Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under cntt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under cntt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 3 mục

Hàng loạt trường đào tạo nghề đang mở những khóa đào tạo nghề ngắn hạn với những nghề đang hot trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT). Học viên sau 3 đến 6 tháng học có thể đi làm kiếm thu nhập khá.


Topics tagged under cntt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 33fbc906a1bcea040cc929cadae4b751.jpg

An ninh mạng, lập trình di động đắt hàng


Ông Phí Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Tin học TPHCM nhận định về nghề An ninh mạng như sau: “Tôi luôn có niềm tin vào ngành #CNTT, vì sự tham gia của nó tác động đến mọi ngành nghề. Mặt khác, sự phát triển nhanh của công nghệ thúc đẩy CNTT đi theo. Trong lĩnh vực này, bảo mật và an toàn an ninh thông tin sẽ rất khởi sắc trong thời gian tới”.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng Trường #CĐ nghề CNTT #iSPACE thì: Nghề an ninh mạng dù còn rất mới nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn học sinh, sinh viên, vì nhiều dự báo cho thấy đây sẽ là nghề có sức hút lớn và mức lương hấp dẫn trong tương lai.

Với thực trạng các #hacker đang tung hoành hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải thận trọng hơn về bảo mật thông tin và đầu tư cho lĩnh vực này. Điều đó kéo theo nhu cầu nhân sự chất lượng cho bảo mật mạng cũng không ngừng tăng.

Theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, giai đoạn 2011 - 2015, mỗi năm, thành phố cần từ 8.000 đến 10.000 nhân sự CNTT. Trong đó, trọng tâm đặt vào ngành Hệ thống thông tin - An ninh mạng.

“Năm vừa qua, trong 70 lập trình viên ứng tuyển, chúng tôi chỉ chọn được 6 người” - ông Lê Nguyễn Bá Khang Công ty CP Dịch vụ Micro Game (phần mềm di động Ola) nói. Ông Phí Anh Tuấn - Chủ tịch Hội Tin học TPHCM dự báo: Lập trình phần mềm, đặc biệt là lập trình phần mềm di động sẽ là một trong những ngành nghề phát triển mạnh thời gian tới.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng Trường iSPACE cho biết: Học viên học nghề lập trình phần mềm di động tại trường, iSPACE cam kết khi học viên tốt nghiệp có mức lương từ 60 đến 80 triệu đồng/năm.
Số lượng sinh viên theo học ngành này không hề ít nhưng để tìm được ứng viên “đạt chuẩn” vẫn là điều khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu.
Ông Bá Khang Công ty #Micro-Game khẳng định: “Chúng tôi không quan tâm ứng viên học trường nào, cấp bậc gì (đại học, cao đẳng hay trung cấp), chỉ cần họ vượt qua được bài test của công ty là chúng tôi sẽ chọn”.

Chuyên viên quản trị mạng ngày càng phát huy được vai trò của mình trong doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết: Người muốn thành đạt ở nghề quản trị mạng phải am hiểu máy tính, kiên nhẫn, khả năng tự học, biết ngoại ngữ… Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm và chịu được áp lực công việc lớn cũng là điểm cộng cho những ai yêu thích nghề này.

Anh Phạm Văn Tuyền, chuyên viên quản trị mạng cấp cao của một công ty IT nước ngoài chia sẻ: Chuyên viên quản trị mạng làm nhiệm vụ vận hành, khai thác, mở rộng và xử lý các sự cố liên quan hệ thống thông tin như quản lý các kết nối #Intranet, #Internet, quản lý hoạt động của các #server như #mail, #web, #database

Nghề quản trị mạng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Lương người mới vào nghề khoảng 200 - 300 USD/tháng. Người có 2-3 năm kinh nghiệm thì lương từ 500 USD đến 800 USD…

Nghề thiết kế đồ họa – thừa “đất” thiếu người


Thiết kế đồ họa hay gọi ngắn gọn là thiết kế có thể được bắt gặp ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống: Từ thiết kế bao bì sản phẩm, báo – tạp chí, các ấn phẩm quảng bá (poster, biểu ngữ, tờ bướm, tập san) đến hoạt động sự kiện, #show diễn (phông nền, cảnh trí, clip…), giao diện #website, phim ảnh… đều cần đến bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế của những chuyên viên thiết kế.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu thẩm mỹ càng được nâng cao, thiết kế lại càng chứng tỏ được tầm quan trọng và sự cần thiết.
Với tương lai tươi sáng của nghề, số lượng người theo học thiết kế đồ họa đang tăng nhanh chóng. Tìm một địa điểm học thiết kế đồ họa hiện nay là không khó.

Lượng sinh viên tốt nghiệp nghề này hằng năm cũng nhiều. Thế nhưng, việc tuyển dụng với doanh nghiệp còn là vấn đề nan giải.
Ông Lê Vũ Hà - Phó Giám đốc Công ty Thiết kế Vũ Đức nhận định: “Qua các đợt tuyển dụng của công ty, tôi thấy phần đông các bạn sinh viên ra trường chỉ mới đáp ứng được yêu cầu về phần đồ họa chứ chưa thể hiện được yêu cầu thiết kế dù họ được đào tạo chính quy. Các bạn còn quá thiếu ý tưởng sáng tạo và kỹ năng làm việc, trong khi đây là hai yếu tố quan trọng làm nên nhà thiết kế đồ họa mà chúng tôi đặc biệt quan tâm”.
Báo giấy

Xét tuyển ĐH-CĐ 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ GD&ĐT. Theo chuyên gia giáo dục, TS. Dương Xuân Thành, cần tiến tới tự chủ đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay.



Topics tagged under cntt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Bo-giao-duc-nen-nhan-ro-bat-cap-1439975865
Trước "giờ G" của đợt xét tuyển #ĐH-CĐ năm 2015, thí sinh và người nhà vẫn đau đầu với việc rút - nộp hồ sơ. Ảnh Dương Thu
Xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi lớn về những thành công của kỳ thi #THPT Quốc gia năm 2015 như Bộ này đã từng công bố. Thậm chí, nhiều ý kiến xung quanh còn cho rằng Bộ đã “thất bại hoàn toàn” (ý kiến của nhà giáo Văn Như Cương). Để làm rõ hơn câu chuyện này, #PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn TS. Dương Xuân Thành - chuyên gia phản biện giáo dục, người đã có 40 năm giảng dạy tại ĐH Cơ Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng khoa #CNTT Đại học Chu Văn An.
Có ý kiến cho rằng, năm nay, Bộ GD&ĐT đã làm thay việc của các trường, thậm chí đẩy khó khăn cho các trường, cho các Sở GD&ĐT trong tuyển sinh. Ông suy nghĩ sao về điều này?
Ông Dương Xuân Thành: Tôi không nghĩ như vậy. Vấn đề là ở chỗ, bộ phận tham mưu tuyển sinh chưa nhìn thấy trước, chưa dự báo được những bất cập có thể xảy ra, chẳng hạn khâu đăng ký xét tuyển. Có lẽ kiến thức Công nghệ thông tin của công chức Bộ có vấn đề nên không tận dụng được thế mạnh xử lý dữ liệu tuyển sinh.
Vì không lường trước các sự cố có thể xảy ra nên xử lý mang tính đối phó, gây khó dễ cho thí sinh và các cơ sở giáo dục chứ không phải là đẩy khó khăn về phía cơ sở.
Mặt khác không ít đại học, cao đẳng vẫn có thói quen dựa dẫm vào Bộ trong công tác tuyển sinh. Nếu chủ động như ĐH Bách Khoa Hà Nội, sau khi kết thúc xét tuyển, chỉ cần 5 phút là họ có thể công bố kết quả chính thức.

Dư luận đang rất bất bình với những rối ren, mệt mỏi mà kỳ thi năm nay gây ra cho thí sinh cũng như người nhà. Nhiều người đặt câu hỏi, Bộ có nên thẳng thắn nhìn nhận những việc chưa làm được để có hướng sửa đổi cho kỳ thi năm sau thay vì trả lời chung chung và "lảng tránh" dư luận hay không? Ông có ý kiến như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Đúng vậy, Bộ #GD&ĐT nên nhận rõ những bất cập, thiếu sót nảy sinh trong kỳ thi năm nay để chuẩn bị cho kỳ thi sang năm. Bộ có một năm để thiết kế phần mềm tuyển sinh. Tôi nói là “phần mềm tuyển sinh” chứ không phải “phần mềm xét tuyển”.
Cần cho thí sinh đăng ký nguyện vọng ngay trước khi thi, nguyện vọng trước hết là ngành học chứ không phải trường học.
Việc ưu tiên chọn trường sau đó mới chọn ngành là việc làm ngược. Ngành học mới là sở nguyện vọng của lớp trẻ, không học ngành đó ở trường này thì học ngành đó ở trường khác chứ không phải là không học được ngành đó thì chọn ngành khác.
Việc vào được trường đại học quan trọng hơn học ngành gì là tâm lý tồn tại lâu nay trong phụ huynh học sinh và cách xét tuyển đợt 1, một trường với 4 ngành học của Bộ đang tiếp tay cho nhận thức sai lệch này.

Theo ông, liệu rằng, Bộ GD&ĐT có đang nợ thí sinh, phụ huynh và xã hội một lời xin lỗi không sau những rối ren từ công tác xét tuyển mà hậu kỳ thi quốc gia để lại?
Ông Dương Xuân Thành: Báo chí từng đưa tin nhanh về việc cơ quan chức năng TP.HCM tổ chức xin lỗi công dân về oan sai. Toàn bộ lời xin lỗi kéo dài 4 phút 20 giây. Vậy xin lỗi có ý nghĩa gì?
Quan trọng hơn lời xin lỗi là Bộ sẽ làm gì? Bộ nên công bố những dự định cho kỳ thi Quốc gia năm tới, cả khâu tổ chức thi lẫn khâu tuyển sinh. Đặc biệt là nên tổ chức thiết kế phần mềm tuyển sinh chung cho các trường trong toàn quốc. Dựa vào dữ liệu năm nay để chạy thử phần mềm này sao cho không phát sinh lỗi kỹ thuật.
Tiêu chí quan trọng nhất của phần mềm là sau khi có kết quả thi, phần mềm sẽ cung cấp cho thí sinh gợi ý ít nhất là 5 phương án lựa chọn căn cứ vào nguyện vọng xét tuyển mà thí sinh đã đăng ký. Thí sinh căn cứ vào gợi ý có thể ngồi tại nhà đăng ký nhập học…
Theo ông, để có được nền giáo dục tốt như Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Canada... chúng ta nên có những hướng như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Không phải cứ các nước phương Tây thì mô hình giáo cục của họ ưu việt hơn chúng ta. Tâm sinh lý người Việt khác người Anh, Mỹ, Nhật, …
Điều đầu tiên là thay đổi cách thức đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp. Không có thầy giỏi thì không có trò giỏi, càng không thể có nền giáo dục tiên tiến với đội ngũ giáo viên mà học lực 12 năm phổ thông chỉ ở mức khá hoặc trung bình.
Với giáo dục phổ thông là phân luồng sớm, theo hai hướng học nghề và học tiếp (tạm gọi là hàn lâm).
Hệ thống chính trị cần hỗ trợ giáo dục để từng bước thay đổi nhận thức của người dân, rằng con đường tốt nhất là vào đại học. Hệ thống dạy nghề cần chú ý đến tâm lý người dân, nghĩa là nên có trình độ “Đại học nghề” giống như “Kỹ sư thực hành” ở Đức.
Giáo dục đại học phải theo mô hình giáo dục kiểu kim tự tháp, bảo đảm quyền được học tập của thanh niên nhưng cũng bảo đảm chất lượng và uy tín của ngành giáo dục. Không nên đào tạo theo mô hình “ống nước” vào bao nhiêu ra trường bấy nhiêu.
Hiện nay, đội ngũ cử nhân, kỹ sư thất nghiệp khá nhiều, đó là sự phí phạm nguồn lực xã hội. Giáo dục cần cung cấp những gì mà nền kinh tế cần chứ không phải là cái mà mình có.
Cần phải tiến tới tự chủ tuyển sinh đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay. Cần rà soát lại hệ thống trường ĐH-CĐ, cần thiết phải sáp nhập, giải thể những trường không đủ điều kiện.
Chỉ nên để một Bộ quản lý mảng giáo dục – đào tạo, không nên để hai Bộ quản lý như hiện nay.
Còn nhiều điều có thể nói, trên đây chỉ là một vài ý kiến gợi mở của cá nhân tôi.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Dương Thu / #nguoiduatin
Dư nhé em
ngành cao nhất năm ngoái có 21.5 điểm là #CNTT còn ngành khác toàn 17,5
Dầu khí năm ngoái lấy 19,5
Mà thấy bảo năm nay toán dễ hơn mọi năm à