Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Diễn đàn rao vặt: Hở hàm ếch ở thai nhi là do đâu? FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Diễn đàn rao vặt: Hở hàm ếch ở thai nhi là do đâu? FfWzt02



#1

23.02.22 10:38

satchobabauchelaferrforte

satchobabauchelaferrforte

Thành viên Lòng Cốt

Thành viên Lòng Cốt
Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh có thể phát hiện được nhờ siêu âm thai, khi phát hiện tình trạng này cha mẹ thường mang tâm lý lo lắng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch là gì và mẹ bầu cần làm gì khi phát hiện tình trạng này?


Thế nào là hở hàm ếch?
Thông thường tật sứt môi và hở hàm ếch thường đi kèm với nhau. Sứt môi là hiện tượng môi trên phát triển không đều, khiếm khuyết một phần môi trên tạo ra khe nứt ở một hay cả hai đường giữa của môi trên. Còn hở hàm ếch là sự khiếm khuyết trong phát triển vòm miệng tạo ra khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Dị tật này làm biến dạng khuôn mặt của trẻ, cản trở cho việc ăn, phát triển khả năng nói và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, mẹ bé không cần quá lo lắng vì nếu là sứt môi, hở hàm ếch đơn thuần thì có thể điều trị bằng phẫu thuật.


Hiện nay có 3 dạng dị tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi thường gặp là: Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch, hở hàm ếch nhưng không sứt môi, cả sứt môi và hở hàm ếch. Bên cạnh đó cũng còn nhiều trường hợp không chỉ bị hở hàm ếch mà còn phối hợp nhiều dị tật nguy hiểm khác như hội chứng Down, tim bẩm sinh,… Do đó, mẹ bầu trước và trong khi mang thai nếu biết nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch sẽ giúp mẹ phòng ngừa nguy cơ dị tật này được tốt hơn. Đặc biệt, với mẹ khi phát hiện thai nhi bị dị tật, cần đến các cơ sở y tế, chăm sóc trước sinh để được tư vấn, làm các xét nghiệm sàng lọc và hỗ trợ tốt nhất.


>>Xem thêm: thuốc sắt và axit folic cho bà bầu giúp ngừa dị tật thai nhi


Nguyên nhân gây tình trạng hở hàm ếch ở thai nhi
Theo nghiên cứu cho thấy dị tật hở hàm ếch có tỷ lệ cao nhất.  Nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch rất phức tạp, chưa được biết một cách rõ ràng, tuy nhiên nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch được cho là ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố môi trường. Một số nguyên nhân khác:


  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch.
  • Mẹ bị nhiễm virus trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12: nhiễm virus Rubella, cảm cúm,…
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Cung cấp không đủ vitamin B6, B12, canxi, sắt và axit folic cho mẹ bầu, hoặc do mẹ sử dụng vitamin A liều cao dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi…
  • Mẹ nghiện rượu, bia, thuốc lá
  • Bố mẹ mắc và không điều trị triệt để các bệnh: lậu, giang mai.
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiễm hóa chất, tia phóng xạ.
  • Yếu tố tâm lý: Mẹ hay căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều.
  • Bố và mẹ sinh con khi lớn tuổi

>>Xem thêm: DHA nào tốt cho bà bầu giúp bổ sung thêm axit folic ngừa dị tật bẩm sinh


Làm thế nào để phòng và hạn chế nguy cơ thai nhi bị hở hàm ếch?
Nhiều trường hợp dị tật thai nhi nói chung và dị tật hở hàm ếch nói riêng có thể được ngăn chặn bằng một số cách để giảm nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh như sau:


  • Khám sàng lọc trước sinh
  • Khám và điều trị dứt bệnh trước khi thụ thai
  • Tiêm phòng trước khi mang thai
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ chất hợp lý và khoa học.

>>Xem thêm: mua sắt bà bầu ở đâu


Bổ sung đầy đủ vi chất cho mẹ bầu
Dị tật thai nhi thường do mẹ bầu thiếu vi chất. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung axit folic từ sớm để có thể ngăn ngừa và điều trị tốt hơn dị tật thai nhi . Vì axit folic là một chất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống. Phụ nữ trước sinh có thể bổ sung axit folic trước 3 tháng. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý, đúng liều lượng axit folic trong trước và suốt quá trình mang thai sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh cho mẹ. Ngoài ra, bổ sung axit folic còn giúp mẹ phòng ngừa bệnh thiếu máu ở mẹ, giảm khả năng mắc bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung.


Axit folic có thể bổ sung qua các loại thực phẩm tự nhiên như súp lơ, hạt hướng dương, đậu cô ve, quả bơ, trứng,… hoặc thông qua đường uống. Tuy nhiên làm sao để bổ sung axit folic cho đúng cách, uống axit folic vào thời điểm nào trong ngày để hiệu quả được tốt nhất lại không mấy mẹ bầu biết tới. Do đó, mẹ bầu lưu ý uống axit folic thích hợp nhất là vào buổi sáng, trước khi ăn 30 phút hoặc 2 giờ sau khi ăn. Tuyệt đối không nên uống trà, cà phê, rượu bởi nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của viên uống bổ sung.


Với những chia sẻ trên hi vọng mẹ hiểu rõ hơn về dị tật hở hàm ếch ở thai nhi để từ đó biết cách phòng ngừa đúng cách. Từ đó, mẹ hãy tập cân bằng lại thói quen sinh hoạt, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và trọn vẹn!


Thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Canxi cho bà bầu
DHA bầu

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết