Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 8 mục

Ngày 7/9 là thời điểm cuối cùng kết thúc nguyện vọng 2 và cũng là thời điểm mà các trường bắt đầu nhập học cho thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 qua kỳ thi THPT quốc gia. 


Đến lúc này, bức tranh toàn cảnh về mùa xét tuyển đại học, cao đẳng năm học 2015 - 2016 cơ bản đã hình thành.
 

Thừa, thiếu chỉ tiêu cục bộ

 
Ngày cuối cùng của đợt xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2), khu vực nhận hồ sơ của Trường Đại học Vinh vẫn tấp nập các thí sinh đến nộp hồ sơ. Đường dây nóng của nhà trường cũng liên tục đổ chuông với rất nhiều thắc mắc của các thí sinh gọi về xin tư vấn, hỗ trợ ngành nghề. Trên bảng tổng hợp của nhà trường cho đến sáng 7/9 đã có trên 1.600 hồ sơ đăng ký NV2, trong đó có những ngành thí sinh đã vượt chỉ tiêu. 

Cao nhất là ngành #Luật-Kinh-tế, dù chỉ có 200 chỉ tiêu, nhưng số thí sinh nộp hồ sơ đã lên đến 309 em, điểm dự báo trúng tuyển là 21 điểm. Đặc biệt, trong số thí sinh nộp #NV2 vào khoa này, có những thí sinh điểm trúng tuyển rất cao, ngang với điểm trúng tuyển của những trường hàng đầu cả nước, như thí sinh Nguyễn Thị Hiền 28,25 điểm (Khoa Luật Kinh tế) và Phạm Thị Hiên 28,75 điểm (Khoa Luật).
 
Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Images1380325_Th__sinh_d_n_nh_p_h_c_t_i_tru_ng___i_h_c_Vinh
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường Đại học Vinh.

Mặc dù về cơ bản Khoa Luật và Luật Kinh tế đã hết chỉ tiêu, nhưng trong ngày cuối cùng số thí sinh đến để nộp hồ sơ vào ngành này vẫn khá đông. Điều này càng gây áp lực cho thí sinh và đặt cục diện tuyển sinh ngày cuối cùng thêm căng thẳng. Có một thực tế, phần lớn thí sinh vẫn nộp hồ sơ theo tâm lý đám đông chứ chưa có nhận thức rõ ràng để chọn nghề. Vì vậy, có những ngành thí sinh phải cạnh tranh rất căng thẳng; ngược lại có những ngành nghề rất vắng thí sinh đăng ký. Đơn cử như ngành Nuôi trồng thủy sản chỉ có 12 hồ sơ, Báo chí 35 hồ sơ, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 36 hồ sơ, Kỹ thuật điện tử truyền thông 9 hồ sơ, Xây dựng gần 60 hồ sơ...
 
Năm học 2016, Trường Đại học Vinh có trên 5.100 chỉ tiêu. Hết đợt tuyển sinh #NV1 nhà trường đã tuyển được trên 4.416 thí sinh (trên 80%), trong đó có nhiều khoa đã tuyển đủ. Sang đợt 2 với hơn 1.600 hồ sơ đăng ký, tiến sỹ Nguyễn Xuân Bình - Trưởng phòng Đào tạo cho biết: Mặc dù có một số ngành chưa đủ chỉ tiêu, nhưng sau NV2 nhà trường sẽ kết thúc việc tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu vào cho nhà trường. 
 
Ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, kết thúc đợt xét tuyển NV2, cũng đã nhận được 1.020 hồ sơ/1.210 chỉ tiêu đăng ký vào học. Tuy năm nay hình thức xét tuyển mới được dự đoán là sẽ khó cho các trường tốp dưới và các trường cao đẳng, nhưng với kết quả này, ông Đặng Khắc Thắng, Hiệu trưởng nhà trường, khẳng định: Đây là kết quả tuyển sinh tốt nhất của nhà trường trong vài năm trở lại đây. Trong đó, có nhiều khoa thừa nguồn tuyển sinh như Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tiểu học. Với trên 90% chỉ tiêu đã tuyển sinh đủ, nhà trường chưa có kế hoạch tuyển sinh #NV3. Tuy nhiên, sau ngày 22/9, nhà trường sẽ xem xét lại nếu có nhiều thí sinh không đăng ký nhập học. Hai khoa khó tuyển sinh nhất của trường trong năm nay là tiếng Anh ngoài Sư phạm (hiện chỉ có 6 hồ sơ) và ngành Công nghệ thông tin chưa có thí sinh nào nộp hồ sơ. Sở dĩ vậy là bởi trong khi xây dựng chỉ tiêu nhà trường đã bám sát nhu cầu thực tế về việc làm. Bên cạnh đó, trong năm học nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và trực tiếp đến tư vấn tại 68 trường THPT trên địa bàn tỉnh.
 

Nỗi lo thí sinh “ảo” 

 
Từ 2 ngày trở lại đây, các trường đại học trên địa bàn tỉnh cũng đã bắt đầu nhập học cho các thí sinh. Tại Trường Đại học Vinh, với trên 4.000 thí sinh trúng tuyển NV1, nhà trường tổ chức nhập học thành nhiều đợt với nhiều tổ tư vấn, hỗ trợ và làm thủ tục cho thí sinh. 
 
Thực tế, vì nhiều thí sinh do phải chạy theo việc trúng tuyển nên lượng thí sinh phải nhập học những ngành nghề không đúng nguyện vọng, không đúng sở thích là khá cao. Không ít thí sinh cũng vì lý do này nên sẽ không nhập học mà chọn thi lại vào đợt sau. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thí sinh trúng tuyển “ảo”. Bên cạnh đó, cũng theo tiến sỹ Nguyễn Xuân Bình, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Vinh: Năm nay kết thúc đợt 1, thí sinh điểm cao nhất có thể có cơ hội trúng tuyển 4 nguyện vọng, vậy nên nhà trường không chắc chắn tất cả 4.416 thí sinh trúng tuyển đều đến nhập học.
 
Tại Trường Đại học Y khoa Vinh, 3 ngành “hút” sinh viên nhất là ngành Y Đa khoa, Bác sỹ Y học dự phòng và Cử nhân điều dưỡng, tuy nhiên trong ngày nhập học số sinh viên đến nhập học chưa đạt 90%. Riêng ngành Cao đẳng hết ngày đầu tiên mới chỉ có khoảng 400 sinh viên đến nhập học dù trường có đến 800 chỉ tiêu. Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Cảnh Phú, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Trường sẽ kéo dài thời gian nhập học đến 20 ngày. Nếu chỉ tiêu không đủ, nhà trường sẽ xem xét để gọi bổ sung.
 
Thấp thỏm nhất chính là những trường xét tuyển bằng học bạ. Như ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, kết thúc đợt 2 trường đã tuyển sinh được khoảng 70% chỉ tiêu, nhưng lãnh đạo nhà trường vẫn chưa yên tâm vì trong số này, số thí sinh trúng tuyển qua xét học bạ khá nhiều. Chia sẻ về điều này, cô giáo Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Hiệu trưởng nhà trường nói rằng: “Theo quy định, thí sinh chỉ cần có đủ điểm học bạ theo quy định là có thể trúng tuyển và chúng tôi đều đã gửi giấy báo. Nhưng trong quá trình nộp hồ sơ, thí sinh chỉ nộp học bạ phô tô, nên chúng tôi không khẳng định được ngoài Trường Đại học Kinh tế Nghệ An các em có nộp thêm trường nào khác nữa hay không”. Thầy giáo Đặng Khắc Thắng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An cũng bày tỏ quan điểm: Theo lý thuyết thì thí sinh đã đậu trường nào, Bộ Giáo dục và  Đào tạo sẽ khóa mã và không cho thí sinh đăng ký vào các trường khác. Nhưng trên thực tế có quản lý được hay không thì không chắc chắn được. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồ sơ “ảo”.
 
Như vậy, đợt xét tuyển NV2 vào các trường đại học, cao đẳng đã kết thúc. Tuy nhiên, sau xét tuyển NV2, hầu hết cơ hội vào những trường đại học có uy tín không nhiều và đó sẽ là khó khăn buộc các thí sinh chưa trúng tuyển phải hết sức thận trọng trong đợt xét tuyển NV3. Theo kế hoạch, đợt xét tuyển NV3 sẽ bắt đầu từ 10 - 25/10. Đợt xét tuyển NV4 sẽ bắt đầu vào tháng 11 nhưng chỉ dành cho các trường cao đẳng. 
 
Bài, ảnh: Mỹ Hà / #baonghean.vn

BT- Bắt đầu từ ngày 26/8, đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) 2 vào các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) lại tiếp tục. 


Đây là cơ hội cho các thí sinh tìm vé “vét” vào đại học nếu chưa may mắn trúng tuyển của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 trước đó.


Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Xet
Nhiều thí sinh đến tìm hiểu về Trường Đại học Phan Thiết Ảnh: Đ.Hòa


Trường ngoài công lập: Lo hết nguồn tuyển


Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đợt xét tuyển nguyện vọng 2 sẽ được điều chỉnh xuống còn 10 ngày, không như đợt xét tuyển #NV1 là 20 ngày. Và theo quy chế của Bộ, khi đăng ký xét tuyển các nguyện vọng bổ sung vào các trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không được rút hồ sơ để chuyển sang trường khác giống như ở đợt xét tuyển NV 1. Đồng thời thí sinh sử dụng mã vạch của mỗi giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký vào một trường duy nhất. Thí sinh có thể gởi tối đa 3 phiếu giấy chứng nhận kết quả vào 3 trường khác nhau cùng một lúc để đăng ký xét tuyển. Do đó, đối với những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 cần phải cân nhắc kỹ và nộp hồ sơ sớm để kịp thời gian xét tuyển #NV2. Ngoài ra, thí sinh có thể nộp phiếu đăng ký xét tuyển ngay tại các trường #THPT nơi mình học hoặc  qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh; nếu có điều kiện thì đến trực tiếp trường nơi mình đăng ký xét tuyển. Sau những bất cập của đợt xét tuyển vừa qua, đồng thời để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thí sinh trong việc đi lại rút hồ sơ nếu không trúng tuyển ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, Bộ #GD&ĐT có quy định nếu thí sinh chọn đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường #ĐH hay #CĐ nào đó cần kèm photo giấy chứng nhận kết quả thi cùng với phiếu đăng ký xét tuyển. Mục đích là để thí sinh nếu không trúng tuyển nguyện vọng bổ sung ở đợt đầu có thể tiếp tục tham gia xét tuyển ở các đợt tiếp theo mà không cần phải rút hồ sơ, chỉ photo tiếp giấy chứng nhận kết quả thi để nộp. Tuy nhiên, ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung này, nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang rất lo “ế” sinh viên. “Với 4 đợt xét tuyển, mỗi đợt thí sinh được quyền đăng ký vào 3 trường khác nhau, mỗi trường lại được đăng ký vào 4 ngành, tính ra mỗi thí sinh có được 12 nguyện vọng. Nếu như vậy cơ hội cho thí sinh vào các trường ĐH, CĐ công lập là rất lớn, các trường ngoài công lập khả năng sẽ hết nguồn tuyển”, hiệu trưởng Trường ĐH Phan Thiết lo lắng cho biết. Được biết, thời điểm này các trường đang cố gắng “chạy” chỉ tiêu cho đủ. Do đó, nhiều trường đang tung mọi chiêu tiếp thị đến các thí sinh đã đăng ký xét tuyển theo hình thức học bạ. Nhiều thí sinh cho biết rất nhiều trường ngoài công lập nhắn tin hoặc gọi điện tới để thông báo kết quả trúng tuyển vào trường và thúc giục thí sinh đến làm thủ tục nhập học.

Đại học Phan Thiết: Còn nhiều cơ hội


Trong khi các trường ngoài công lập ồ ạt tuyển sinh với phương án xét tuyển học bạ khá đơn giản để “kéo” thí sinh về trường, như chỉ cần có điểm trung bình môn năm lớp 12 từ 6 điểm trở lên hoặc điểm trung bình của 3 môn đạt 6 điểm trở lên trong năm lớp 12 là có đủ điều kiện đỗ đại học. Riêng Trường ĐH Phan Thiết, với mục tiêu nâng cao chất lượng đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, trường vẫn tuyển sinh theo hai hình thức lấy điểm thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ. Đối với thí sinh bằng hoặc cao hơn điểm sàn (15 điểm) xét tuyển vào đại học, từ 12 điểm xét vào cao đẳng; riêng xét học bạ phải có điểm trung bình môn từ 6 điểm trở lên cho 3 năm cấp 3. “Chúng tôi biết sẽ rất khó khăn trong điều kiện tuyển sinh hiện nay nếu theo phương án này, nhưng không vì số lượng mà bỏ chất lượng”, Tiến sĩ Phạm Đình Trung – Hiệu trưởng ĐH Phan Thiết cho biết.
Kết thúc đợt xét tuyển NV 1, trường đã tuyển được khoảng 500 chỉ tiêu. Hầu hết hồ sơ xét tuyển đều ở mức điểm dao động từ 18 – 19 điểm, cơ hội dành cho các nguyện vọng bổ sung còn rất nhiều gần 400 chỉ tiêu, các thí sinh cần nộp hồ sơ sớm. Được biết, đợt xét tuyển NV 1 vừa qua, trường có gần 100 hồ sơ rút từ các trường khác nộp về, chỉ có 2 hồ sơ rút đi, có gần 93% thí sinh trong tỉnh đăng ký xét tuyển. Các ngành đang có thí sinh trúng tuyển cao là du lịch, ngoại ngữ và kế toán. Năm học 2015, ĐH Phan Thiết tiếp tục  tuyển sinh 7 ngành nghề đào tạo cho cả hai hệ. Dự kiến đến tháng 9/2015 mở thêm hai ngành kinh doanh quốc tế và luật kinh tế, đồng thời tuyển sinh thêm lớp cao học thạc sĩ quản trị kinh doanh (100 chỉ tiêu). Từ ngày 26/8, ĐH Phan Thiết bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển NV bổ sung theo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Những ngành còn cơ hội là công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng. Được biết, chỉ tiêu hệ cao đẳng của trường năm nay là 650 chỉ tiêu, tuy nhiên đến thời điểm này mới có 20 hồ sơ trúng tuyển. “Nếu như đến hết thời gian xét tuyển các nguyện vọng bổ sung mà vẫn không đủ chỉ tiêu cho hệ cao đẳng, trường sẽ xin bộ điều chỉnh chỉ tiêu cho phù hợp”, ông Trung cho biết.
Được biết, năm học này trường sẽ xây dựng thêm ký túc xá với sức chứa 800 chỗ, nâng tổng hai ký túc xá của trường lên 1.300 chỗ để tạo điều kiện cho sinh viên ở xa có cơ hội được ở hết tại ký túc xá. Trường sẽ mạnh dạn đẩy mạnh đào tạo thực tế, không đi theo lối mòn đào tạo như một số trường với mục tiêu tạo đầu ra đáp ứng với nhu cầu xã hội. Từ đó, trường đẩy mạnh hợp tác ký kết với các doanh nghiệp đến giảng dạy trực tiếp ở một số lĩnh vực về nghiệp vụ du lịch ngay từ thời gian đầu. Mức học phí năm học này tiếp tục được giữ nguyên  từ 4,5 – 4,8 triệu đồng/học kỳ (đại học), từ 4,2 – 4,5 triệu đồng/học kỳ (cao đẳng). Năm nay trường tiếp tục dành 500 triệu đồng tiền học bổng để tiếp sức cho sinh viên có thành tích học giỏi, sinh viên nghèo vượt khó. 
Nguồn tin: #baobinhthuan

Hiện tại cả nước còn hàng trăm trường đại học, cao đẳng đang có nhu cầu xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Cánh cửa vào đại học cho thí sinh vẫn rộng mở.


Bộ GD-ĐT vừa tổng hợp danh sách tất cả các trường đại học, cao đẳng xét tuyển bổ sung (NV2) năm 2015 đến ngày 28.8.
Theo đó, hiện tại cả nước còn hàng trăm trường đại học, cao đẳng đang có nhu cầu xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Như vậy, hàng nghìn thí sinh chưa trúng tuyển #NV1 vẫn còn cơ hội để vào đại học, cao đẳng.

Theo danh sách Bộ #GD-ĐT công bố, hiện có 62 trường đại học, cao đẳng phía Bắc và 68 trường phía Nam còn thiếu chỉ tiêu phải tuyển bổ sung ở đợt 2.

Thí sinh có thể căn cứ vào danh sách dưới đây để lựa chọn trường, nguyện vọng cho phù hợp:

Danh sách các trường đại học phía Bắc xét tuyển NV2. (Xem tại đây)
Danh sách các trường đại học phía Nam xét tuyển NV2. (Xem tại đây)

Danh sách các trường cao đẳng phía Bắc xét tuyển NV2. (Xem tại đây)
Danh sách các trường cao đẳng phía Nam xét tuyển NV2. (Xem tại đây)
Theo Diệu Thu (danviet.vn)

Theo báo cáo nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng 1, phần lớn số thí sinh đạt điểm trên mức ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT công bố đã tham gia xét tuyển.


>>> Điểm chuẩn chính thức của 102 trường Đại học, cao đẳng 2015 ( cập nhật liên tục )

>>> Tin học đường: Cánh cửa nguyện vọng 2 đang hẹp dần

>>> Những điều cần biết khi xét tuyển nguyện vọng 2,3,4

Đến hết ngày 20/8, đã có 569.843 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Trong số hơn 400 trường #ĐH, #CĐ sử dụng kết quả thi #THPT quốc gia để xét tuyển, có 108 trường ĐH và 21 trường CĐ có số thí sinh đăng ký xét tuyển lớn hơn chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Với tình trạng thí sinh đăng ký xét tuyển như trên, dự kiến có hàng trăm trường ĐH, CĐ với hơn 350.000 chỉ tiêu sẽ được xét tuyển ngay từ nguyện vọng I (so với năm 2014, chỉ có khoảng 50 trường xét đủ chỉ tiêu ngay từ NV I).

Một số trường ĐH ngoài công lập có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển cao như: ĐH Võ Trường Toản (107%), ĐH Buôn Ma Thuột (93%), ĐH Hoa Sen (91%), ĐH Văn Lang (80%), HUTECH (60,8%), ĐH Thăng Long (60%)… Các trường này đều khẳng định, so với kết quả xét tuyển đợt I của năm 2014, kết quả xét tuyển đợt I năm nay đều tốt hơn về số lượng và chất lượng.

Số lượt thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển là 42.957 (chiếm 8,1% tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1). Trong số thí sinh đăng ký thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển, có 11.080 thí sinh nộp hồ sơ tại các sở GD&ĐT và tại các trường ĐH, CĐ là 31.877 thí sinh. Việc thay đổi nguyện vọng chủ yếu tập trung vào khoảng 30 trường có số thí sinh đăng ký xét tuyển vượt nhiều so với chỉ tiêu.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và dư luận xã hội, nửa đầu kỳ thi THPT quốc gia đã diễn ra suôn sẻ, thành công. Mọi vấn đề phát sinh chỉ bắt đầu từ khi các trường ĐH triển khai công việc xét tuyển NV1. Điều này đã gây ra căng thẳng, lo lắng cho một bộ phận thí sinh và gia đình trong việc cập nhật thông tin, thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Thí sinh và gia đình muốn thay đổi nguyện vọng vào cuối đợt xét tuyển #NV1 đã phải đi lại tốn kém.

Bước đầu, Bộ GD&ĐT xác định nguyên nhân là do việc đã cho thí sinh thay đổi nguyện vọng liên tục. Thời gian đăng ký kéo dài (20 ngày) cũng gây mệt mỏi cho thí sinh và gia đình vì phải chờ đợi lâu. Hơn nữa, việc cho thí sinh có 4 nguyện vọng để đăng ký xét tuyển trong một trường đã tạo ra nhiều “thí sinh ảo”, khiến chính các trường và thí sinh không thể xác định được khả năng cũng như cơ hội trúng tuyển của mình.

Bộ #GD&ĐT cho biết sẽ rút kinh nghiệm về những vướng mắc trong quá trình triển khai đợt xét tuyển NV 1 vừa qua để có những điều chỉnh, chỉ đạo các sở GD&ĐT, các trường làm tốt hơn cho những đợt xét tuyển bổ sung sắp tới. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ có những điều chỉnh một cách tổng thể, chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi năm sau và các năm tiếp theo với mục tiêu là tạo thuận lợi nhất cho học sinh và giảm tốn kém cho xã hội.

Nguyệt Hà / #baochinhphu.vn

Cập nhật điểm chuẩn chính thức tất cả các trường Đại học 2015: 30 trường công bố điểm chuẩn.



Báo điện tử #VTC News sẽ liên tục cập nhật điểm chuẩn chính thức tất cả các trường đại học để thí sinh, phụ huynh nắm rõ. Hết buổi sáng 22/8, 30 trường đại học, cao đẳng đã công bố điểm chuẩn chính thức năm 2015

Đại học Văn Hiến công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy năm 2015: Điểm chuẩn tất cả các ngành theo hình thức xét điểm thi #THPT là 15 điểm bậc đại học; 12 điểm bậc cao đẳng

Đại học Phú Yên công bố điểm chuẩn trúng tuyển #NV1: Giáo dục tiểu học: 20,5 điểm, Sư phạm tiếng Anh: 17,5 điểm, Giáo dục mầm non: 16,75 điểm, Ngôn ngữ Anh: 15,25 điểm. Những ngành còn lại tuyển sinh ở mức 15 điểm.



Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Phu_yen

Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Phu_yen1
Điểm chuẩn của Đại học Phú Yên 


Đại học Thái Bình công bố điểm trúng tuyển ở tất cả các ngành hệ đại học là 15 điểm. Điểm trúng tuyển này áp dụng cho khu vực 3. Điểm ưu tiên giữa các nhóm đối tượng cách nhau 1,0 điểm. Điểm ưu tiên khu vực cách nhau 0,5 điểm.



Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Diemchuan2015_1
Điểm chuẩn của Đại học Thái Bình. 

Đại học Công nghệ Đồng Nai thông báo danh sách 1.510 thí sinh trúng tuyển vào hệ đại học chính quy của trường. Những thí sinh trúng tuyển sẽ sẽ được trường gửi giấy báo nhập học qua đường bưu điện hoặc thí sinh liên hệ trực tiếp với trường để được cấp giấy báo trúng tuyển.

Đại học Dân lập Hải Phòng thông báo điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 năm 2015. Điểm chuẩn cho tất cả các ngành đại học là 15 điểm.

I.   Điểm trúng tuyển NV1:  

1.  Điểm trúng tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2015
Hệ Đại học: Tổng điểm 3 môn theo khối thi: 15.0 điểm - Khối V: 15.0 (Vẽ *2)
Hệ Cao đẳng: Tổng điểm 3 môn theo khối thi: 12.0 điểm 
2.  Điểm trúng tuyển theo kết quả học THPT
     Điểm trung bình 3 môn theo khối xét tuyển của 3 năm học THPT
     Hệ ĐH: Điểm trúng tuyển >= 6.0  
     Hệ CĐ: Điểm trúng tuyển >= 5.5    
             
II.  Xét tuyển NV bổ sung: 
      Từ ngày 21/8/2015 đến ngày 15/9/2015.

III. Điểm ưu tiên khu vực và đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

HV Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm trúng tuyển ngành Báo chí. Điểm chuẩn các chuyên ngành dao động từ 19 đến 23 điểm. Cụ thể:

Báo in                                 D320101       602      21.5     20.0     21.0  
Ảnh báo chí                        D320101       603      21.0    19.0     19.5 
Báo phát thanh                  D320101       604      21.0     20.0     20.0  
Báo truyền hình                  D320101       605      23.0     21.5     21.5
Quay phim truyền hình       D320101      606      19.5     19.0     19.0 
Báo mạng điện tử             D320101      607      22.0      20.5     20.5  
Báo chí đa phương tiện   D320101      608      22.0      21.0     21.0 

Đại học Lạc Hồng có điểm bằng ngưỡng xét tuyển đầu vào của Bộ GD&ĐT (đại học: 15, cao đẳng: 12).

Đại học Đông Đô xét tuyển theo phương thức xét học bạ.



Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Ky-thi-thptq-quoc-gia1


Đại học Phương Đông vừa công bố điểm trúng tuyển theo hai hình thức xét điểm thi THPT và kết quả học bạ. Ở hình thức xét điểm thi THPT, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Kiến trúc với 20 điểm. Các ngành còn lại đều ở mức 15 điểm.

Đại học Thành Tây công bố điểm trúng tuyển vào trường theo hai hình thức xét điểm thi THPT và xét học bạ. 

Chiều nay, 21/8, Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Công Nghệ Thông Tin - ĐHQG-HCM thông báo điểm chuẩn trúng tuyển, kỳ Tuyển sinh Đại học chính quy năm 2015.

Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển cho các tổ hợp môn thi Toán-Lý-Hóa và Toán-Lý Anh đối với các thí sinh có trung bình cộng của điểm trung bình 5 học kỳ (HK1, HK2 lớp 10; HK1, HK2 lớp 11; HK1 lớp 12) từ 6,5 trở lên và có hạnh kiểm học kỳ 1 lớp 12 đạt từ loại khá trở lên cho học sinh phổ thông, khu vực 3.

Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP HCM vừa công bố điểm trúng tuyển vào trường. Theo đó, điểm trúng tuyển bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là hệ 12. 

Đại học Công nghiệp Việt Trì công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường.

Đại học Bình Dương cũng vừa công bố điểm trúng tuyển hệ đại học, cao đẳng bằng ngưỡng điểm tối thiểu với đại học: 15 điểm, cao đẳng: 12 điểm.

Trường ĐH Thăng Long vừa công bố danh sách thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường năm 2015. Theo đó, trường cũng công bố tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 với điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ 17 đến 22 điểm.

Cũng trong chiều 21/8, Trường ĐH dân lập Văn Lang đã công bố điểm trúng tuyển vào các chuyên ngành khác nhau của trường. Theo đó, điểm chuẩn của các ngành dao động từ 15-24 điểm.

Điểm trúng tuyển ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM từ 15,25 đến 26,75

Chiều 21/8, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM thông báo điểm chuẩn trúng tuyển năm 2015. Theo đó, ngành Ngôn ngữ Anh có điểm chuẩn cao nhất với 26,75. Điểm chuẩn thấp nhất vào trường là khối A và khối D với 15,25 điểm.

Ngay sau khi hạn nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 kết thúc, ĐH Tài chính Ngân hàng HN công bố thí sinh trúng tuyển vào trường. Theo đó, có 742 thí sinh trúng tuyển vào các ngành đào tạo của trường.

Ngày 21/8, Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM chính thức công bố điểm chuẩn vào các ngành của trường năm 2015.

Điểm chuẩn của Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM bằng mức điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm chuẩn chính thức với đại học là 15 điểm, với cao đẳng là 12 điểm cho tất cả các ngành nghề.

Sau khi trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM công bố điểm chuẩn NV1, nhà trường cũng thông báo nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 với 660 chỉ tiêu hệ đại học (15 điểm) và 180 chỉ tiêu hệ cao đẳng (12 điểm). Thời gian nhận hồ sơ từ 25/8 - 15/9, công bố kết quả ngày 16/9.



Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Dh-hutech_1
Điểm chuẩn chính thức vào Đại học Công nghệ TP.HCM bằng mức điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điểm chuẩn vào Đại học Công nghệ TP.HCM năm 2015 bằng mức điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm chuẩn đại học là 15 điểm, cao đẳng là 12 điểm.

Ngoài công bố điểm chuẩn vào Đại học Công nghệ TP.HCM, nhà trường còn xét tuyển Nguyện vọng bổ sung đợt 1 và tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển Đại học, Cao đẳng theo phương thức xét tuyển học bạ THPT.

Trước đó, Đại học Sân khấu Điện ảnh công bố 310 thí sinh trúng tuyển vào 19 ngành của trường. Ngành có điểm trúng tuyển cao nhất là Biên kịch Điện ảnh với 20,5 điểm. 

Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố danh sách 576 thí sinh trúng tuyển theo cách xét tuyển theo kết quả học tập THPT, trong đó, 537 em trúng tuyển đại học và 39 người đỗ cao đẳng). Thí sinh trúng tuyển có điểm cao nhất là 27. 

ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh công bố điểm trúng tuyển theo hình thức tuyển sinh riêng của trường. 

ĐH Duy Tân, Đà Nẵng, vừa công bố điểm trúng tuyển của thí sinh theo hai phương thức xét học bạ và kết quả thi THPT quốc gia ở cụm thi do trường đại học chủ trì. Ngành có điểm trúng tuyển cao nhất là Bác sĩ đa khoa với 22 điểm. Ngành Dược sĩ và Kiến trúc công trình đều tuyển sinh ở mức 18 điểm.

ĐH Kiến trúc Đà Nẵng vừa công bố điểm trúng tuyển của thí sinh theo hai phương thức xét học bạ và kết quả thi THPT quốc gia ở cụm thi do trường đại học chủ trì. 

Điểm trúng tuyển của ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng và Đô thị, Thiết kế Đồ họa theo phương thức 1 (tổ hợp môn Vẽ, Mỹ thuật, Toán, Lý; Vẽ, Mỹ thuật, Toán, Văn; Vẽ Mỹ thuật, Toán, tiếng Anh; Vẽ, Mỹ thuật, Toán, Hóa, Vẽ, Mỹ thuật, Văn, Bố cụ màu) là 19 điểm. 

Ở phương thức xét học bạ, điểm trúng tuyển vào Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là 21 điểm. 

Đại học Yersin Đà Lạt công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng 1, bằng đúng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Đại học Hoa Sen cũng đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường. Hội đồng tuyển sinh trường đã xác định mức điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 và công nhận 38 thí sinh trúng tuyển vào trường.

Trước đó, danh sách tập hợp điểm chuẩn dự kiến của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo tính hết ngày 20/8.



Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Diem-thi-16a_1
Điểm chuẩn các trường đại học trên cả nước được cập nhật liên tục

Dự kiến điểm chuẩn các trường Đại học phía Bắc hệ chính quy tại đây
Dự kiến điểm chuẩn các trường Cao đẳng phía Bắc hệ chính quy tại đây
Dự kiến điểm chuẩn các trường Đại học phía Nam hệ chính quy tại đây
Dự kiến điểm chuẩn các trường Cao đẳng phía Nam hệ chính quy tại đây.
[size=16]
Trước ngày 25/8, các trường đại học, cao đẳng phải công bố điểm chuẩn trúng tuyển NV1 cho các thí sinh và công bố trên website của trường.

Tiếp tục cập nhật điểm chuẩn tất cả các trường đại học
[/size]


[size=16]Theo: #VTC-news[/size]

Có bắt buộc phải đến trường để rút hồ sơ xét tuyển không? Làm thế nào để rút hồ sơ xét tuyển Đại học, cao đẳng? Phải đến trực tiếp trường rút hồ sơ hay làm đơn rút? 


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 
 Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1 

Có được rút hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện không? Rút hồ sơ xét tuyển #NV1 từ trường này nộp sang trường khác như thế nào?

Trong thời gian xét tuyển Nguyện vọng 1, ít nhất 3 ngày 1 lần, các trường sẽ công bố danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường để thí sinh tiện theo dõi và rút hồ sơ xét tuyển để chuyển sang trường khác có khả năng đỗ cao hơn.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong thời gian xét tuyển NV1, thí sinh có quyền rút hồ sơ xét tuyển để chuyển sang trường khác.

Thí sinh có 3 cách để rút hồ sơ xét tuyển như sau:


1. Thí sinh đến trực tiếp trường để rút hồ sơ, thí sinh phải mang theo chứng minh thư nhân dân.
2. Hoặc viết giấy ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ (Người được ủy quyền phải mang theo giấy tờ ủy quyền có xác nhận của ủy ban nhân dân hoặc công an địa phương kèm theo chứng minh nhân dân của mình)
Thí sinh xin rút hồ sơ đăng ký xét tuyển phải nộp đơn xin rút hồ sơ xét tuyển theo mẫu.

Mẫu đơn xin rút hồ sơ

>> Tải mẫu đơn xin rút hồ sơ tại đây (Các em sửa thông tin theo cá nhân của mình nhé)
>> Tải mẫu đơn ủy quyền tại đây (Các em sửa thông tin theo cá nhân của mình nhé)

3. Thí sinh có thể tới sở GDĐT địa phương hoặc tới các trường trung học phổ thông (THPT) do sở GDĐT quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT. 

Hồ sơ gồm:


- Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT (theo mẫu)

>> Tải mẫu đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT tại đây 

- Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát chuyển Hồ sơ ĐKXT của Bưu điện.
Một số giấy tờ cần mang thêm do đặc thù quy định mỗi trường để tránh mất thời gian các em cần chuẩn bị:
- Đối với Thí sinh phải nộp tại trường thì đem biên lai đóng lệ phí và giấy biên nhận để rút hồ sơ,
- Đối với thí sinh nộp qua đường bưu điện phải có giấy báo phát (Hóa đơn chuyển hồ sơ xét tuyển do bưu điện cung cấp khi gửi hồ sơ) trường mới trả hồ sơ 

Vậy nên, đối với các em khi đi nộp hồ sơ trực tiếp tại trường cần giữ lại biên lai đóng lệ phí xét tuyển, những em gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện chuyển phát nhanh phải giữ lại bill để nếu trường nào yêu cầu sẽ nộp để rút hồ sơ sang trường khác.
Cơ sở nào để quyết định rút hồ sơ?: Học sinh cần theo dõi liên tục 3 ngày một lần trường sẽ cập nhật danh sách học sinh đã nộp hồ sơ vào trường, dựa vào chỉ tiêu của trường và điểm số của bản thân so với các bạn cùng nộp vào trường để có quyết định thông mình và sáng suốt.

Khi nộp hồ sơ sang trường mới các em nộp tương tự như hồ sơ đã làm trước đó. Lưu ý ngày 20/08 sẽ hết hạn nộp hồ sơ NV1

Một số lưu ý: 


- Được rút hồ sơ để nộp sang trường khác đối với xét tuyển đợt I, còn khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng cũng như rút hồ sơ;

- Khi rút hồ sơ các em lưu ý bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh là cực kỳ quan trọng, không có giấy này các em không thể nộp sang trường khác được vì NV1 dù bất kỳ trường nào yêu cầu là phải nộp bản gốc.
Bộ #GD&ĐT cũng yêu cầu các trường cần quản lý hồ sơ một cách khoa học, đảm bảo việc tìm kiếm hồ sơ để trả cho thí sinh được thực hiện một cách thuận lợi cũng như thông báo thời gian thí sinh có thể bắt đầu đăng ký lại vào trường khác sau khi rút hồ sơ.

Thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh (bao gồm: số mã vạch của Giấy chứng nhận kết quả thi, các ngành thí sinh đăng ký xét tuyển) và danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ, trường nhập trên các máy tính đon lẻ dưới dạng file #Excel (có mẫu trong hướng dẫn sử dụng phần mềm xét tuyển) sau đó mỗi ngày ít nhất 1 lần, trường tổng họp thành file chung và upload lên phần mềm quản lý tuyển sinh của bộ và nhận dữ liệu của thí sinh đã đăng ký vào trường để xét tuyển. Sau khi các trường upload dữ liệu, các thí sinh đã đăng kí vào trường không thể đăng ký sang trường khác và thí sinh đề nghị rút hồ sơ có thể nộp hồ sơ sang trường khác.

 Theo #Tuyensinh247.com Tổng hợp

Biết điểm thi rồi mới nộp hồ sơ xét tuyển đã giúp thí sinh chủ động hơn trong việc chọn trường, và theo các chuyên gia giáo dục thì năm nay thí sinh có nhiều cơ hội đỗ đại học hơn. 


Tuy nhiên điều này cũng khiến việc “phân hóa” chất lượng thí sinh giữa các trường top trên, top dưới, giữa đại học và cao đẳng trở nên rõ ràng hơn.


Topics tagged under nv1 on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Dai-hoc-boi-thu-cao-dang-lo-e

Khảo sát của phóng viên, đến hết ngày 6-8, nhiều trường Đại học lớn đã nhận một lượng hồ sơ đăng ký khổng lồ với rất nhiều thí sinh điểm cao. Trong khi đó, hầu hết các trường cao đẳng lại đang rất lo lắng về việc sẽ khó tuyển sinh hơn những năm trước.

Đại học “bội thu” điểm cao


Nếu như ở những kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng trước đây, ở thời điểm sau khi đã kết thúc kỳ thi, thí sinh chỉ việc ngồi nhà chờ kết quả và giấy báo trúng tuyển thì năm nay đây là thời điểm các em bắt đầu bước vào cuộc đua nguyện vọng 1 khá căng thẳng.
Theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, giai đoạn xét tuyển nguyện vọng 1 của các trường đại học, cao đẳng trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015 kéo dài từ ngày 1 đến ngày 20-8 nhưng đến nay, rất đông thí sinh đã tập trung về các trường đại học lớn tại Hà Nội và TP.HCM. Chỉ sau ít ngày nhận hồ sơ, một số trường đã nhận lượng hồ sơ xấp xỉ chỉ tiêu, có trường nhanh chóng công bố danh sách thí sinh trúng tuyển tạm thời.

Tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội hết ngày 4-8 đã có trên 3.400 hồ sơ xét tuyển trên tổng số 6.000 chỉ tiêu. Khác với các năm trước, điểm chuẩn năm nay sẽ được xác định theo thang điểm 10 dựa trên điểm trung bình các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển có xét tới hệ số môn chính (hệ số 2), cộng với điểm ưu tiên.

Nhìn vào mặt bằng chung thí sinh nộp hồ sơ vào trường ĐH Bách Khoa, năm nay mức điểm thấp nhất là 7, mức điểm 8-9 khá nhiều, cá biệt có một thí sinh đạt mức điểm trên 10. Theo bộ phận tuyển sinh của trường thì trong những ngày nhận hồ sơ, chỉ có vài thí sinh đạt tổng điểm dưới 20 đến nộp hồ sơ, sau khi được Ban tuyển sinh tư vấn đã xin rút hồ sơ ngay.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trong số hơn 1.300 hồ sơ đăng ký xét tuyển thì có hơn 900 thí sinh được xác định có khả năng nằm trong danh sách trúng tuyển. Trường đã công bố mức điểm trúng tuyển tạm thời giữa các ngành, dao động khá cao thấp nhất 18 điểm, cao nhất là 27,5 điểm.

Trường ĐH Y Hà Nội mới nhận được trên 400 hồ sơ, nhưng mặt bằng chung điểm rất cao, rất ít thí sinh đạt mức điểm 20-22 và số thí sinh này chỉ đăng ký vào các ngành đào tạo cử nhân. Mức điểm 26-29 khá phổ biến, có thí sinh đạt tới 31,75 điểm cả ưu tiên. ĐH Ngoại thương hai cơ sở tại Hà Nội và TP. HCM đã có hơn 1.000 hồ sơ nộp xét tuyển NV1, các thí sinh đều có mức điểm trên 22, số thí sinh được 26 đến 28 điểm cũng khá nhiều. Ở khối A ngành Kinh tế, thí sinh dẫn đầu đạt 31 điểm, thí sinh nộp hồ sơ vào ngành Ngôn ngữ Anh phổ biến đạt trên 30 điểm, cao nhất có thí sinh đạt 37,5. Học viện Ngân hàng đến nay đã nhận trên 400 hồ sơ đăng ký, mức điểm trên 20.

Dù lượng thí sinh nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1 chưa đủ chỉ tiêu nhưng nhiều trường đại học đã khá tự tin vào việc năm nay mặt bằng điểm chung của thí sinh đăng ký vào trường sẽ cao hơn năm ngoái.

Nhiều cơ hội nhưng khó lường


Năm nay thí sinh tuy có nhiều cơ hội hơn nhưng lại rất khó lường. Dù có thể có điểm cao hơn điểm chuẩn năm trước, cao hơn điểm khởi đầu để xét tuyển nhưng cũng không ai dám chắc thí sinh đó sẽ trúng tuyển, vì có thể lượng hồ sơ đổ vào ngành học đó lớn hơn. Thí sinh được phép rút hồ sơ nếu thấy khả năng đỗ thấp, nhưng thủ tục này cũng khá mất công sức. Tuy thí sinh được đăng ký tới 4 nguyện vọng trong cùng một trường, nhưng theo các trường thì việc cơ hội trúng tuyển ở NV2, 3, 4 thường khó hơn rất nhiều so với NV1.

Các trường thường muốn tuyển xong trong #NV1, chỉ thiếu chỉ tiêu mới tuyển NV bổ sung do tỷ lệ ảo đối với NV bổ sung rất lớn, vì thí sinh còn tới 3 giấy kết quả (mỗi giấy 4 NV) cơ hội trúng tuyển sẽ rất lớn. TS Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng thường các trường ĐH để đầu vào rộng để tuyển đủ thí sinh luôn đợt đầu vì muốn chắc chắn và muốn bắt đầu năm học mới sớm. Nếu phải tuyển đến nguyện vọng bổ sung, điểm đợt sau sẽ phải lớn hơn (hoặc bằng) điểm  NV1 và việc tìm kiếm những thí sinh như thế đối với một số trường là không đơn giản.

Trao đổi trong một buổi tư vấn tuyển sinh mới đây, PGS Trần Văn Nghĩa (Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng cơ hội trúng tuyển đại học của các thí sinh năm nay là rất lớn với điều kiện thí sinh phải có cách tính toán hợp lý. “Với cách đăng ký hồ sơ xét tuyển này, học sinh hoàn toàn có thể yên tâm đỗ đại học, cao đẳng. Theo tôi, thí sinh năm nay rất khó trượt, nếu trượt là do cách tính toán của các em sai lầm, hoặc quyết định chỉ học những trường mình yêu thích.” - ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa tư vấn trước khi nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn của những năm trước đó, vì ngành nào điểm cao thường điểm sẽ tiếp tục cao. Các thí sinh nộp hồ sơ theo nguyên tắc: Điểm càng lệch theo chiều hướng tăng so với những năm trước càng xa thì càng an toàn. Học sinh nên lưu ý phải tận dụng tối đa 4 ngành trong một trường để đảm bảo độ an toàn của mình.
Các ngành theo thứ tự từ 1-4, học sinh tính toán về độ an toàn sao cho đảm bảo. “Ví dụ: Ngành thứ nhất có thể mình yêu thích, ngành thứ hai gần sát với điểm chuẩn, ngành thứ ba sát với điểm chuẩn so với năm ngoái. Học sinh không nên vội vã rút hồ sơ mà lựa chọn kỹ. Những thí sinh chỉ đạt điểm sàn trở lên là 15-16 điểm, có thể chọn ngành đại học và cao đẳng vào cùng một trường để đảm bảo sự an toàn”.

Nhiều trường cao đẳng lo “ế”

Khảo sát chung năm nay tuyển sinh cao đẳng có vẻ trầm lắng hơn những năm trước. Những trường có “thương hiệu” cho biết tiến độ nộp hồ sơ tương đối chậm, trong khi nhiều trường vẫn “trắng tay”, rơi vào tình cảnh dài cổ chờ đợi một cách khó dự tính. Con số công bố của các trường cao đẳng phía Nam dù chưa nhiều nhưng có phần vẫn khả quan.

Tính đến hết ngày 4-8, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM) nhận được khoảng 1.400 hồ sơ. Theo đại diện nhà trường thì tiến độ nộp hồ sơ xét tuyển của thí sinh tương đối chậm, có lẽ là do thời gian kết thúc nộp hồ sơ còn dài nên thí sinh tiếp tục theo dõi thông tin. Trường CĐ Công Thương TP.HCM nhận khoảng 700 hồ sơ, tuy chậm nhưng đại diện nhà trường cho rằng “tạm được” vì thời gian xét tuyển còn dài. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM nhận xấp xỉ 300 hồ sơ mức điểm phổ biến 12-16 điểm.

Có thể thấy năm nay ở các trường cao đẳng có “thương hiệu” thì điểm xét tuyển của thí sinh vẫn tương đối cao, nhiều thí sinh đạt trên mức điểm sàn xét tuyển đại học, có thí sinh đạt trên 22 điểm vẫn nộp hồ sơ xét tuyển cao đẳng. Ví như Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, theo như danh sách thí sinh trúng tuyển tạm thời mà trường công bố thì có những chuyên ngành lượng thí sinh đạt điểm trên 15 lên tới trên 50%. Tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức cho biết chỉ nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh từ 15-16 điểm trở lên, tùy theo ngành.

Trong khi đó tại Hà Nội, số lượng trường công bố danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển rất ít, ở một số trường con số công bố cũng chỉ dừng lại ở vài chục. Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Trung ương (Gia Lâm, Hà Nội) đến hết ngày 5-8 chỉ có chưa đầy 50 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển, trường Cao đẳng Thương mại Du lịch Hà Nội con số cũng dừng lại ở vài chục hồ sơ.
Nếu như những năm trước nhiều trường cao đẳng tổ chức thi tuyển thì đến thời điểm này đã có được một số lượng thí sinh không nhỏ vào trường mình theo nguyện vọng 1. Nhưng năm nay, nhiều trường gần như vẫn chưa có thí sinh nào nộp hồ sơ. Nhiều trường cao đẳng lo lắng năm nay có thể họ sẽ bị đảo lộn kế hoạch đào tạo do có thể đến tận tháng 11 thì thí sinh mới quan tâm đến hệ cao đẳng. Hơn nữa, ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của hệ cao đẳng 12 điểm, nhiều trường cho là vẫn còn cao.

Đặc biệt việc gia tăng số trường đại học tuyển sinh bằng học bạ, càng khiến các trường cao đẳng khó khăn hơn trong công tác tuyển sinh. Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP.HCM Nguyễn Tác Anh cho rằng, nếu như mọi năm nguồn tuyển của các trường cao đẳng là những thí sinh dưới điểm sàn đại học nhưng trên ngưỡng xét tuyển cao đẳng thì năm nay, việc có tới 198 trường tuyển sinh bằng học bạ THPT so với 50 trường của năm ngoái khiến nhiều thí sinh khi không đủ điểm vào đại học bằng điểm thi THPT quốc gia vẫn có thể trúng tuyển bằng cách xét học bạ. Với mức điểm học bạ 6,5 điểm là đã có thể vào đại học thì điều đó quá đơn giản, sẽ ít thí sinh nghĩ đến cao đẳng hay trung cấp.

Hơn nữa, mỗi thí sinh có tới 4 đợt xét tuyển ở các trường đại học, mỗi đợt có 4 nguyện vọng. Điều này gia tăng cơ hội đỗ đại học cho thí sinh, thế nên theo tâm lý chung khi không còn cơ hội vào các trường đại học nữa thì thí sinh mới nộp hồ sơ vào cao đẳng, vì vậy theo các trường cao đẳng thì có thể đến tận tháng 11 tới thí sinh mới hướng về các trường cao đẳng và lúc này thì nguồn tuyển cũng không còn nhiều. Chưa kể đa phần các trường đại học luôn tuyển vượt chỉ tiêu đề ra, theo nguyên tắc có thể vượt đến 10% nên càng khiến các trường cao đẳng khan hiếm nguồn tuyển hơn.

Dù vậy, một số trường cao đẳng công lập vẫn khá lạc quan với lợi thế cạnh tranh về học phí so với các trường đại học, đặc biệt là đại học ngoài công lập. Với những trường đã khẳng định được uy tín thì thí sinh dù có khả năng trúng tuyển ĐH vẫn sẵn sàng đăng ký xét tuyển CĐ, bởi thời gian học rút ngắn và dễ có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Theo #Dantri
4 ngành của #nv1 xét ưu tiên thế nào z ad.nếu xét theo ưu tiên là 1 2 3 4.ưu tiên 1 ngành e thích nhưng khả năng đâu không cao lắm.nếu ưu tiên 1 e rớt thì ưu tiên 2 của e có được xét như mấy bạn nộp ngành đó mà là ưu tiên 1 không hay nó cũng giống như #nv2 năm ngoái sau khi xét xong các bạn ùi mới bắt đầu xét lại ak