Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum :: Diễn đàn giải trí :: Diễn đàn nhà báo trẻ :: Tin tức thể thao
Tại Hội thao TDTT Quốc phòng do Bộ CHQS tỉnh Đắc Lắc vừa tổ chức, môn “bắn nỏ dân quân tự vệ nữ” thu hút sự quan tâm, cổ vũ nhiệt tình của đông đảo mọi người bởi sự gay cấn, hấp dẫn và tài tình mà các nữ xạ thủ của buôn làng mang đến.
Theo quy chế của giải, các nữ xạ thủ sẽ trổ tài thiện xạ của mình qua 10 lần bắn ở hai tư thế đứng bắn và quỳ bắn không có bệ tì, mục tiêu là hai tấm bia số 4b cách xa 20m, cao 1,5m ngang với thân người. Xạ thủ có thể sử dụng tên và nỏ của Ban tổ chức hoặc của cá nhân, song nỏ phải đúng hình dáng truyền thống của dân tộc, không có báng, tì vai, tay cầm và bộ phận ngắm.
Trong bộ trang phục xanh quen thuộc của lực lượng dân quân tự vệ, các nữ xạ thủ tự tin bước vào tuyến bắn. Những đôi tay thon chắc thành thạo giương cung, lắp tên, hướng thẳng về phía mục tiêu. Những mũi tên xé gió lao vút đi trong tiếng reo hò cổ vũ mọi người. Mỗi mũi tên đi trúng “vòng 10” luôn nhận được những tràng pháo tay giòn giã của khán giả.

Vừa kết thúc lượt bắn, vận động viên H’Yuer của đoàn LLVT huyện Ea Súp được nhiều người đến chúc mừng vì có điểm số rất cao là 75/100 điểm. Ông Y Sum Êban, bố của H’Yuer từng là VĐV bắn nỏ có tiếng của tỉnh Đắc Lắc, đã giành nhiều huy chương vàng cấp quốc gia trong các kỳ đại hội TDTT. Nay ông là huấn luyện viên môn bắn nỏ của huyện Ea Súp. Được bố trực tiếp huấn luyện, nên khi bước vào thi đấu, H’Yuer rất tự tin. Thời gian thi đấu quy định dành cho mỗi VĐV là 20 phút, thế mà chỉ hơn 5 phút, cô gái dân tộc Giơ Rai này đã hoàn thành cả hai tư thế bắn.
Khoe với tôi chiếc nỏ nhỏ nhắn nhưng chắc lụi, ghi những ký hiệu rất đặc biệt, H’Yuer bảo: “Bố em viết lên thân chiếc nỏ này chữ “nỏ 7/6” có nghĩa khi bắn, đầu nỏ sẽ ngắm vào vòng 7 điểm, tại vị trí 6 giờ, còn “tên 7/12” tức là mũi tên sẽ ngắm vào vòng 7 điểm ở vị trí 12 giờ trên mặt bia. Với cây nỏ này, ngoài các kỹ thuật cần có, cứ ngắm như thế kết quả sẽ rất cao. Bắn nỏ nào, chỉ cần nhìn qua những dòng chữ bố viết là em bắn được ngay. Tùy theo nỏ mà vị trí ngắm trên bia sẽ khác nhau. Trong buôn em, nhiều bạn nữ bắn tốt lắm”.
Là VĐV cuối cùng bước vào thi đấu, nữ dân quân RChăm H'Seng, mang số áo 12 của đoàn LLVT huyện Ea Hleo, được khán giả và các VĐV khác cổ vũ rất nhiệt tình. Không phụ lòng tin của mọi người, RChăm H’Seng xuất sắc giành giải nhất với 78/100 điểm, ở tư thế đứng bắn cô có hai mũi tên bắn trúng “vòng 10”.
Thầy Nguyễn Văn Yên, giáo viên Trường THPT Ea Hleo-người đã phát hiện và kèm cặp, bồi dưỡng cho H’Seng từ những đường ngắm, động tác đầu tiên của môn bắn nỏ, tâm sự: “H’Seng chỉ được làm quen với cây nỏ gần hai tháng nay. So với bạn bè, H’Seng có phần nhút nhát và yếu đuối hơn, lúc mới tập bắn, em không thể tự tay giương nỏ. Tôi vừa phải dạy kỹ thuật, vừa phải rèn thể lực cho em. Nhờ đam mê, thông minh, lại có tố chất nên cô bé tiến bộ từng ngày. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 vừa qua, trong lúc mọi người đi chơi, dạo phố, hai thầy trò tôi vẫn tranh thủ luyện tập”.
Được Trung tá Phạm Văn Hùng, Tham mưu trưởng Ban CHQS huyện Ea Hleo thưởng nóng ngay tại sàn đấu, H’Seng chia sẻ: “Em rất vui vì lần đầu đi thi đã có giải. Trong bắn nỏ, VĐV phải có đôi tay khỏe, đôi mắt tinh, tâm lý vững. Khó nhất là lấy đường ngắm, đường ngắm ổn định thì kết quả sẽ cao. Trước mỗi phát bắn, em đều kiểm tra kỹ từng mũi tên để điều chỉnh cho phù hợp”.
Thượng tá Lê Mỹ Danh, Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Đắc Lắc, Phó trưởng Ban tổ chức hội thao cho biết: “Bắn nỏ là môn thể thao truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. Đây là môn thi đấu chính thức trong các lần Hội thao TDTT Quốc phòng, vì vậy các đơn vị trong LLVT tỉnh đã rất quan tâm, đầu tư. Hội thao là dịp để các nữ dân quân tự vệ thể hiện tài năng, phát triển phong trào TDTT quốc phòng ở cơ sở, đồng thời góp phần lưu giữ, phát triển những môn thể thao dân tộc đang dần mai một”.
Trong bộ trang phục xanh quen thuộc của lực lượng dân quân tự vệ, các nữ xạ thủ tự tin bước vào tuyến bắn. Những đôi tay thon chắc thành thạo giương cung, lắp tên, hướng thẳng về phía mục tiêu. Những mũi tên xé gió lao vút đi trong tiếng reo hò cổ vũ mọi người. Mỗi mũi tên đi trúng “vòng 10” luôn nhận được những tràng pháo tay giòn giã của khán giả.

Nữ dân quân RChăm H’Seng tự tin thi đấu
Vừa kết thúc lượt bắn, vận động viên H’Yuer của đoàn LLVT huyện Ea Súp được nhiều người đến chúc mừng vì có điểm số rất cao là 75/100 điểm. Ông Y Sum Êban, bố của H’Yuer từng là VĐV bắn nỏ có tiếng của tỉnh Đắc Lắc, đã giành nhiều huy chương vàng cấp quốc gia trong các kỳ đại hội TDTT. Nay ông là huấn luyện viên môn bắn nỏ của huyện Ea Súp. Được bố trực tiếp huấn luyện, nên khi bước vào thi đấu, H’Yuer rất tự tin. Thời gian thi đấu quy định dành cho mỗi VĐV là 20 phút, thế mà chỉ hơn 5 phút, cô gái dân tộc Giơ Rai này đã hoàn thành cả hai tư thế bắn.
Khoe với tôi chiếc nỏ nhỏ nhắn nhưng chắc lụi, ghi những ký hiệu rất đặc biệt, H’Yuer bảo: “Bố em viết lên thân chiếc nỏ này chữ “nỏ 7/6” có nghĩa khi bắn, đầu nỏ sẽ ngắm vào vòng 7 điểm, tại vị trí 6 giờ, còn “tên 7/12” tức là mũi tên sẽ ngắm vào vòng 7 điểm ở vị trí 12 giờ trên mặt bia. Với cây nỏ này, ngoài các kỹ thuật cần có, cứ ngắm như thế kết quả sẽ rất cao. Bắn nỏ nào, chỉ cần nhìn qua những dòng chữ bố viết là em bắn được ngay. Tùy theo nỏ mà vị trí ngắm trên bia sẽ khác nhau. Trong buôn em, nhiều bạn nữ bắn tốt lắm”.
Là VĐV cuối cùng bước vào thi đấu, nữ dân quân RChăm H'Seng, mang số áo 12 của đoàn LLVT huyện Ea Hleo, được khán giả và các VĐV khác cổ vũ rất nhiệt tình. Không phụ lòng tin của mọi người, RChăm H’Seng xuất sắc giành giải nhất với 78/100 điểm, ở tư thế đứng bắn cô có hai mũi tên bắn trúng “vòng 10”.
Thầy Nguyễn Văn Yên, giáo viên Trường THPT Ea Hleo-người đã phát hiện và kèm cặp, bồi dưỡng cho H’Seng từ những đường ngắm, động tác đầu tiên của môn bắn nỏ, tâm sự: “H’Seng chỉ được làm quen với cây nỏ gần hai tháng nay. So với bạn bè, H’Seng có phần nhút nhát và yếu đuối hơn, lúc mới tập bắn, em không thể tự tay giương nỏ. Tôi vừa phải dạy kỹ thuật, vừa phải rèn thể lực cho em. Nhờ đam mê, thông minh, lại có tố chất nên cô bé tiến bộ từng ngày. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 vừa qua, trong lúc mọi người đi chơi, dạo phố, hai thầy trò tôi vẫn tranh thủ luyện tập”.
Được Trung tá Phạm Văn Hùng, Tham mưu trưởng Ban CHQS huyện Ea Hleo thưởng nóng ngay tại sàn đấu, H’Seng chia sẻ: “Em rất vui vì lần đầu đi thi đã có giải. Trong bắn nỏ, VĐV phải có đôi tay khỏe, đôi mắt tinh, tâm lý vững. Khó nhất là lấy đường ngắm, đường ngắm ổn định thì kết quả sẽ cao. Trước mỗi phát bắn, em đều kiểm tra kỹ từng mũi tên để điều chỉnh cho phù hợp”.
Thượng tá Lê Mỹ Danh, Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Đắc Lắc, Phó trưởng Ban tổ chức hội thao cho biết: “Bắn nỏ là môn thể thao truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. Đây là môn thi đấu chính thức trong các lần Hội thao TDTT Quốc phòng, vì vậy các đơn vị trong LLVT tỉnh đã rất quan tâm, đầu tư. Hội thao là dịp để các nữ dân quân tự vệ thể hiện tài năng, phát triển phong trào TDTT quốc phòng ở cơ sở, đồng thời góp phần lưu giữ, phát triển những môn thể thao dân tộc đang dần mai một”.
Việt Hùng
Fanpage

|
|