Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum :: Thư viện truyện :: Truyện sáng tác :: Truyện hoàn thành
A nh Văn ơi. Anh có nhớ chị Trân lớp phó của chúng em không ? Chị ấy bây giờ làm gì nhỉ .
Câu hỏi của Hải – cậu học sinh lớp kỹ thuật – đã kéo Văn lại một hồi ức
Hồi đó khu Điện ảnh C là một dẫy nhà cao tầng bỏ hoang, có nhiều nhà không có cửa sổ, phải bịt bằng ván hòm , suốt ngày im lìm đưới tán cây. Con đường vào trong khu đi qua những hòm thiết bị còn phủ vải bạt nằm im lìm. Người ta dự định xây ở đây một cơ sở điện ảnh, đào tạo công nhân kỹ thuật để đưa vào dây chuyền sản xuất.
Chỉ tiêu cho tuyển học sinh đã tốt nghiệp cấp III của hai huyện ngoại thành, thế là mấy ngày sau đã có hơn 60 học sinh tề tựu, vì đều là học sinh, nên hội tủ đủ nét, vừa trẻ trung tinh nghịch lại vừa chất phác. Các em cũng bầu ra lớp trưởng, lớp phó để quản lý nhau, và Trân là lớp phó. Em nhiều tuổi hơn các bạn, ứng xử thông minh, tháo vát nên các bạn chịu nghe.
Nhà trường phân công Văn –một thanh niên công nhân làm phụ trách lớp. Anh còn trẻ, lại vui tính nên đối với các học sinh ấy mà xưng thầy thì ngượng, nếu xưng anh thì rất ngại lời. thành ra mỗi khi đến lớp, quan hệ thầy trò đều ngượng. Nhưng cái bọn “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” ấy có tha ai. Sau vài tháng, chúng nó đã ghép đôi, ghép lứa. Và thầy Văn cũng bị ghép đôi với cô lớp phó . Chẳng hiểu mầy mò tìm hiểu nguồn tin nào mà bọn trẻ biết Văn chưa có gia đình, thế là đám con gái nhấm nháy với nhau :
- Học xong 18 tháng, chúng ta ‘tổ chức” cho anh Văn và chị Trân.
Thấy học sinh đùa quá, Văn đâm lo. Ban Giáo Vụ gồm những ông già hay xét nét, hơi có vấn đề gì là mang ra kiểm điểm, chấn chỉnh tác phong. Mởi vậy Văn thường lập nghiêm trước nhưng câu đùa của lớp, còn cô lớp phó nghĩ gì nào ai đã biết. Nhưng cứ nhìn thái độ và sự lúng túng của Trân khi bên Văn, bọn học sinh đã biết Trân đã “cảm “ lắm rồi.
Một năm học trôi qua, thì gập thời kỳ khó khăn của miền Bắc, cuộc chiến tranh đã lan rộng ra cả Đông Dương. nên nhiều nơi phải thu xếp kế hoạch kinh tế, giải tán lớp học dồn sức cho chiến thắng.
Sự việc xẩy ra đối với lớp Công nhân kỹ thuật trẻ tuổi thật quá đột ngột, theo chỉ thị của cơ quan Văn phải nắm tình hình học sinh để tránh manh động. Cả lớp tổ chức lễ chia tay, những quyển sổ tay đầy ắp dòng lưu niệm và thấm đậm nước mắt học sinh.. Các em gái vừa khóc vừa viết lưu niệm cho nhau , mấy cậu trai thì cứng rắn hơn họ nói với Văn :
Thày ạ, thế nào chúng em với thầy cũng sẽ đi bộ đội và ra chiến trường. Cậu Chí đã viết “ Bố mẹ em chỉ có mình em là con trai, nhưng em không ở nhà đâu, em sẽ ra trận để đánh Mỹ” .
Riêng Trân, em tỏ ra chu đáo hơn với Văn, cô tìm cách gập thầy Văn nhiều lần, nói nhiều chuyện để rồi khi chia tay mắt Trân lại đỏ hoe , cô nhắc Văn :
- Em về nhà, anh đi đâu, làm gì ở đâu nhớ viết thư cho em nhé. Ngày mai chúng em về địa phương, mỗi người mỗi xã, một năm sống và học tập nơi đây có nhiều cảm xúc lắm , em không thể nói được. Anh ạ, mấy đêm thức trắng, em đã viết được nhiều ý trong quyển sổ này, nay em tặng anh, mong anh đọc và hiểu em, nhớ em anh nhé.
Văn lúng túng nhận quyển sổ, nhận cả hơi ấm trong bàn tay Trân , anh nói :
- Cảm ơn em đã dành cho anh những điều tốt đẹp, nhưng hiện nay anh cũng chưa biết tương lai của mình sẽ ra sao. Cả nước đang có chiến tranh, nên anh cũng tái ngũ và ra chiến trường em ạ.
- Thế thì em sẽ chờ anh. Trân cố nén tiếng khóc rồi quay về lớp.
Văn được gọi tái ngũ vào binh chủng thông tin, anh mang theo quyển sổ tay của Trân, coi như là quý vật của hậu phương. Những lúc rỗi, anh đọc từng chữ, và mường tượng khuôn mặt của Trân, có lúc anh tự trách mình đã e ngại, đã dối lòng vì sợ kiểm điểm mà không dám tiếp nhận tình cảm của Trân.
Bây giờ xa nhau, Trân có còn là Trân khi ở trường học không Mình viết thư về liệu Trân có đáp lại không. Trải mấy năm chiến đấu ác liệt, mọi việc riêng đều lắng xuống.
Sau năm 1973, hiệp định Paris đã ký, anh được ra Bắc tuyển quân. Tình cờ gập lại cậu Hải- một nam sinh cũ – Hai người ôm chặt lấy nhau. Một cánh tay Hải chỉ còn lõng thõng ống tay áo. Lại có một đêm xum họp, hai người lính hai thế hệ , họ không nói gì về những năm chiến tranh mà chỉ hỏi nhau về bè bạn năm xưa
- Em ra Bắc lâu chưa
- Em bị thương hồi 73, đúng cái ngày chúng nó lấn chiếm Cửa Việt , em không ngờ hôm đó hiệp định đình chiến đã ký. Về an dưỡng xong, em đi nhiều nơi thăm bè bạn, em sợ ở nhà mẹ em cứ khóc, đi thăm chúng nó mới biết có nhiều đứa đã hy sinh . Anh ạ, cậu Chí hy sinh ở Quảng Trị, cậu Vĩnh hy sinh ở Đắc Tô rồi. Anh ra Bắc đã về thăm gia đình chưa ? Mấy năm qua chị ấy có viết thư cho anh không ?
- Anh là B “trọc” làm gì có ai mà thư từ, thương nhớ
- Thế sao hồi ở trường, chị Trân mến anh mà anh cứ lánh.
- Thuở ấy mình nghĩ mình là giáo vụ, cô ấy là học sinh, Thầy trò mà dan díu với nhau thì họ kiểm điểm to, nên mình phải tránh, thực ra đi xa mình nhớ Trân lắm. Tình cảm của Trân đối với mình rất chân thật, nhưng mình cứ đắn đo không biết viết ra sao. Rồi chiến sự liên miên nên đành gác lại. Bây giờ chị ấy ở nhà hay đã đi đâu ? Mà anh lại sắp đi B rồi.
- Anh chuẩn bị đi, em đưa anh về thăm chị ấy
Năm ấy Trân về quê với nhiều nỗi buồn. Đi học tiếp thì lỡ dở, ở nhà trong hoàn cảnh HTX nông nghiệp làm ăn thất bát lại càng buồn tủi. Trân có mặc cảm việc trở về của mình là gánh nặng cho gia đình, là một tội lỗi mà bố mẹ phải mang. Lại thêm hàng ngày chờ mà chẳng biết tin anh Văn nên cô càng thất vọng.
Mẹ Trân là người hiểu con, bà an ủi cô :
- Con trở về là do cấp trên, cả lớp nghỉ học, cả nước khó khăn như nhau đâu phải lỗi tại con. Bây giờ về nhà, con giúp mẹ làm thêm kiếm công điểm HTX, đỡ mẹ một phần, rồi thì lấy chồng là vừa
Từ đó Trân hòa nhập với công việc đồng áng, chiều chiều cùng các bà, các chị đứng ở đầu làng nhìn về phương Nam như lắng nghe trong không gian tiếng vọng của chiến trường. Những ngày đó Trân tự hỏi “Bây giờ anh Văn ở đâu, anh có đọc những trang viết của em không ? sao anh chậm viết thư về cho em thế . Nghĩ như vậy , Trân lại tự cười về những dòng viết nông nổi trong sổ tay, mà Trân vẫn nhớ ( liệu anh Văn đọc tới có cười em không nhỉ ?) :
- Ngày.../1971 Hôm nay cả lớp lao động, đi nhận thiết bị từ nước ngoài viện trợ. Đó là những cỗ máy mà nay mai chúng tôi sẽ xử dụng. Trời nắng quá. Xong công việc thì mình bị say nắng, sốt cao.Chẳng biết đứa nào báo cáo mà anh biết chuyện, anh đã kiếm một ấm lá sắc uống giải cảm... Anh ơi. Anh tốt với em quá. Quê em các bà hay hát câu ca
Nghe tin em đau đầu chưa khá
Anh băng đồng bẻ lá em xông
Dù chưa nên vợ nên chồng
Bạn gái của Trân đã lần lượt lấy chồng. mỗi lần đón tin vui của bạn, cô lặng lẽ xếp tờ thiếp mời trong hộp. Mẹ Trân nhắc con :
- Có người ngỏ lời muốn cưới con, ý cô thế nào. Cô không còn trẻ nữa, ở vùng ta như tuổi mày là đã “quá lứa nhỡ thì” rồi đó
- Mẹ ơi, bao giờ hòa bình thống nhất con mới lấy chồng.
- Biết bao giờ mà chờ, mà đợi. Con gái có thì con ạ.
Trân biết mẹ nói đúng, nhưng yêu ai để lấy làm chồng bây giờ. Trong làng đã vắng thanh niên, chỉ còn những người góa vợ, già nua, những người ốm yếu không đủ sức khỏe đi Nghĩa vụ quân sự, có ai hơn được anh Văn. Cô đành nói thật với mẹ : Mẹ cho con chờ vài năm nữa, hồi ở lớp học con đã yêu một người, anh ấy bây giờ đang đi chiến đấu, cho con chờ anh ấy.
o o o
Hai người dừng xe trước ngõ vào nhà Trân . Vẫn những gốc nhãn già bên cái ao đầy bèo cái, bóng tre chùm ướp đọng hương bèo, tỏa mùi thơm thanh bình, Hải nói : - Anh Văn ơi, sao hôm nay nhà chị Trân đông người thế . Văn trả lời : - Anh em mình từ xa đến,ai biết được có chuyện gì, Thôi thì đã đến đây, ta cứ vào trong nhà.
Trong sân đã bầy một dẫy bàn, phủ nilon mầu, quanh bàn là các cụ già đang ngồi uống nước, cuối sân có một cái phông xanh dán đôi chim hòa bình cùng tung cánh. Thì ra hôm nnay nhà Trân có đám cưới. Thấy hai người bộ đội lạ bước vào, một bác thân mật hỏi :
- Chào các đồng chí.Các đồng chí đến có việc gì ?
- Dạ, chúng cháu là bạn học của chị Trân, vừa mới ra Băc, hôm nay đến thăm chị
- Thế thì mừng quá. Hôm nay các cháu đến kịp ngaỳ vui mừng cháu nó đi lấy chồng.
Một ông khác nói tiếp “ khổ thân con bé, nó cứ đợi mãi cái anh ở cơ quan, đi tái ngũ mà không có thư từ về, chẳng biết còn sống hay đã chết. Bố mẹ ép mãi nó mới chịu lấy anh này.
Văn đã bước vào, anh nghe vậy muốn lui ra nhưng không kịp nữa, Trân đã bước ra đón khách. Mấy năm xa cách, nay gập nhau anh cảm thấy cô đã già hơn xưa, đôi vai không còn thon thả, chỉ có nét cười và hàm răng vẫn còn duyên .
- Kìa cậu Hải, em về bao giờ thế . Nói xong, Trân hỏi nhỏ “Ai đấy ?” Văn ngồi im lặng, chiếc mũ vải che khuôn mặt nên Trân chưa nhận ra. Cô nói –Anh ở huyện đội à, sao anh không đưa chị cùng về vui với em.
Nghe Trân nói thế, cậu Hải phá lên cười, làm Trân ngỡ ngàng nhìn khách. Văn đã nhấc mũ ra, từ tốn nói : Trân ơi, em không nhận ra tôi à ?
Đất trời như quay đảo, Trân buông rơi chén nước, lả người ngã xuống bất tỉnh. Cả nhà nhốn nháo. Mẹ Trân ôm lấy con nức nở - “Con ơi, làm sao thế này, có ai hộ tôi một tay nào “
Mọi người khiêng Trân vào buồng, ngoài sân Văn ngồi im lặng hối hận Anh không ngờ sự có mặt của anh lại gây ra nông nỗi này. Một bé gái đến bên Văn khẽ nói “ Anh ơi, chị em mời anh vào nói chuyện”Văn theo em vào trong,
Trân đang ngồi bên mẹ, mái tóc xõa rối, nước mắt còn đọng trên khuôn mặt xanh tái.
- Mẹ có thương con xin mẹ để con nói với anh Văn đôi lời.
Bà mẹ dứng lên, lặng lẽ dắt tay em gái ra ngoài. Trong phòng, Trân nhào tới ôm Văn khóc nấc “Anh Văn ơi, anh đã về với em đấy à, Mấy năm vừa qua, anh ở chiến trường nào mà em không nhận được một chữ, một câu của anh. Bây giờ anh đã về đây, anh hãy nói với em một lời. Tay Trân siết chặt Văn như hối thúc làm Văn lúng túng biết nói gì bây giờ ? Gập nhau trong hoàn cảnh éo le này anh không biết nói với em điều gì. Trong lúc đó, Trân vẫn kể kể “ Anh có biết mấy năm qua em đau đáu chờ anh, bạn em lần lượt đi lấy chồng, bố mẹ em thúc giục Con gái có thì, con phải lấy chồng, không được ở mãi nhà này. Cho đến hôm nay, em làm đám cưới thì anh lại trở về , trời ơi sao đời tôi khổ thế này” . Trân vẫn kể lể “Anh ơi, cái hồi ở trường bằng linh cảm con gái, em biết anh có lòng yêu em,nhưng lúc bấy giò là quan hệ thầy – trò nên em và anh đều không dám vượt qua, Bây giờ, anh là chiến sĩ, em là thanh niên không có gì ngăn cản, anh hãy nói rằng “Vì yêu em nên hôm nay anh trở về. Anh ơi bây giờ chưa muộn đâu, bốn giờ chiều mới đón dâu . Chúng ta sẽ đến với nhau, đám cưới này coi như không có”
Những câu nói của Trân lúc giận hờn, lúc đay nghiến. Mọi đồ vật trong buồng cũng như đang hét vào Văn “Sao anh về chậm thế ! Anh làm khổ chị Trân của chúng tôi. Bắt đền đi ! ” Văn nhẹ nhẹ gỡ từng ngón tay Trân rồi nói : “ Trân ạ, anh xin lỗi vì mấy năm đi chiến đấu không có tin về. Bây giờ anh về đây, được thấy em đã có gia đình, thật là mừng lắm. Anh là bộ đôi, đi chiến đấu để giành hạnh phúc cho dân, có lẽ nào anh lại phá vỡ hạnh phúc đám cưới này. Nhiệm vụ của anh còn nặng, anh còn phải đi chiến đấu chưa thể lo riêng cho mình , em ạ.”
Trân ngồi khóc tấm tức “ Anh ơi, đời con gái chúng em khổ quá, người mình yêu thì không được kết hôn, những người tốt đi chiến đấu biết bao giờ trở lại. Từ khi biết yêu, em chưa một lần được đền đáp. Em biết ơn anh về những lời khuyên, nhưng em còn một ước muốn, anh hãy chiều em nhé ”
Văn vội đứng lên hỏi “Em muốn điều gì ?” Trân lấy chai rượu, rót đầy hai chén rượu mời Văn “ Anh ạ ở quê em vợ chồng mới cưới thường cùng nhau uống chén rượu hợp cẩn. Ta không lấy được nhau nhưng Trời vẫn dành cho em gập anh, em mời anh uống chén rượu này, xin hãy nghe em để rồi chiều nay em về làm dâu nhà người.” Nói đến đây, Trân khóc nấc “Coi như một lần em tái giá,” Câu nói của Trân khiến Văn thương em quá, nhưng không thể kéo dài câu chuyện, anh gọi to : Em bé ơi ! Cô em bước vào ngước mắt nhìn Văn chờ đợi . Anh nói “ Em bưng vào đây mâm cơm, mời mẹ và các bác cùng ngồi, anh xin uống chén rượu mừng với gia đình, mừng hạnh phúc chị Trân. Ngày mai anh lại vào trong B, không thể ở lâu được.
Cô em quay ra, Trân ôm lấy anh nức nở “Sao lại thế hả anh” Văn cũng không nén được mình, anh nói với Trân qua nước mắt : Các em nó sắp vào, Nín đi em cho anh ra đi được yên lòng.
Một thời chiến tranh, một thời trai trẻ đã qua, Ai biết họ đã sống và chiến đấu, hy sinh hạnh phúc riêng mình để giành lấy cuộc sống hạnh phúc cho mọi người
Câu hỏi của Hải – cậu học sinh lớp kỹ thuật – đã kéo Văn lại một hồi ức
Hồi đó khu Điện ảnh C là một dẫy nhà cao tầng bỏ hoang, có nhiều nhà không có cửa sổ, phải bịt bằng ván hòm , suốt ngày im lìm đưới tán cây. Con đường vào trong khu đi qua những hòm thiết bị còn phủ vải bạt nằm im lìm. Người ta dự định xây ở đây một cơ sở điện ảnh, đào tạo công nhân kỹ thuật để đưa vào dây chuyền sản xuất.
Chỉ tiêu cho tuyển học sinh đã tốt nghiệp cấp III của hai huyện ngoại thành, thế là mấy ngày sau đã có hơn 60 học sinh tề tựu, vì đều là học sinh, nên hội tủ đủ nét, vừa trẻ trung tinh nghịch lại vừa chất phác. Các em cũng bầu ra lớp trưởng, lớp phó để quản lý nhau, và Trân là lớp phó. Em nhiều tuổi hơn các bạn, ứng xử thông minh, tháo vát nên các bạn chịu nghe.
Nhà trường phân công Văn –một thanh niên công nhân làm phụ trách lớp. Anh còn trẻ, lại vui tính nên đối với các học sinh ấy mà xưng thầy thì ngượng, nếu xưng anh thì rất ngại lời. thành ra mỗi khi đến lớp, quan hệ thầy trò đều ngượng. Nhưng cái bọn “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” ấy có tha ai. Sau vài tháng, chúng nó đã ghép đôi, ghép lứa. Và thầy Văn cũng bị ghép đôi với cô lớp phó . Chẳng hiểu mầy mò tìm hiểu nguồn tin nào mà bọn trẻ biết Văn chưa có gia đình, thế là đám con gái nhấm nháy với nhau :
- Học xong 18 tháng, chúng ta ‘tổ chức” cho anh Văn và chị Trân.
Thấy học sinh đùa quá, Văn đâm lo. Ban Giáo Vụ gồm những ông già hay xét nét, hơi có vấn đề gì là mang ra kiểm điểm, chấn chỉnh tác phong. Mởi vậy Văn thường lập nghiêm trước nhưng câu đùa của lớp, còn cô lớp phó nghĩ gì nào ai đã biết. Nhưng cứ nhìn thái độ và sự lúng túng của Trân khi bên Văn, bọn học sinh đã biết Trân đã “cảm “ lắm rồi.
Một năm học trôi qua, thì gập thời kỳ khó khăn của miền Bắc, cuộc chiến tranh đã lan rộng ra cả Đông Dương. nên nhiều nơi phải thu xếp kế hoạch kinh tế, giải tán lớp học dồn sức cho chiến thắng.
Sự việc xẩy ra đối với lớp Công nhân kỹ thuật trẻ tuổi thật quá đột ngột, theo chỉ thị của cơ quan Văn phải nắm tình hình học sinh để tránh manh động. Cả lớp tổ chức lễ chia tay, những quyển sổ tay đầy ắp dòng lưu niệm và thấm đậm nước mắt học sinh.. Các em gái vừa khóc vừa viết lưu niệm cho nhau , mấy cậu trai thì cứng rắn hơn họ nói với Văn :
Thày ạ, thế nào chúng em với thầy cũng sẽ đi bộ đội và ra chiến trường. Cậu Chí đã viết “ Bố mẹ em chỉ có mình em là con trai, nhưng em không ở nhà đâu, em sẽ ra trận để đánh Mỹ” .
Riêng Trân, em tỏ ra chu đáo hơn với Văn, cô tìm cách gập thầy Văn nhiều lần, nói nhiều chuyện để rồi khi chia tay mắt Trân lại đỏ hoe , cô nhắc Văn :
- Em về nhà, anh đi đâu, làm gì ở đâu nhớ viết thư cho em nhé. Ngày mai chúng em về địa phương, mỗi người mỗi xã, một năm sống và học tập nơi đây có nhiều cảm xúc lắm , em không thể nói được. Anh ạ, mấy đêm thức trắng, em đã viết được nhiều ý trong quyển sổ này, nay em tặng anh, mong anh đọc và hiểu em, nhớ em anh nhé.
Văn lúng túng nhận quyển sổ, nhận cả hơi ấm trong bàn tay Trân , anh nói :
- Cảm ơn em đã dành cho anh những điều tốt đẹp, nhưng hiện nay anh cũng chưa biết tương lai của mình sẽ ra sao. Cả nước đang có chiến tranh, nên anh cũng tái ngũ và ra chiến trường em ạ.
- Thế thì em sẽ chờ anh. Trân cố nén tiếng khóc rồi quay về lớp.
Văn được gọi tái ngũ vào binh chủng thông tin, anh mang theo quyển sổ tay của Trân, coi như là quý vật của hậu phương. Những lúc rỗi, anh đọc từng chữ, và mường tượng khuôn mặt của Trân, có lúc anh tự trách mình đã e ngại, đã dối lòng vì sợ kiểm điểm mà không dám tiếp nhận tình cảm của Trân.
Bây giờ xa nhau, Trân có còn là Trân khi ở trường học không Mình viết thư về liệu Trân có đáp lại không. Trải mấy năm chiến đấu ác liệt, mọi việc riêng đều lắng xuống.
Sau năm 1973, hiệp định Paris đã ký, anh được ra Bắc tuyển quân. Tình cờ gập lại cậu Hải- một nam sinh cũ – Hai người ôm chặt lấy nhau. Một cánh tay Hải chỉ còn lõng thõng ống tay áo. Lại có một đêm xum họp, hai người lính hai thế hệ , họ không nói gì về những năm chiến tranh mà chỉ hỏi nhau về bè bạn năm xưa
- Em ra Bắc lâu chưa
- Em bị thương hồi 73, đúng cái ngày chúng nó lấn chiếm Cửa Việt , em không ngờ hôm đó hiệp định đình chiến đã ký. Về an dưỡng xong, em đi nhiều nơi thăm bè bạn, em sợ ở nhà mẹ em cứ khóc, đi thăm chúng nó mới biết có nhiều đứa đã hy sinh . Anh ạ, cậu Chí hy sinh ở Quảng Trị, cậu Vĩnh hy sinh ở Đắc Tô rồi. Anh ra Bắc đã về thăm gia đình chưa ? Mấy năm qua chị ấy có viết thư cho anh không ?
- Anh là B “trọc” làm gì có ai mà thư từ, thương nhớ
- Thế sao hồi ở trường, chị Trân mến anh mà anh cứ lánh.
- Thuở ấy mình nghĩ mình là giáo vụ, cô ấy là học sinh, Thầy trò mà dan díu với nhau thì họ kiểm điểm to, nên mình phải tránh, thực ra đi xa mình nhớ Trân lắm. Tình cảm của Trân đối với mình rất chân thật, nhưng mình cứ đắn đo không biết viết ra sao. Rồi chiến sự liên miên nên đành gác lại. Bây giờ chị ấy ở nhà hay đã đi đâu ? Mà anh lại sắp đi B rồi.
- Anh chuẩn bị đi, em đưa anh về thăm chị ấy
Năm ấy Trân về quê với nhiều nỗi buồn. Đi học tiếp thì lỡ dở, ở nhà trong hoàn cảnh HTX nông nghiệp làm ăn thất bát lại càng buồn tủi. Trân có mặc cảm việc trở về của mình là gánh nặng cho gia đình, là một tội lỗi mà bố mẹ phải mang. Lại thêm hàng ngày chờ mà chẳng biết tin anh Văn nên cô càng thất vọng.
Mẹ Trân là người hiểu con, bà an ủi cô :
- Con trở về là do cấp trên, cả lớp nghỉ học, cả nước khó khăn như nhau đâu phải lỗi tại con. Bây giờ về nhà, con giúp mẹ làm thêm kiếm công điểm HTX, đỡ mẹ một phần, rồi thì lấy chồng là vừa
Từ đó Trân hòa nhập với công việc đồng áng, chiều chiều cùng các bà, các chị đứng ở đầu làng nhìn về phương Nam như lắng nghe trong không gian tiếng vọng của chiến trường. Những ngày đó Trân tự hỏi “Bây giờ anh Văn ở đâu, anh có đọc những trang viết của em không ? sao anh chậm viết thư về cho em thế . Nghĩ như vậy , Trân lại tự cười về những dòng viết nông nổi trong sổ tay, mà Trân vẫn nhớ ( liệu anh Văn đọc tới có cười em không nhỉ ?) :
- Ngày.../1971 Hôm nay cả lớp lao động, đi nhận thiết bị từ nước ngoài viện trợ. Đó là những cỗ máy mà nay mai chúng tôi sẽ xử dụng. Trời nắng quá. Xong công việc thì mình bị say nắng, sốt cao.Chẳng biết đứa nào báo cáo mà anh biết chuyện, anh đã kiếm một ấm lá sắc uống giải cảm... Anh ơi. Anh tốt với em quá. Quê em các bà hay hát câu ca
Nghe tin em đau đầu chưa khá
Anh băng đồng bẻ lá em xông
Dù chưa nên vợ nên chồng
Bạn gái của Trân đã lần lượt lấy chồng. mỗi lần đón tin vui của bạn, cô lặng lẽ xếp tờ thiếp mời trong hộp. Mẹ Trân nhắc con :
- Có người ngỏ lời muốn cưới con, ý cô thế nào. Cô không còn trẻ nữa, ở vùng ta như tuổi mày là đã “quá lứa nhỡ thì” rồi đó
- Mẹ ơi, bao giờ hòa bình thống nhất con mới lấy chồng.
- Biết bao giờ mà chờ, mà đợi. Con gái có thì con ạ.
Trân biết mẹ nói đúng, nhưng yêu ai để lấy làm chồng bây giờ. Trong làng đã vắng thanh niên, chỉ còn những người góa vợ, già nua, những người ốm yếu không đủ sức khỏe đi Nghĩa vụ quân sự, có ai hơn được anh Văn. Cô đành nói thật với mẹ : Mẹ cho con chờ vài năm nữa, hồi ở lớp học con đã yêu một người, anh ấy bây giờ đang đi chiến đấu, cho con chờ anh ấy.
o o o
Hai người dừng xe trước ngõ vào nhà Trân . Vẫn những gốc nhãn già bên cái ao đầy bèo cái, bóng tre chùm ướp đọng hương bèo, tỏa mùi thơm thanh bình, Hải nói : - Anh Văn ơi, sao hôm nay nhà chị Trân đông người thế . Văn trả lời : - Anh em mình từ xa đến,ai biết được có chuyện gì, Thôi thì đã đến đây, ta cứ vào trong nhà.
Trong sân đã bầy một dẫy bàn, phủ nilon mầu, quanh bàn là các cụ già đang ngồi uống nước, cuối sân có một cái phông xanh dán đôi chim hòa bình cùng tung cánh. Thì ra hôm nnay nhà Trân có đám cưới. Thấy hai người bộ đội lạ bước vào, một bác thân mật hỏi :
- Chào các đồng chí.Các đồng chí đến có việc gì ?
- Dạ, chúng cháu là bạn học của chị Trân, vừa mới ra Băc, hôm nay đến thăm chị
- Thế thì mừng quá. Hôm nay các cháu đến kịp ngaỳ vui mừng cháu nó đi lấy chồng.
Một ông khác nói tiếp “ khổ thân con bé, nó cứ đợi mãi cái anh ở cơ quan, đi tái ngũ mà không có thư từ về, chẳng biết còn sống hay đã chết. Bố mẹ ép mãi nó mới chịu lấy anh này.
Văn đã bước vào, anh nghe vậy muốn lui ra nhưng không kịp nữa, Trân đã bước ra đón khách. Mấy năm xa cách, nay gập nhau anh cảm thấy cô đã già hơn xưa, đôi vai không còn thon thả, chỉ có nét cười và hàm răng vẫn còn duyên .
- Kìa cậu Hải, em về bao giờ thế . Nói xong, Trân hỏi nhỏ “Ai đấy ?” Văn ngồi im lặng, chiếc mũ vải che khuôn mặt nên Trân chưa nhận ra. Cô nói –Anh ở huyện đội à, sao anh không đưa chị cùng về vui với em.
Nghe Trân nói thế, cậu Hải phá lên cười, làm Trân ngỡ ngàng nhìn khách. Văn đã nhấc mũ ra, từ tốn nói : Trân ơi, em không nhận ra tôi à ?
Đất trời như quay đảo, Trân buông rơi chén nước, lả người ngã xuống bất tỉnh. Cả nhà nhốn nháo. Mẹ Trân ôm lấy con nức nở - “Con ơi, làm sao thế này, có ai hộ tôi một tay nào “
Mọi người khiêng Trân vào buồng, ngoài sân Văn ngồi im lặng hối hận Anh không ngờ sự có mặt của anh lại gây ra nông nỗi này. Một bé gái đến bên Văn khẽ nói “ Anh ơi, chị em mời anh vào nói chuyện”Văn theo em vào trong,
Trân đang ngồi bên mẹ, mái tóc xõa rối, nước mắt còn đọng trên khuôn mặt xanh tái.
- Mẹ có thương con xin mẹ để con nói với anh Văn đôi lời.
Bà mẹ dứng lên, lặng lẽ dắt tay em gái ra ngoài. Trong phòng, Trân nhào tới ôm Văn khóc nấc “Anh Văn ơi, anh đã về với em đấy à, Mấy năm vừa qua, anh ở chiến trường nào mà em không nhận được một chữ, một câu của anh. Bây giờ anh đã về đây, anh hãy nói với em một lời. Tay Trân siết chặt Văn như hối thúc làm Văn lúng túng biết nói gì bây giờ ? Gập nhau trong hoàn cảnh éo le này anh không biết nói với em điều gì. Trong lúc đó, Trân vẫn kể kể “ Anh có biết mấy năm qua em đau đáu chờ anh, bạn em lần lượt đi lấy chồng, bố mẹ em thúc giục Con gái có thì, con phải lấy chồng, không được ở mãi nhà này. Cho đến hôm nay, em làm đám cưới thì anh lại trở về , trời ơi sao đời tôi khổ thế này” . Trân vẫn kể lể “Anh ơi, cái hồi ở trường bằng linh cảm con gái, em biết anh có lòng yêu em,nhưng lúc bấy giò là quan hệ thầy – trò nên em và anh đều không dám vượt qua, Bây giờ, anh là chiến sĩ, em là thanh niên không có gì ngăn cản, anh hãy nói rằng “Vì yêu em nên hôm nay anh trở về. Anh ơi bây giờ chưa muộn đâu, bốn giờ chiều mới đón dâu . Chúng ta sẽ đến với nhau, đám cưới này coi như không có”
Những câu nói của Trân lúc giận hờn, lúc đay nghiến. Mọi đồ vật trong buồng cũng như đang hét vào Văn “Sao anh về chậm thế ! Anh làm khổ chị Trân của chúng tôi. Bắt đền đi ! ” Văn nhẹ nhẹ gỡ từng ngón tay Trân rồi nói : “ Trân ạ, anh xin lỗi vì mấy năm đi chiến đấu không có tin về. Bây giờ anh về đây, được thấy em đã có gia đình, thật là mừng lắm. Anh là bộ đôi, đi chiến đấu để giành hạnh phúc cho dân, có lẽ nào anh lại phá vỡ hạnh phúc đám cưới này. Nhiệm vụ của anh còn nặng, anh còn phải đi chiến đấu chưa thể lo riêng cho mình , em ạ.”
Trân ngồi khóc tấm tức “ Anh ơi, đời con gái chúng em khổ quá, người mình yêu thì không được kết hôn, những người tốt đi chiến đấu biết bao giờ trở lại. Từ khi biết yêu, em chưa một lần được đền đáp. Em biết ơn anh về những lời khuyên, nhưng em còn một ước muốn, anh hãy chiều em nhé ”
Văn vội đứng lên hỏi “Em muốn điều gì ?” Trân lấy chai rượu, rót đầy hai chén rượu mời Văn “ Anh ạ ở quê em vợ chồng mới cưới thường cùng nhau uống chén rượu hợp cẩn. Ta không lấy được nhau nhưng Trời vẫn dành cho em gập anh, em mời anh uống chén rượu này, xin hãy nghe em để rồi chiều nay em về làm dâu nhà người.” Nói đến đây, Trân khóc nấc “Coi như một lần em tái giá,” Câu nói của Trân khiến Văn thương em quá, nhưng không thể kéo dài câu chuyện, anh gọi to : Em bé ơi ! Cô em bước vào ngước mắt nhìn Văn chờ đợi . Anh nói “ Em bưng vào đây mâm cơm, mời mẹ và các bác cùng ngồi, anh xin uống chén rượu mừng với gia đình, mừng hạnh phúc chị Trân. Ngày mai anh lại vào trong B, không thể ở lâu được.
Cô em quay ra, Trân ôm lấy anh nức nở “Sao lại thế hả anh” Văn cũng không nén được mình, anh nói với Trân qua nước mắt : Các em nó sắp vào, Nín đi em cho anh ra đi được yên lòng.
Một thời chiến tranh, một thời trai trẻ đã qua, Ai biết họ đã sống và chiến đấu, hy sinh hạnh phúc riêng mình để giành lấy cuộc sống hạnh phúc cho mọi người
Fanpage

|
|