Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under dorsetshire on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under dorsetshire on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 1 mục

Từ một phụ nữ nội trợ ít học, Pearl Curran, Mỹ, đã trở thành văn sĩ nổi tiếng với hàng chục tác phẩm giá trị. Đặc biệt, bà khẳng định, mình không viết nên các áng văn, thơ ấy mà chỉ chép lại lời "đọc" của một phụ nữ từ hai thế kỷ trước.

Topics tagged under dorsetshire on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Pearlcurran2-size-170x0-znd

Suốt thời thơ ấu, Pearl L. Pollard (tên hồi con gái của #Pearl-Curran, 1883-1937) chỉ là cô bé có trí thông minh ở mức trung bình, không có năng khiếu hay sở thích nào đặc biệt và khá thờ ơ với chuyện học hành. Năm 14 tuổi, ngượng với bạn bè vì phải học lại một lớp nên Pearl Curran bỏ dở chương trình trung học và xin đi làm.

Topics tagged under dorsetshire on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Pearlcurran2-size-0x0-znd
Pearl Curran, nhà văn của những điều bí ẩn. (Ảnh: Answers.com)

10 năm sau, bà kết hôn và bắt đầu một cuộc sống khép kín, buồn tẻ của người nội trợ trong một gia đình nghèo thuộc tầng lớp lao động. Những người quen biết với #Curran không bao giờ thấy bà nói chuyện văn chương cũng chưa hề thấy người phụ nữ này có lấy một cuốn sách trong nhà. Mọi thứ cứ thế bình lặng trôi đi trong nhiều năm.

Cho đến một ngày tháng 7/1913, mấy người hàng xóm ghé chơi mang theo một chiếc bảng cầu cơ (loại bảng gồm các chữ cái, các ký tự khác và một mũi tên được cho là có thể chuyển tải thông tin từ thế giới bên kia). Pearl Curran vừa đặt tay vào thì mũi tên bắt đầu dịch chuyển giữa các con chữ trên bảng và một thông điệp dần hiện ra. Đó là tên một phụ nữ: Patience Worth.

Tò mò, Pearl Curran và những người hàng xóm tiếp tục đặt các câu hỏi cho #Patience-Worth qua bảng cầu cơ. Patience Worth cho biết, bà là một phụ nữ đã sống ở #Dorsetshire, Anh, năm 1649 hoặc 1694 sau đó di cư sang Mỹ và bị thổ dân da đỏ ở đó sát hại.

Nhà văn không sáng tác


Từ sau buổi cầu cơ, Pearl Curran bỗng nhiên trở thành một con người khác. Trong vòng 9 năm tiếp theo, bà bước hẳn vào lĩnh vực văn chương và liên tiếp cho ra đời nhiều bộ tiểu thuyết, một số truyện ngắn và hàng trăm bài thơ. Nhiều tác phẩm trong số này được giới phê bình đánh giá khá cao và thu hút được sự chú ý của độc giả vì giá trị nghệ thuật và tư tưởng.

Nhưng điều khiến người ta ngạc nhiên hơn cả là Pearl Curran khẳng định mình không phải là người viết nên những tác phẩm này. Tất cả những gì bà làm chỉ là chép lại từng câu chữ được Patience Worth"đọc" cho nghe trong đầu hay qua bảng cầu cơ.

Khá nhiều học giả hồi đó tin vào giải thích này vì theo họ, với trình độ học vấn và hiểu biết của Pearl Curran thì sáng tác là điều không tưởng. Hơn nữa, phân tích ngôn ngữ dùng trong các tác phẩm của bà, khoảng 90% là thuộc hệ Anglo-Saxon và 10% là tiếng Pháp cổ được dùng từ thế kỷ 17 trở về trước. Làm sao một bà nội trợ chưa học hết trung học, suốt ngày chỉ ru rú trong nhà và chẳng bao giờ sờ đến sách vở như Pearl Curran lại có thể sử dụng thứ ngôn ngữ này.

Từ sau năm 1922, số lượng các tác phẩm mà Pearl Curran cho ra đời ngày càng ít đi. Theo lời bà thì, Patience Worth cũng không còn đọc tiếp cho bà chép nữa. Cho đến năm 1937, khi #Pearl Curran qua đời thì việc đó ngừng hẳn. #Patience Worth cũng không xuất hiện nữa, dù cũng có người thử dùng bảng cầu cơ để liên lạc.

Nhiều thập kỷ sau đó, người ta vẫn còn tranh cãi về tính trung thực trong câu chuyện về Patience Worth. Một số người vẫn tin rằng thực sự có một linh hồn như vậy tồn tại và nó đã liên hệ với Pearl Curran bằng sợi dây tâm linh để thực hiện giấc mơ văn chương còn dang dở lúc sinh thời. Ngược lại, nhiều người khác cho đó chỉ là một màn kịch để tiếp thị sách.

Theo Khoa học & Đời sống, #Vnexpress