sinh dù có khả năng trúng tuyển ĐH vẫn sẵn sàng đăng ký xét tuyển CĐ, bởi thời gian học rút ngắn và dễ có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Theo #Dantri