Trang 1 trong tổng số 4 trang • 1, 2, 3, 4 

Có một giáo sư, lúc còn trẻ rất chăm chú đi sâu nghiên cứu học thuật. Nhưng về sau vẫn cảm thấy mình đang đi theo đường mòn lối cũ, bao năm chẳng làm nên được
Ngược lại, mấy học trò vừa rời ghế nhà trường đã thành đạt trên con đường sự nghiệp với nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế. Ông cảm thấy cuộc đời khoa học của mình như sắp lụi tàn. Ông rất đau buồn, nhưng không tìm ra được nguyên nhân vì sao. Và ông bắt đầu nghi ngờ cả chính mình. Một lần, ông đem điều này hỏi một vị thiền sư, song vị thiền sư chẳng nói gì mà lặng lẽ lấy cái cốc đặt trước mặt ông giáo sư, rồi rót nước vào. Cốc đầy nước, mà vị thiền sư vẫn cứ rót mãi. Ông giáo sư mới nhắc nhở: Cốc đầy nước rồi kìa, vị thiền sư vẫn không ngừng tay và nói với ông giáo sư:
- Chả lẽ ông không nghĩ ra được điều gì sao? Thật ra mọi sự buồn phiền của ông là ở chỗ cái cốc của ông đã quá đầy.

Bấy giờ ông giáo sư mới bừng tỉnh.
Đó là câu chuyện ngụ ngôn dân gian hiện đại của Nhật Bản. Kỳ thực hiện tượng lão hoá ở người không phải bắt đầu từ thể xác, mà bắt đầu từ tinh thần, tâm linh đã chai cứng. Khi một người đã không tiếp thu được sự vật mới nữa, có nghĩa là ở họ đã bắt đầu lão hóa. Không phải vì họ không có nhu cầu, mà là do chiếc cốc ở trên tay họ đã chứa đầy nước. Dù có đưa bất kỳ một cái gì mới lạ vào, liền bị cái vốn có ở trong làm làm tan biến đi, hoặc bị tràn đẩy ra ngoài.
Thường nhiều khi ta vô tình đổ các thứ vào chiếc cốc của mình. Lâu dần, chiếc cốc không còn chỗ để dung nạp những cái mới nữa. Đầy thì tràn đó là cái lý đương nhiên. Đối với cuộc đời, sao ta không thường xuyên rửa sạch "cái cốc" của mình, tạo ra một không gian sạch, trước khi sẵn sàng tiếp thu cái mới. Có như vậy, "cái cốc" của mình mới ngày càng thêm phong phú và tốt đẹp.

Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng
Thông báo quan trọng - Đóng góp ý kiến - Thắc mắc phản ánh
SẴn sàng tiếp thu cái mới!!!cái mới ra đời nhằm thay thế cho những cái cũ!!!khi mà không còn thích hợp thì cái mới là sự lựa chọn cần thiết!!nhưng chúng ta cần phải chọn lọc và tênvi cũng nên tiếp thu cái mới để khắc phục những cái cũ

Ta biết rằng cố quên lòng sẽ nhớ
Nên dặn lòng cố nhớ để rồi quên
:b08: :b07: :b09:
Chúng ta hãy ngưng đổ nước vào mà hãy bỏ đá vào no sẽ đẩy nước ra.
Khi ta tiếp nhận những kiến thức mới thì nó phãi giá trị hơn kiến thức cũ mới tiếp nhận có lợi ích nếu chỉ thay kiến thức cũ bằng kiến thức mới chỉ có giá trị ngang bằng thì chỉ là bình mới rượu cũ ... đó là điều mình học được từ câu chuyện ngụ ngôn này.
Khi ta tiếp nhận những kiến thức mới thì nó phãi giá trị hơn kiến thức cũ mới tiếp nhận có lợi ích nếu chỉ thay kiến thức cũ bằng kiến thức mới chỉ có giá trị ngang bằng thì chỉ là bình mới rượu cũ ... đó là điều mình học được từ câu chuyện ngụ ngôn này.

Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng
Thông báo quan trọng - Đóng góp ý kiến - Thắc mắc phản ánh
Uhm đúng!!anh nói đúng!!!cái mới khi ra đời chưa hẳn đã tốt hơn và hoàn toàn có thể thay thế cái cũ!!!vậy nên tiếp nhận cái mới ta phải tiếp nhận có chọn lọc và chọn lọc thật kỹ càng

Ta biết rằng cố quên lòng sẽ nhớ
Nên dặn lòng cố nhớ để rồi quên
:b08: :b07: :b09:

Việt Trân
Thành viên Ưu Tú
Lời bình cuối câu chuyện hay nhưng chưa còn chưa đủ. Không phải là nghệ thuật tiếp thu cái mới mà chính là nghệ thuật sáng tạo. Có một sự khác nhau rất lớn giữa một tiến sĩ giàu kiến thức và một đầu bếp tài hoa!
Một chiếc cốc đã đầy nước nếu đổ thêm thì sẽ tràn đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống.
Nhưng dù là vị giáo sư hay nhà thiền sư hay chính là các bạn nếu ma` cũng như chiếc cốc kia thì thật đáng buồn.
Theo suy nghĩ của em thì đời nguòi ngắn ngủi nhưng các bạn biết đấy thể xác con người là vật chất nên có giới hạn còn trí não và suy nghĩ của con người về triết lí nhân sinh hay về sự đời là không ngừng phat' triển và thay đổi.
Nguyên nhân khiên cho vị giáo sư kia cảm thấy mình bị tụt hậu là do chính ông cảm thấy sư nghiệp mình chua có gì gọi là thành công cả. Nhưng không, vị giáo sư ấy đã thành công trong sự nghiệp trồng người, tiép thu cái mới là rất tốt nhưng không thể bỏ qua hay quên cái cũ.
Nên kết hợp hài hoà. Vị giáo sư nên tự vượt qua cái gọi là không thể...
Nhưng dù là vị giáo sư hay nhà thiền sư hay chính là các bạn nếu ma` cũng như chiếc cốc kia thì thật đáng buồn.
Theo suy nghĩ của em thì đời nguòi ngắn ngủi nhưng các bạn biết đấy thể xác con người là vật chất nên có giới hạn còn trí não và suy nghĩ của con người về triết lí nhân sinh hay về sự đời là không ngừng phat' triển và thay đổi.
Nguyên nhân khiên cho vị giáo sư kia cảm thấy mình bị tụt hậu là do chính ông cảm thấy sư nghiệp mình chua có gì gọi là thành công cả. Nhưng không, vị giáo sư ấy đã thành công trong sự nghiệp trồng người, tiép thu cái mới là rất tốt nhưng không thể bỏ qua hay quên cái cũ.
Nên kết hợp hài hoà. Vị giáo sư nên tự vượt qua cái gọi là không thể...

Đã gọi là không thể liệu con người có vượt qua được không

Ta biết rằng cố quên lòng sẽ nhớ
Nên dặn lòng cố nhớ để rồi quên
:b08: :b07: :b09:
"Tôi không thể đạt học sinh giỏi năm học này" nhưng nếu tôi không chơi game, tôi có gắng chăm chỉ học tập, tại sao không? tôi vẫn có thể đạt học sinh giỏi?
Chẳng lẽ nguyên lí đơn giản vậy mà anh hok hiểu?
Chẳng lẽ nguyên lí đơn giản vậy mà anh hok hiểu?

Nguyên lý đó không bao giờ có thể.....có những thứ đâu phải cứ cố là được đâu em!!!!!nếu cố được ai chẳng cố để mình có cuộc sông giàu sang phú quý!!!cái chúng ta cần chỉ là cố gắng với hết khả năng của bản thân mình mà thôi em ah

Ta biết rằng cố quên lòng sẽ nhớ
Nên dặn lòng cố nhớ để rồi quên
:b08: :b07: :b09:
E lại có một suy nghĩ hơi khác. Đời người như một vector trong toán học, hay nói cách khác nó có giá trị lịch sử bên cạnh các giá trị về văn hóa, học thuật và vị trí xã hội. Vị giáo sư kia chịu đựng cảm giác tụt hậu là một tất yếu của cuộc sống bởi ôg ta khôg chấp nhận rằng những lớp trẻ đang trưởng thành kia đã có thời được bàn tay ôg rèn giũa. Hình tượng cái cốc trong câu chuyện này khôg thể khuyên người ta "đừng làm cho mình trở thành một chiếc cốc đầy" bằng một cách nào đó, hay "thỉnh thoảng đổ bớt nước trong cốc đi để refresh chính mình".
Theo ý kiến của e, mỗi con người khi sinh ra là có một điểm mốc và theo thời gian, nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào ngắn lại kèm theo đó là dấu hiệu lão, bệnh, tử. Phải chăng, vị giáo sư đáng kính kia nên hài lòng giống như người cha già thấy những đứa con mình ngày một khôn lớn. Những điều ôg ấy đựng trong chiếc cốc của mình đã được tinh chiết lại thành những giọt kiến thức cô đặc trong những chiếc cốc của lớp trí thức trẻ tiếp sau. Như ôg cha ta có câu "Tre già măng mọc". Riêng trong thâm tâm e, những lớp người thầy đi trước luôn đóng vai trò nền tảng và rất đáng kính trọng. Mặc dù đôi lúc các dấu hiệu về tuổi tác và sức khoẻ đã làm tràn chiếc cốc của họ.

Theo ý kiến của e, mỗi con người khi sinh ra là có một điểm mốc và theo thời gian, nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào ngắn lại kèm theo đó là dấu hiệu lão, bệnh, tử. Phải chăng, vị giáo sư đáng kính kia nên hài lòng giống như người cha già thấy những đứa con mình ngày một khôn lớn. Những điều ôg ấy đựng trong chiếc cốc của mình đã được tinh chiết lại thành những giọt kiến thức cô đặc trong những chiếc cốc của lớp trí thức trẻ tiếp sau. Như ôg cha ta có câu "Tre già măng mọc". Riêng trong thâm tâm e, những lớp người thầy đi trước luôn đóng vai trò nền tảng và rất đáng kính trọng. Mặc dù đôi lúc các dấu hiệu về tuổi tác và sức khoẻ đã làm tràn chiếc cốc của họ.

Được sửa bởi Thanh Trúc ngày 08.06.15 17:27; sửa lần 1.
Trang 1 trong tổng số 4 trang • 1, 2, 3, 4 

Fanpage

|
|