Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 11 mục

Hàng loạt trường đào tạo nghề đang mở những khóa đào tạo nghề ngắn hạn với những nghề đang hot trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT). Học viên sau 3 đến 6 tháng học có thể đi làm kiếm thu nhập khá.


Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 33fbc906a1bcea040cc929cadae4b751.jpg

An ninh mạng, lập trình di động đắt hàng


Ông Phí Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Tin học TPHCM nhận định về nghề An ninh mạng như sau: “Tôi luôn có niềm tin vào ngành #CNTT, vì sự tham gia của nó tác động đến mọi ngành nghề. Mặt khác, sự phát triển nhanh của công nghệ thúc đẩy CNTT đi theo. Trong lĩnh vực này, bảo mật và an toàn an ninh thông tin sẽ rất khởi sắc trong thời gian tới”.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng Trường # nghề CNTT #iSPACE thì: Nghề an ninh mạng dù còn rất mới nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn học sinh, sinh viên, vì nhiều dự báo cho thấy đây sẽ là nghề có sức hút lớn và mức lương hấp dẫn trong tương lai.

Với thực trạng các #hacker đang tung hoành hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải thận trọng hơn về bảo mật thông tin và đầu tư cho lĩnh vực này. Điều đó kéo theo nhu cầu nhân sự chất lượng cho bảo mật mạng cũng không ngừng tăng.

Theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, giai đoạn 2011 - 2015, mỗi năm, thành phố cần từ 8.000 đến 10.000 nhân sự CNTT. Trong đó, trọng tâm đặt vào ngành Hệ thống thông tin - An ninh mạng.

“Năm vừa qua, trong 70 lập trình viên ứng tuyển, chúng tôi chỉ chọn được 6 người” - ông Lê Nguyễn Bá Khang Công ty CP Dịch vụ Micro Game (phần mềm di động Ola) nói. Ông Phí Anh Tuấn - Chủ tịch Hội Tin học TPHCM dự báo: Lập trình phần mềm, đặc biệt là lập trình phần mềm di động sẽ là một trong những ngành nghề phát triển mạnh thời gian tới.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng Trường iSPACE cho biết: Học viên học nghề lập trình phần mềm di động tại trường, iSPACE cam kết khi học viên tốt nghiệp có mức lương từ 60 đến 80 triệu đồng/năm.
Số lượng sinh viên theo học ngành này không hề ít nhưng để tìm được ứng viên “đạt chuẩn” vẫn là điều khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu.
Ông Bá Khang Công ty #Micro-Game khẳng định: “Chúng tôi không quan tâm ứng viên học trường nào, cấp bậc gì (đại học, cao đẳng hay trung cấp), chỉ cần họ vượt qua được bài test của công ty là chúng tôi sẽ chọn”.

Chuyên viên quản trị mạng ngày càng phát huy được vai trò của mình trong doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết: Người muốn thành đạt ở nghề quản trị mạng phải am hiểu máy tính, kiên nhẫn, khả năng tự học, biết ngoại ngữ… Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm và chịu được áp lực công việc lớn cũng là điểm cộng cho những ai yêu thích nghề này.

Anh Phạm Văn Tuyền, chuyên viên quản trị mạng cấp cao của một công ty IT nước ngoài chia sẻ: Chuyên viên quản trị mạng làm nhiệm vụ vận hành, khai thác, mở rộng và xử lý các sự cố liên quan hệ thống thông tin như quản lý các kết nối #Intranet, #Internet, quản lý hoạt động của các #server như #mail, #web, #database

Nghề quản trị mạng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Lương người mới vào nghề khoảng 200 - 300 USD/tháng. Người có 2-3 năm kinh nghiệm thì lương từ 500 USD đến 800 USD…

Nghề thiết kế đồ họa – thừa “đất” thiếu người


Thiết kế đồ họa hay gọi ngắn gọn là thiết kế có thể được bắt gặp ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống: Từ thiết kế bao bì sản phẩm, báo – tạp chí, các ấn phẩm quảng bá (poster, biểu ngữ, tờ bướm, tập san) đến hoạt động sự kiện, #show diễn (phông nền, cảnh trí, clip…), giao diện #website, phim ảnh… đều cần đến bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế của những chuyên viên thiết kế.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu thẩm mỹ càng được nâng cao, thiết kế lại càng chứng tỏ được tầm quan trọng và sự cần thiết.
Với tương lai tươi sáng của nghề, số lượng người theo học thiết kế đồ họa đang tăng nhanh chóng. Tìm một địa điểm học thiết kế đồ họa hiện nay là không khó.

Lượng sinh viên tốt nghiệp nghề này hằng năm cũng nhiều. Thế nhưng, việc tuyển dụng với doanh nghiệp còn là vấn đề nan giải.
Ông Lê Vũ Hà - Phó Giám đốc Công ty Thiết kế Vũ Đức nhận định: “Qua các đợt tuyển dụng của công ty, tôi thấy phần đông các bạn sinh viên ra trường chỉ mới đáp ứng được yêu cầu về phần đồ họa chứ chưa thể hiện được yêu cầu thiết kế dù họ được đào tạo chính quy. Các bạn còn quá thiếu ý tưởng sáng tạo và kỹ năng làm việc, trong khi đây là hai yếu tố quan trọng làm nên nhà thiết kế đồ họa mà chúng tôi đặc biệt quan tâm”.
Báo giấy

Trái ngược với không khí “hoảng loạn” rút - nộp hồ sơ như đăng ký nguyện vọng 1, lần xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong ngày cuối khá bình lặng, lượng hồ sơ các trường nhận được cũng không nhiều.



Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 355ed5ef21521d.img
Thí sinh nộp hồ sơ tại ĐH Nguyễn Tất Thành sáng 7.9


Hôm nay 7.9, ngày cuối cùng xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS), nhiều trường vẫn còn lượng chỉ tiêu lớn, dù phần lớn đều đưa ra điểm xét tuyển bằng ngưỡng đầu vào của Bộ #GD-ĐT (ĐH: 15, : 12 điểm).

Nguồn tuyển đã cạn?


Tại khu vực phía Nam, nhiều trường #ĐH, # còn rất nhiều chỉ tiêu nhưng đến hạn cuối cùng nhận hồ sơ xét tuyển, lượng thí sinh nộp hồ sơ khá ít. 

Tại ĐH Nguyễn Tất Thành, trong đợt 1 xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung, trường còn 3.800 chỉ tiêu xét tuyển ở tất cả các ngành nghề đào tạo. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại trường mới nhận hơn 1.900 hồ sơ (trong đó khoảng 700 hồ sơ xét tuyển trực tuyến). Vì vậy, từ ngày 11.9 đến ngày 21.9, trường tiếp tục xét tuyển NVBS đợt 2 với gần 2.000 chỉ tiêu cho tất cả các ngành.
Đại diện phòng tuyển sinh nhà trường than thở: “Chưa có năm nào khó khăn như năm nay, có lẽ là nguồn tuyển đã cạn rồi mới khó khăn như vậy chứ thực tế hằng năm chúng tôi tuyển cũng được khá đông, chưa kể những năm gần đây chúng tôi đang xây dựng mục tiêu thành trường trọng điểm nên càng ngày càng nâng cao về chất lượng, học sinh sinh viên của trường trong các đợt thi tay nghề quốc tế đều được chứng chỉ xuất sắc… thì không thể nói trường kém chất lượng nên không thu hút thí sinh”.
Tương tự, nhiều trường khác như ĐH Lạc Hồng cũng mới chỉ nhận hơn 600 hồ sơ (chỉ tiêu là 900); ĐH Công nghệ Đồng Nai cũng còn hơn 2.000 chỉ tiêu xét tuyển cho 14 ngành bậc ĐH và 21 ngành cao đẳng với điểm xét tuyển bằng điểm sàn. Ông Hoàng Văn Phúc, Trưởng phòng Tuyển sinh nhà trường cho biết, trường tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung cho đến hết thời gian quy định của Bộ GD-ĐT.
Không chỉ ở các trường ĐH ngoài công lập, thực tế tình hình nộp hồ sơ NVBS ở một số trường ĐH công lập vùng cũng khá ít ỏi.
Tại ĐH Đà Lạt, ở đợt này trường nhận xét tuyển thêm 700 chỉ tiêu cho 18 ngành hệ ĐH và 300 chỉ tiêu cho 4 ngành hệ ; tuy nhiên, thống kê cho thấy lượng hồ sơ đăng ký đến trưa ngày 7.9 ở một số ngành hệ ĐH khá ít, chẳng hạn ngành Văn hóa học ở ưu tiên 1 chỉ có 9 hồ sơ (chỉ tiêu 30); Nông học 21 hồ sơ (chỉ tiêu 30); Công nghệ sau thu hoạch 29 hồ sơ (50 chỉ tiêu); Sinh học có 37 hồ sơ (chỉ tiêu 60). Ở hệ , lượng hồ sơ ở cả 4 ưu tiên đều khá ít ỏi. Cụ thể, ở ngành Kế toán chỉ có 35 thí sinh đăng ký ở cả 4 ưu tiên (80 chỉ tiêu); ngành Công nghệ thông tin có 24 hồ sơ (80 chỉ tiêu); Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông có 21 hồ sơ (chỉ tiêu 60) và ngành Công nghệ sau thu hoạch có 12 hồ sơ (80 chỉ tiêu)

Gọi vượt chỉ tiêu để… “chống ảo”


Theo các chuyên gia tuyển sinh, đợt xét tuyển nguyện vọng 2 này, các thí sinh được nộp hồ sơ vào 3 trường khác nhau, mỗi trường 4 ngành. Ngoài ra, một số trường còn xét tuyển bằng điểm học bạ #THPT  mà theo thống kê, có hơn 200 trường có thêm phương án xét tuyển này nên tình trạng hồ sơ ảo sẽ rất lớn. Một số trường dù đã đủ chỉ tiêu, nhưng lo lắng về lượng hồ sơ ảo. Đại diện một trường ĐH ngoài công lập tại TP.HCM nhận định: Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh đã khiến xảy ra tình trạng nhiều thí sinh củng cố khả năng trúng tuyển lần 2 này bằng cách “rải” hồ sơ vào cả 3 trường, mỗi trường đều đăng ký đủ cả 4 nguyện vọng; thậm chí còn tranh thủ đang ký trực tuyến hoặc mang học bạ đến xét tuyển. Điều này vô hình chung làm tăng lượng hồ sơ ảo.
Để đối phó với tình trạng ảo, nhiều trường dự tính sẽ gọi nhập học nhiều hơn so với chỉ tiêu. Bà Trương Thị Ngọc Bích, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cho biết: Kinh nghiệm ở đợt 1 cho thấy chỉ có khoảng 30% thí sinh trúng tuyển nhập học, vì vậy ở đợt xét tuyển NVBS này chúng tôi dự tính sẽ gọi dư ra. Cụ thể, ở đợt này chúng tôi xét tuyển khoảng 660 chỉ tiêu nhưng đến thời điểm hiện tại đã nhận khoảng hơn 800 hồ sơ, vì vậy chúng tôi sẽ gọi nhập học gần 700 thí sinh để trừ đi lượng thí sinh ảo. Tuy vậy, khả năng có thể sẽ phải tiếp tục xét nguyện vọng bổ sung lần 2.
Tương tự, ĐH Công nghệ TP.HCM cũng dự kiến cũng gọi tăng gần 1,5 lần so với chỉ tiêu để tránh tình trạng thí sinh ảo. Ông Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và truyền thông nhà trường cho biết: Chỉ trong ngày cuối cùng trường nhận thêm khoảng gần 200 hồ sơ, như vậy tổng số hồ sơ nhận được ở đợt xét NVBS này là khoảng 4.500 hồ sơ. Tuy nhiên, trường cũng dự kiến chỉ có khoảng 60% thí sinh trúng tuyển sẽ nhập học nên sẽ gọi nhập học khoảng 3.150 thí sinh với mức điểm trúng tuyển sẽ bằng mức dự kiến trước đó.
Ngoài ra, trường cũng tiếp tục xét #NVBS đợt 2 tất cả các ngành với mỗi ngành khoảng 10 chỉ tiêu.
Nguồn: #xaluan.com

Hiện vẫn đang là thời gian để các trường đại học, cao đẳng tổ chức xét tuyển nguyện vọng 2 năm 2015. Vậy khi nào các trường sẽ công bố điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng này?


>>> Xét tuyển nguyện vọng 2: Thí sinh đã bớt áp lực

>>> Danh sách các trường ĐH- xét tuyển nguyện vọng bổ sung

>>> Thí sinh cần cẩn trọng chọn trường trong Xét tuyển ĐH, nguyện vọng bổ sung


Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum MH2015_12228070

Theo quy định của Bộ Giáo dục và (GD&ĐT), thí sinh sẽ có 10 ngày để xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NV2) vào các trường đại học, cao đẳng (ĐH, ) còn chỉ tiêu xét tuyển.  Thời gian xét tuyển #NV2 của các trường #ĐH, # năm 2015 bắt đầu từ ngày 26/8 đến hết ngày 7/9.  Thời gian công bố điểm chuẩn trúng tuyển NV2 năm 2015 chậm nhất là ngày 10/9 và sớm nhất là ngày 7/9 các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển NV2. Trong đợt xét tuyển NV2, có 163 trường (bao gồm cả ĐH, ) xét tuyển NV2, đặc biệt khối trường quân đội xét tuyển thêm hơn 4000 chỉ tiêu NV2.

 Trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không được rút hồ sơ để chuyển sang trường khác. Thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào một trường duy nhất. Ngoài ra, thí sinh có thể gửi Phiếu đăng ký xét tuyển theo một trong các phương thức: Nộp tại sở #GD&ĐT hoặc trường #THPT do sở #GD&ĐT quy định; Qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh; hoặc nộp trực tiếp tại trường. Thí sinh có thể sử dụng tối đa 3 phiếu để đăng ký vào 3 trường khác nhau trong mỗi đợt xét tuyển.
 
Theo: #Vnmedia

BT- Bắt đầu từ ngày 26/8, đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) 2 vào các trường đại học (ĐH), cao đẳng () lại tiếp tục. 


Đây là cơ hội cho các thí sinh tìm vé “vét” vào đại học nếu chưa may mắn trúng tuyển của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 trước đó.


Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Xet
Nhiều thí sinh đến tìm hiểu về Trường Đại học Phan Thiết Ảnh: Đ.Hòa


Trường ngoài công lập: Lo hết nguồn tuyển


Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đợt xét tuyển nguyện vọng 2 sẽ được điều chỉnh xuống còn 10 ngày, không như đợt xét tuyển #NV1 là 20 ngày. Và theo quy chế của Bộ, khi đăng ký xét tuyển các nguyện vọng bổ sung vào các trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không được rút hồ sơ để chuyển sang trường khác giống như ở đợt xét tuyển NV 1. Đồng thời thí sinh sử dụng mã vạch của mỗi giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký vào một trường duy nhất. Thí sinh có thể gởi tối đa 3 phiếu giấy chứng nhận kết quả vào 3 trường khác nhau cùng một lúc để đăng ký xét tuyển. Do đó, đối với những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 cần phải cân nhắc kỹ và nộp hồ sơ sớm để kịp thời gian xét tuyển #NV2. Ngoài ra, thí sinh có thể nộp phiếu đăng ký xét tuyển ngay tại các trường #THPT nơi mình học hoặc  qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh; nếu có điều kiện thì đến trực tiếp trường nơi mình đăng ký xét tuyển. Sau những bất cập của đợt xét tuyển vừa qua, đồng thời để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thí sinh trong việc đi lại rút hồ sơ nếu không trúng tuyển ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, Bộ #GD&ĐT có quy định nếu thí sinh chọn đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường #ĐH hay # nào đó cần kèm photo giấy chứng nhận kết quả thi cùng với phiếu đăng ký xét tuyển. Mục đích là để thí sinh nếu không trúng tuyển nguyện vọng bổ sung ở đợt đầu có thể tiếp tục tham gia xét tuyển ở các đợt tiếp theo mà không cần phải rút hồ sơ, chỉ photo tiếp giấy chứng nhận kết quả thi để nộp. Tuy nhiên, ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung này, nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang rất lo “ế” sinh viên. “Với 4 đợt xét tuyển, mỗi đợt thí sinh được quyền đăng ký vào 3 trường khác nhau, mỗi trường lại được đăng ký vào 4 ngành, tính ra mỗi thí sinh có được 12 nguyện vọng. Nếu như vậy cơ hội cho thí sinh vào các trường ĐH, công lập là rất lớn, các trường ngoài công lập khả năng sẽ hết nguồn tuyển”, hiệu trưởng Trường ĐH Phan Thiết lo lắng cho biết. Được biết, thời điểm này các trường đang cố gắng “chạy” chỉ tiêu cho đủ. Do đó, nhiều trường đang tung mọi chiêu tiếp thị đến các thí sinh đã đăng ký xét tuyển theo hình thức học bạ. Nhiều thí sinh cho biết rất nhiều trường ngoài công lập nhắn tin hoặc gọi điện tới để thông báo kết quả trúng tuyển vào trường và thúc giục thí sinh đến làm thủ tục nhập học.

Đại học Phan Thiết: Còn nhiều cơ hội


Trong khi các trường ngoài công lập ồ ạt tuyển sinh với phương án xét tuyển học bạ khá đơn giản để “kéo” thí sinh về trường, như chỉ cần có điểm trung bình môn năm lớp 12 từ 6 điểm trở lên hoặc điểm trung bình của 3 môn đạt 6 điểm trở lên trong năm lớp 12 là có đủ điều kiện đỗ đại học. Riêng Trường ĐH Phan Thiết, với mục tiêu nâng cao chất lượng đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, trường vẫn tuyển sinh theo hai hình thức lấy điểm thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ. Đối với thí sinh bằng hoặc cao hơn điểm sàn (15 điểm) xét tuyển vào đại học, từ 12 điểm xét vào cao đẳng; riêng xét học bạ phải có điểm trung bình môn từ 6 điểm trở lên cho 3 năm cấp 3. “Chúng tôi biết sẽ rất khó khăn trong điều kiện tuyển sinh hiện nay nếu theo phương án này, nhưng không vì số lượng mà bỏ chất lượng”, Tiến sĩ Phạm Đình Trung – Hiệu trưởng ĐH Phan Thiết cho biết.
Kết thúc đợt xét tuyển NV 1, trường đã tuyển được khoảng 500 chỉ tiêu. Hầu hết hồ sơ xét tuyển đều ở mức điểm dao động từ 18 – 19 điểm, cơ hội dành cho các nguyện vọng bổ sung còn rất nhiều gần 400 chỉ tiêu, các thí sinh cần nộp hồ sơ sớm. Được biết, đợt xét tuyển NV 1 vừa qua, trường có gần 100 hồ sơ rút từ các trường khác nộp về, chỉ có 2 hồ sơ rút đi, có gần 93% thí sinh trong tỉnh đăng ký xét tuyển. Các ngành đang có thí sinh trúng tuyển cao là du lịch, ngoại ngữ và kế toán. Năm học 2015, ĐH Phan Thiết tiếp tục  tuyển sinh 7 ngành nghề đào tạo cho cả hai hệ. Dự kiến đến tháng 9/2015 mở thêm hai ngành kinh doanh quốc tế và luật kinh tế, đồng thời tuyển sinh thêm lớp cao học thạc sĩ quản trị kinh doanh (100 chỉ tiêu). Từ ngày 26/8, ĐH Phan Thiết bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển NV bổ sung theo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Những ngành còn cơ hội là công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng. Được biết, chỉ tiêu hệ cao đẳng của trường năm nay là 650 chỉ tiêu, tuy nhiên đến thời điểm này mới có 20 hồ sơ trúng tuyển. “Nếu như đến hết thời gian xét tuyển các nguyện vọng bổ sung mà vẫn không đủ chỉ tiêu cho hệ cao đẳng, trường sẽ xin bộ điều chỉnh chỉ tiêu cho phù hợp”, ông Trung cho biết.
Được biết, năm học này trường sẽ xây dựng thêm ký túc xá với sức chứa 800 chỗ, nâng tổng hai ký túc xá của trường lên 1.300 chỗ để tạo điều kiện cho sinh viên ở xa có cơ hội được ở hết tại ký túc xá. Trường sẽ mạnh dạn đẩy mạnh đào tạo thực tế, không đi theo lối mòn đào tạo như một số trường với mục tiêu tạo đầu ra đáp ứng với nhu cầu xã hội. Từ đó, trường đẩy mạnh hợp tác ký kết với các doanh nghiệp đến giảng dạy trực tiếp ở một số lĩnh vực về nghiệp vụ du lịch ngay từ thời gian đầu. Mức học phí năm học này tiếp tục được giữ nguyên  từ 4,5 – 4,8 triệu đồng/học kỳ (đại học), từ 4,2 – 4,5 triệu đồng/học kỳ (cao đẳng). Năm nay trường tiếp tục dành 500 triệu đồng tiền học bổng để tiếp sức cho sinh viên có thành tích học giỏi, sinh viên nghèo vượt khó. 
Nguồn tin: #baobinhthuan

Theo báo cáo nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng 1, phần lớn số thí sinh đạt điểm trên mức ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT công bố đã tham gia xét tuyển.


>>> Điểm chuẩn chính thức của 102 trường Đại học, cao đẳng 2015 ( cập nhật liên tục )

>>> Tin học đường: Cánh cửa nguyện vọng 2 đang hẹp dần

>>> Những điều cần biết khi xét tuyển nguyện vọng 2,3,4

Đến hết ngày 20/8, đã có 569.843 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Trong số hơn 400 trường #ĐH, # sử dụng kết quả thi #THPT quốc gia để xét tuyển, có 108 trường ĐH và 21 trường có số thí sinh đăng ký xét tuyển lớn hơn chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Với tình trạng thí sinh đăng ký xét tuyển như trên, dự kiến có hàng trăm trường ĐH, với hơn 350.000 chỉ tiêu sẽ được xét tuyển ngay từ nguyện vọng I (so với năm 2014, chỉ có khoảng 50 trường xét đủ chỉ tiêu ngay từ NV I).

Một số trường ĐH ngoài công lập có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển cao như: ĐH Võ Trường Toản (107%), ĐH Buôn Ma Thuột (93%), ĐH Hoa Sen (91%), ĐH Văn Lang (80%), HUTECH (60,8%), ĐH Thăng Long (60%)… Các trường này đều khẳng định, so với kết quả xét tuyển đợt I của năm 2014, kết quả xét tuyển đợt I năm nay đều tốt hơn về số lượng và chất lượng.

Số lượt thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển là 42.957 (chiếm 8,1% tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1). Trong số thí sinh đăng ký thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển, có 11.080 thí sinh nộp hồ sơ tại các sở GD&ĐT và tại các trường ĐH, là 31.877 thí sinh. Việc thay đổi nguyện vọng chủ yếu tập trung vào khoảng 30 trường có số thí sinh đăng ký xét tuyển vượt nhiều so với chỉ tiêu.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và dư luận xã hội, nửa đầu kỳ thi THPT quốc gia đã diễn ra suôn sẻ, thành công. Mọi vấn đề phát sinh chỉ bắt đầu từ khi các trường ĐH triển khai công việc xét tuyển NV1. Điều này đã gây ra căng thẳng, lo lắng cho một bộ phận thí sinh và gia đình trong việc cập nhật thông tin, thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Thí sinh và gia đình muốn thay đổi nguyện vọng vào cuối đợt xét tuyển #NV1 đã phải đi lại tốn kém.

Bước đầu, Bộ GD&ĐT xác định nguyên nhân là do việc đã cho thí sinh thay đổi nguyện vọng liên tục. Thời gian đăng ký kéo dài (20 ngày) cũng gây mệt mỏi cho thí sinh và gia đình vì phải chờ đợi lâu. Hơn nữa, việc cho thí sinh có 4 nguyện vọng để đăng ký xét tuyển trong một trường đã tạo ra nhiều “thí sinh ảo”, khiến chính các trường và thí sinh không thể xác định được khả năng cũng như cơ hội trúng tuyển của mình.

Bộ #GD&ĐT cho biết sẽ rút kinh nghiệm về những vướng mắc trong quá trình triển khai đợt xét tuyển NV 1 vừa qua để có những điều chỉnh, chỉ đạo các sở GD&ĐT, các trường làm tốt hơn cho những đợt xét tuyển bổ sung sắp tới. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ có những điều chỉnh một cách tổng thể, chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi năm sau và các năm tiếp theo với mục tiêu là tạo thuận lợi nhất cho học sinh và giảm tốn kém cho xã hội.

Nguyệt Hà / #baochinhphu.vn

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có báo cáo nhanh nhận rõ những hạn chế về đợt xét tuyển nguyện vọng 1 tuyển sinh đại học cao đẳng (ĐH, ) hệ chính quy năm 2015.



Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đến hết ngày 20/8/2015 đã có 569,843 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, . Như vậy, phần lớn số thí sinh đạt điểm trên sàn #ĐH, # đã tham gia xét tuyển nguyện vọng 1.


Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Kinh-te-quoc-dan-5_1
Thí sinh và người nhà lo lắng, căng thẳng trong ngày cuối của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 (Ảnh: Phạm Đức Minh) 


Tuy vậy, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ một số hạn chế trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1.

“Một bộ phận thí sính và gia đình căng thẳng, lo lắng trong việc cập nhật thông tin và thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển; Một bộ phận thí sinh và gia đình phải đi lại tốn kém đã gây nên bức xúc”, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ ra nguyên nhân của những bức xúc trong việc xét tuyển nguyện vọng 1 do việc cho thí sinh thay đổi nguyện vọng liên tục.

Bên cạnh đó, “việc thời gian đăng ký kéo dài 20 ngày và thí sinh có 4 nguyện vọng để đăng ký xét tuyển trong một trường”, cũng là các nguyên nhân dẫn tới những bức xúc vừa qua của thí sinh và phụ huynh trong việc đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1.


Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Bo-truong-pham-vu-luan
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã nhận trách nhiệm về những bất cập trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 vừa qua


Trước những hạn chế trong việc xét tuyển nguyện vọng 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rút kinh nghiệm về những vướng mắc trong quá trình triển khai đợt xét tuyển nguyện vọng 1 vừa qua để có những điều chỉnh, chỉ đạo các sở Giáo dục và Đào tạo, các trường làm tốt hơn cho những đợt xét tuyển bổ sung sắp tới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những điều chỉnh một cách tổng thể, chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi năm sau và các năm tiếp theo với mục tiêu là tạo thuận lợi nhất cho học sinh và giảm tốn kém cho xã hội.

Bên cạnh những hạn chế trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ trong số hơn 400 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển, có 108 trường đại học và 21 trường cao đẳng có số thí sinh đăng ký xét tuyển lớn hơn chỉ tiêu tuyển sinh của trưởng. 
Với tình trạng thí sinh đăng ký xét tuyển như trên dự kiến có hàng trăm trường đại học, cao đẳng với hơn 350.000 chỉ tiêu sẽ được xét tuyển ngay từ nguyện vọng vọng I (so với năm 2014, chỉ có khoảng 50 trường xét đủ chỉ tiêu ngay từ nguyện vọng I).

Có một số trường ĐH ngoài công lập có lượng thí sinh #ĐKXT cao như: Trường ĐH Võ Trường Toản (107%), Trường ĐH Buôn Ma Thuột (93%), Trường ĐH Hoa sen (91%), Trường ĐH Văn Lang (80%), #HUTECH (60,8%), Trường ĐH Thăng Long (60%); có khoảng 10 trường khác đạt từ 50% trở lên (đủ chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia). 

“Các trường này đều khẳng định so với kết quả xét tuyển đợt I của năm 2014, kết quả xét tuyển đợt I năm nay đều tốt hơn về số lượng và chất lượng”, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu.

Số lượt thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển là 42.975 (chiếm 8,1% tổng số thí sinh ĐKXT đợt 1), trong số thí sinh đăng ký thay đổi nguyện vọng ĐKXT tại Sở Giáo dục và Đào tạo là 11.080, tại các trường đại học và cao đẳng là 31,877. 

Việc thay đổi nguyện vọng ĐKXT chủ yếu tập trung vào khoảng 30 trường có số thí sinh ĐKXT vượt nhiều so với chỉ tiêu.

Mùa tuyển sinh năm 2015 nổi tiếng với những câu chuyện “lạ” khiến người nghe dở khóc, dở cười.



Kỳ tuyển sinh 2015 có nhiều điểm mới. Các thí sinh được ghép hai kỳ thi tốt nghiệp #THPT và tuyển sinh #ĐH, # làm một để giảm áp lực thi cử và tránh gây lãng phí cho xã hội. Số điểm có được từ kỳ thi THPT Quốc gia sẽ được dùng để xét tuyển vào ĐH.
Năm nay, cộng đồng mạng không chỉ được chứng kiến những câu chuyện “dở khóc, dở cười” xung quanh phòng thi mà còn được thấy khá nhiều những hành động “lạ” của các sĩ tử trong hành trình từ khi biết điểm đến khi làm hồ sơ xét tuyển đại học.

Thí sinh đạt 27,5 điểm vẫn trượt đại học


Nếu như những năm trước, thí sinh trượt tốt nghiệp sẽ không được tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học thì năm nay với việc gộp hai kỳ thi làm một, không ít thí sinh rơi vào cảnh éo le: đỗ đại học nhưng trượt tốt nghiệp. Trong đó có trường hợp của bạn L.Đ.H (sinh năm 1997, Như Xuân, Thanh Hóa).
Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 1440066261-1440061530-anh-1
Hành động của nam sinh gây xôn xao cộng đồng mạng

Trong kỳ thi THPT Quốc gia, H. thi được 27,75 điểm khối C (trong đó có 3 điểm vùng – PV). Đây là số điểm khá cao, có thể giúp H. lọt vào nhiều trường đại học top cao, nhưng vì bị liệt môn Toán (0,5 điểm) mà H đã không đủ điều kiện làm hồ sơ xét tuyển vào đại học.

H. cho biết, cậu là học sinh chuyên văn, môn Toán không đến mức kém nhưng do đề thi có nhiều đổi mới nên làm bài không tốt, dẫn đến bị điểm liệt. Hụt hẫng và buồn chán, H. đã đốt tờ giấy chứng nhận kết quả thi ĐH. Hình ảnh tờ giấy chứng nhận ghi rõ số điểm 27,75 kèm theo dấu đỏ, bùng cháy trong ngọn lửa khi được chia sẻ trên Facebook đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng.

Thí sinh đốt 4 tờ giấy chứng nhận ĐH


Đó là hành động được cho là lạ lùng của thí sinh Kiều Tuấn Vịnh (sinh năm 1994, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Sau khi nhận được 4 tờ giấy chứng nhận kết quả thi đại học, Vịnh tự tay đốt rồi chụp ảnh đăng Facebook, khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 1440066261-1440061567-anh-2

Nam sinh đôt 4 giấy chứng nhận kết quả thi đại học

Vịnh cho hay, hành động đốt giấy chứng nhận đại học không phải do buồn chán hay hụt hẫng mà do bản thân đã tìm được hướng đi khác trong tương lai và nó không liên quan gì đến những tờ giấy đó.

Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 1440066261-1440061632-anh-3
Kiều Tuấn Vịnh đã xác định được hướng đi trong tương lai

Vịnh từng tham dự 4 kỳ thi đại học nhưng đều không đỗ. Năm nay, Vịnh dự thi vào trường Học viện Biên phòng và đạt số điểm 19,25. Số điểm trung bình cùng với cách thức tuyển sinh khá phức tạp của năm nay phần nào thôi thúc Vịnh từ bỏ cánh cổng trường đại học, tìm ra hướng đi khác.

Thí sinh đạt gần 27 điểm từ chối xét tuyển đại học


Trong khi bạn bè đồng trang lứa đang sốt sắng làm hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học theo nguyên vọng thì Phan Văn Huy (Hà Tĩnh) lại không nộp hồ sơ vào trường đại học nào, dù số điểm Huy đạt được trong kỳ thi vừa qua là gần 27 điểm.

Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 1440066261-1440061667-anh-4
Phan Văn Huy khi nhỏ

Dự thi khối B, Huy đạt được 10 điểm môn Hóa, 8,25 điểm môn Toán và 8,5 điểm môn Sinh. Với số điểm 26,75, Huy có rất nhiều cơ hội lọt vào các trường đại học top đầu nhưng cậu đã không tham dự kỳ xét tuyển. Quyết định lạ lùng của Huy khiến không ít người bất ngờ. Khi được hỏi lý do, Huy chia sẻ ngắn gọn, cậu đã chọn được con đường đi của riêng mình.

Được biết, Huy là một trong những học sinh xuất sắc của trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, từng giành nhiều giải cao trong các kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia.
Thí sinh đạt 24,5 điểm nộp hồ sơ vào trường nghề
Từ nhiều năm nay, với hầu hết các thí sinh, trường nghề chỉ là sự lựa chọn cuối cùng khi không đủ điểm vào , ĐH. Tuy nhiên, Trần Ngọc Nam (trường THPT Vũ Quang, Hà Tĩnh) lại có suy nghĩ và hướng đi hoàn toàn khác. Dù đạt 24,5 điểm (tính cả 1,5 điểm vùng – PV)- một số điểm khá cao nhưng Quang vẫn nộp hồ sơ vào trường nghề Việt Đức.
Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 1440066261-1440061729-anh

Trần Ngọc Nam (thứ 3 từ trái sang) trong lớp học của trường nghề Việt Đức

Quyết định của Quang được cho là “ngược dòng”, “ngược đường” với hầu hết các thí sinh. Chia sẻ về lý do chọn trường nghề, Quang cho biết, lựa chọn này đã được Nam và gia đình bàn bạc kỹ lưỡng từ khi học lớp 12. Nam muốn học cho mình một cái nghề để sau khi ra trường nếu không thể xin vào làm ở nhà máy, xí nghiệp thì có thể tự mở cửa hàng sửa chữa riêng.
Theo Hạ Nhiên / #danviet.vn

 Những rối rắm trong khâu xét tuyển ĐH được điều chỉnh thế nào? Vì sao thí sinh phải chạy đôn đáo rút - nộp hồ sơ xét tuyển?... Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có trao đổi với VietNamNet.


Năm đầu đổi mới không tránh khỏi hạn chế


Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Những mục tiêu căn bản của kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, đã đạt được đó là giảm áp lực thi cử, giảm rủi ro cho thí sinh, giảm tỉ lệ ảo, tạo thuận lợi cho các nhà trường tuyển được những thí sinh phù hợp nhất.

Do là năm đầu tiên chúng ta thực hiện đổi mới thi tuyển sinh nên rất khó tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Tuy nhiên #Bộ GD-ĐT luôn có những giải pháp kịp thời để xử lý những tình huống phát sinh.



Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 20150819110555-ttga1
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga


Kết quả qua đợt xét tuyển đầu tiên cho thấy những trường có uy tín, chất lượng có thể tuyển được những thí sinh giỏi nhất. Còn đối với thí sinh thì những em đạt kết quả cao luôn tự tin chọn được đúng ngành, trường mà mình yêu thích; những em có kết quả trung bình cũng có đủ thông tin để lựa chọn trường vừa sức; những em chẳng may chọn ngành, trường chưa phù hợp với năng lực sở trường và kết quả thi của mình cũng có cơ hội để thực hiện việc đăng ký trở lại. Thông tin tuyển sinh đã được minh bạch, công khai đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh.

- Liên quan đến những chỉ đạo của Bộ GD-ĐT trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1 rất kịp thời, nhưng không hiệu quả vì cận ngày quá nên thí sinh, phụ huynh không yên tâm để nộp hồ sơ điều chỉnh nguyện vọng ở trường THPT và Sở GD-ĐT. Dẫn đến họ vẫn đổ xô về các trường ĐH để điều chỉnh nguyện vọng, Bộ GD-ĐT có hình dung ra vấn đề này khi làm đổi mới tuyển sinh?

Trong 10 ngày đầu tiên, thí sinh nộp hồ sơ là chính vì các trường đều chưa nhận đủ hồ sơ so với chỉ tiêu nên các giải pháp hỗ trợ thí sinh rút hồ sơ trong thời gian đó là không cần thiết. Cũng trong thời gian đó, các trường chưa được yêu cầu công bố điểm xét tuyển tạm thời để tránh gây hiểu nhầm.

Thực tế khi số lượng hồ sơ chưa đủ so với chỉ tiêu thì rõ ràng điểm xét tuyển tạm thời chỉ bằng điểm ngưỡng nhận hồ sơ. 10 ngày sau của đợt xét tuyển, số lượng thí sinh đăng ký vào một số trường bắt đầu vượt chỉ tiêu cần thiết.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển Bộ đã giao các Sở GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ thu nhận đơn xin thay đổi nguyện vọng xét tuyển của thí sinh để thực hiện các thao tác kỹ thuật chuyển thông tin của thí sinh đến các trường liên quan.

Tất cả các thao tác này được thực hiện qua phần mềm, không phải rút, nộp hồ sơ nên rất đơn giản và nhẹ nhàng. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các trường cập nhật thường xuyên điểm xét tuyển tạm thời để thí sinh tham khảo.

Thí sinh hoàn toàn không nên đến các trường để thay đổi nguyện vọng xét tuyển mà hãy đến Sở GDĐT của địa phương hay đến ngay trường THPT trên địa bàn được Sở giao nhiệm vụ để thực hiện việc này.

 Trường lớn có sức hút mạnh



- Thăm dò về thời gian xét tuyển nguyện vọng 1 trên báo VietNamNet cho thấy, nhiều ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian từ 20 ngày xuống còn 10 ngày - như vậy là đủ thời gian cho thí sinh lựa chọn thay đổi nguyện vọng, không gây khó cho các trường?

Thực ra khi xây dựng qui chế Bộ cũng như các trường rất muốn rút ngắn thời gian của đợt xét tuyển để sớm kết thúc. Thời gian mỗi đợt xét tuyển 10, 15 ngày cũng đã đưa ra thảo luận rộng rãi.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng nếu rút ngắn thời gian thì các thí sinh vùng sâu vùng xa không có đủ thời gian nộp hồ sơ hoặc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển làm thiệt thòi quyền lợi của các em.
Thời gian 20 ngày mỗi đợt xét tuyển là hơi dài trong thực tế. Những năm tới Bộ sẽ điều chỉnh lại hợp lý hơn nhất là khi tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh. 

- Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng, việc ấn định điểm chuẩn xét tuyển năm nay sẽ không theo quy luật nào. Với những trường cao thì điểm chuẩn sẽ rất cao, thậm chí các trường top giữa điểm chuẩn cũng sẽ nhiều biến động cao lên. Điều này sẽ không phản ánh đúng chất lượng đầu vào các trường dẫn tới việc phân tầng các trường ĐH sẽ càng khó khăn hơn?

Việc xác định điểm chuẩn vào ngành, trường là do hội đồng tuyển sinh các trường quyết định dựa trên yêu cầu đảm bảo chất lượng và chiến lược xây dựng uy tín của nhà trường trong xã hội.

Rõ ràng những trường lớn, có uy tín thì năm nay có sức hút rất mạnh đối với thí sinh có điểm cao. Điểm chuẩn nhiều ngành của những trường này vì vậy tăng cao hơn so với mọi năm.

Khi tuyển được nhiều thí sinh giỏi có năng lực tương đối đồng đều và yêu thích ngành nghề thì các trường có điều kiện nâng cao chất lượng để đào tạo được nguồn lao động có tính cạnh tranh cao.

Từ đó, việc phân tầng, xếp hạng hệ thống giáo dục đại học theo Luật Giáo dục Đại học cũng có cơ sở để thực hiện thuận lợi. Trúng tuyển vào các trường ĐH xếp hạng cao cũng sẽ là niềm tự hào đối với thí sinh. Vì vậy học sinh sẽ thi đua học tập tốt hơn để vào được trường danh giá.

Còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm



- Những điều chưa suôn sẻ trong xét tuyển ĐH đang đặt ra sẽ có điều chỉnh cụ thể như thế nào trong mùa tuyển sinh năm tới, thưa Thứ trưởng?

Những giải pháp kỹ thuật áp dụng trong tuyển sinh năm nay đã được thảo luận, tính toán kỹ càng. Các phương án cũng đã được đưa ra thảo luận rộng rãi để chọn được phương án phù hợp nhất đưa ra áp dụng.



Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 20150819110555-img-6883
Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sáng 18/8 (Ảnh: LAD)


Bộ luôn có những giải pháp để xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình triển khai. Hơn 13 năm tổ chức kỳ thi “3 chung” trước đây năm nào Bộ cũng tổ chức họp bàn rút kinh nghiệm để điều chỉnh qui chế cho phù hợp.

Kỳ thi #THPT quốc gia mới được tổ chức năm đầu tiên nên rõ ràng còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm để những năm sau tổ chức tốt hơn. Mặt khác những năm tới thí sinh cũng sẽ quen dần với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu từ đăng ký dự thi đến xét tuyển để giảm nhẹ áp lực công tác xét tuyển. Năm nay không nhiều thí sinh lựa chọn các giải pháp này.

- Thưa Thứ trưởng, cũng nhiều ý kiến cho rằng: hai vấn đề Bộ #GD-ĐT kỳ vọng khi làm đổi mới tuyển sinh là: tiết kiệm cho thí sinh nhưng thực tế thí sinh vẫn phải đi lại nhiều để tìm kiếm cơ hội vào ĐH; tạo thêm cơ hội cho thí sinh nhưng cuộc chơi đang khiến thí sinh hoang mang vì sự thay đổi nguyện vọng ở những ngày cuối. Điều này có làm mất cơ hội trúng tuyển của thí sinh không khi mà khâu định hướng chọn ngành, chọn trường của thí sinh vẫn tù mù?

Việc rút, nộp hồ sơ trong đợt xét tuyển chỉ tập trung ở một số ít các trường lớn có uy tín. Thực tế chỉ có khoảng 30-40 trường trên tổng số hơn 400 trường ĐH, của cả nước có sức thu hút mạnh mẽ thí sinh. Nhiều thí sinh ít triển vọng trúng tuyển vào các trường này cũng đã đến các Sở GD-ĐT của địa phương làm thủ tục điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, không đến rút hồ sơ ở trường.

Vì vậy số thí sinh thực tế phải đi lại nhiều không thể so sánh với hàng triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh #ĐH, # hằng năm. Việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích so với việc tổ chức 4 kỳ thi trước đây rõ ràng giảm được chi phí và áp lực thi cử rất lớn cho toàn xã hội.

Trong quá trình xét tuyển, phần lớn các trường ĐH đều đã cung cấp thông tin cần thiết đủ để thí sinh tham khảo lựa chọn quyết định của mình. Chắc chắn rất nhiều thí sinh đã tránh được rủi ro trong xét tuyển vào ĐH, năm nay.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc đợt xét tuyển hồ sơ ĐH- 2015, sự rắc rối, bất cập càng bộc lộ một cách rõ nét. 


Thứ hạng thay đổi chóng mặt


Thông tin từ VietNamNet, dưới cái nắng nóng trên 38độ C của thời tiết Hà Nội, không khí xét tuyển tại các trường càng nóng hơn bao giờ hết do đây đã là thời gian cuối của đợt xét tuyển. Mặc dù các trường đều đã huy động tối đa lực lượng đón tiếp nhận và trả hồ sơ cho thí sinh, thế nhưng, do số lượng quá đông nên các trường khó kiểm soát. Nhiều thí sinh đến rút hồ sơ từ sáng nhưng phải đợi sang đầu giờ chiều mới đến lượt.

Sáng 17/8, khu vực rút hồ sơ của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đông nghịt người. Theo thông tin từ Phòng Đào tạo của trường, từ 5 ngày nay đã đông như vậy, và đã có trên 3.000 thí sinh tới rút hồ sơ.

Phụ huynh và thí sinh cũng ngồi gần kín hội trường lớn của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Trường này bố trí một loạt máy tính làm công tác nhập điểm, thay đổi nguyện vọng, bàn để hồ sơ để tạo điều kiện tìm và trả cho thí sinh muốn rút một cách nhanh chóng nhất.

Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Thi-sinh-cho-rut-ho-so

Thí sinh ngồi chờ đợi để rút hồ sơ.




Tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, để thuận lợi cho khâu xét tuyển, nhà trường bố trí ba khu vực: một để thí sinh rút hồ sơ, một khu vực cho chuyển nguyện vọng và khu vực nộp hồ sơ vào trường. Khu vực nào cũng có khá đông thí sinh, phụ huynh ra vào tấp nập.

Được 22 điểm khối A và nộp hồ sơ lần đầu vào ngành Tự động hóa (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), với chỉ tiêu tuyển 240 mấy ngày đầu Đ đứng trong tốp các thí sinh điểm cao. Tuy nhiên đến ngày 14/8, xếp hạng của Đ bắt đầu tụt xuống đến chóng mặt. Từ vị trí thứ 13, Đ hiện đã bị đánh bật khỏi số chỉ tiêu và giờ đứng thứ 500.

“Ban đầu em khá yên tâm với khả năng trúng tuyển vào trường. Nhưng hiện nay thí sinh không còn khả năng đỗ vào các trường như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại… thuộc nhóm đầu đã rút hồ sơ để chuyển về trường này. Tình hình từ hôm nay trở đi chắc chắn sẽ còn khủng khiếp hơn nên em thấy mình đã hết hy vọng và quyết định về đây rút hồ sơ” – Đ nói.

Ngồi bần thần ở khu vực rút hồ sơ của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chị Dương Thị Ng ở Phú Châu (Ba Vì) cho biết, “sáng nay hai mẹ con đi từ 6 rưỡi, tới trường lúc hơn 9 giờ, đang chờ đến lượt rút và hy vọng kịp thời gian để sang nộp hồ sơ vào HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Dù vẫn còn khả năng đỗ ngành Sinh học, nhưng nó không thích ngành đó lắm nên hôm nay hai mẹ con đi rút hồ sơ luôn”.

Toát mồ hôi “chờ” được rút hồ sơ


Ghi nhận của Người Đưa Tin tại điểm nộp hồ sơ trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngay từ 8h30 sáng đã rất đông thí sinh tới rút hồ sơ.
Các thí sinh đến trước phải đưa biên lai thu tiền để cán bộ trả hồ sơ đánh số thứ tự, sau đó đứng ra phía sau chờ tới lượt mình. Tại phòng số 102, tòa nhà D, trường Đại học Sư phạm Hà Nội các thí sinh không đủ kiên nhẫn ngồi đợi số thứ tự nên vẫn thấp thỏm chen chúc nhau vào rút hồ sơ.

Một em học sinh chia sẻ "Mệt mỏi lắm chị ạ, em đến rút hồ sơ từ 7h30 sáng mà giờ này vẫn đứng đây chờ tới lượt để rút lại hồ sơ. Em được 25 điểm cả điểm cộng nhưng đến nay số thứ tự của em đã lên đến 140 trong khi chỉ tiêu khoa Giáo dục Tiểu học chỉ có 40 thí sinh khối D. Giờ em cũng chỉ biết đến đây rút hồ sơ thôi chứ chưa biết sẽ nộp vào đâu để có được vị trí "an toàn".
Không kém gì Quyên, rất nhiều thí sinh cũng đang trong cảnh "mồ hôi nhễ nhại" chờ tới lượt mình rút hồ sơ. Phòng 102, lượng thí sinh nộp và rút hồ sơ đông nghẹt, không khí rất ngột ngạt. Các thí sinh và phụ huynh lách qua nhau để tới bàn cán bộ trả hồ sơ cũng khó khăn. Nắng nóng, lại đông người nên nhìn gương mặt ai cũng mệt mỏi.

Công điện khẩn xét tuyển đại học "nước rút"


#VietNamNet đưa tin trước đó, chiều 16/8, Bộ #GD-ĐT gửi công điện tới các sở GD-ĐT và trường #ĐH, # yêu cầu tập trung nhân lực, vật lực để phục vụ công tác xét tuyển trong những ngày "nước rút".

Bộ GD-ĐT dự kiến trong những ngày cuối của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 (từ 17 đến 20/8/2015), số lượng thí sinh đến các trường để nộp, rút hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) có thể rất đông.

Để chủ động phục vụ thí sinh và thực hiện thành công kỳ tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đề nghị giám đốc các sở GD-ĐT và hiệu trưởng các trường chủ động triển khai ngay một số công việc sau:

Huy động đủ nhân lực, tập trung phương tiện kỹ thuật, tăng thời gian làm việc hàng ngày… để tiếp nhận ĐKXT, rút ĐKXT của thí sinh trong các ngày từ 17 đến 20/8/2015.

Các trường chỉ đạo cán bộ tham gia công tác tuyển sinh chủ động phân loại, sắp xếp, quản lý hồ sơ ĐKXT của các thí sinh có điểm thấp hơn mức điểm trong phạm vi chỉ tiêu tuyển sinh để việc rút hồ sơ ĐKXT của các thí sinh được thuận lợi, nhanh chóng.  
Kịp thời phản ảnh về Bộ GDĐT (qua Vụ GDĐH và Cục KT&KĐCLGD) các vấn đề phát sinh để có giải pháp kịp thời.

Đức An (Tổng hợp)

Thí sinh trực tiếp rút hồ sơ tại trường, tới Sở GD-ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 

Ngày 11/8, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các trường đại học (ĐH), học viện, các Sở GD-ĐT về việc hỗ trợ thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường ĐH, .
Bộ GD-ĐT nêu rõ: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, nhất là các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thay đổi nguyện vọng ĐKXT, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp với các trường ĐH, : Tiếp tục cho thí sinh đăng ký xét tuyển và thay đổi nguyện vọng theo quy định của Quy chế tuyển sinh #ĐH, # hệ chính quy ; tạo điều kiện cho các thí sinh thay đổi nguyện vọng #ĐKXT với sự phối hợp của các sở GD-ĐT.

Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Tuyen_sinh_dai_hoc_PEWQ
Nhiều thí sinh thay đổi nguyện vọng vào những ngày cuối đợt xét tuyển

Quy trình Bộ đưa ra như sau:


a) Thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT và nộp vào trường khác: Trực tiếp rút hồ sơ tại trường (theo quy định hiện hành) hoặc có thể tới Sở GD-ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT do sở GD-ĐT quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT, Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát chuyển Hồ sơ ĐKXT của bưu điện.

b) Sở GD-ĐT:
- Đến hết ngày 20/8, tổ chức thu nhận hồ sơ thay đổi nguyện vọng ĐKXT của thí sinh;cập nhật vào phần mềm quản lý tuyển sinh các thông tin thay đổi nguyện vọng của thí sinh; đồng thời gửi về Bộ qua hộp thư ts2015@moet.edu.vn danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ (theo mẫu 2).  
- Lưu giữ Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT, Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát của Bưu điện đến hết tháng 12/2015.

c) Các trường ĐH, thường xuyên cập nhật thông tin điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT do sở GD-ĐT chuyển lên hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh của Bộ và:
- Tiếp nhận danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ và cập nhật vào phần mềm quản lý tuyển sinh của Bộ để đưa thí sinh ra khỏi danh sách ĐKXT của trường; lưu giữ Giấy chứng nhận kết quả thi của các thí sinh này;
- Nhập thông tin của thí sinh vào dữ liệu ĐKXT của trường mình.
Bộ #GD-ĐT cũng yêu cầu các sở GD-ĐT, các trường ĐH, tinh thần khắc phục khó khăn, tạo thuận lợi nhất có thể cho học sinh và tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung công văn này. 

 Danh sách đăng ký xét tuyển ĐH, 2015 tất cả các trường trên cả nước 
 Tuyển sinh đại học năm 2015: Chuyên gia cho rằng kỳ thi thất bại 

Mẫu đơn của Bộ GD-ĐT:


Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 10xswsn
Topics tagged under cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 2nimr20



Lại Thìn / #VOV.VN

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next