Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under taphira on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under taphira on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 1 mục

Chuẩn bị đất trồng: Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây.


- Bón phân thúc: Sau tết, cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3-4 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20- 15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.
- Tạo tán, tạo thế: Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây.
- Phòng trừ sâu, bệnh: Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc: Regent 800WG; Sokupi; Sutin 5EC...Đào bị lở cổ rễ, đốm lá: Dùng #Anvil 10EC; #Carbenzim 50WP hay #Penac P. Đào bị rệp sáp dùng Supracide...
- Điều khiển đào ra hoa đúng tết: Vào đầu đến trung tuần tháng 11 âm lịch, dùng dao khoanh 1 hay vài vòng xung quanh cành đào, thân đào để ức chế sinh trưởng thân lá, kích thích phân hóa mầm hoa. Giữa tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ hết lá trên cây bằng tay hay bằng cách phun Ethrel 20-25ml/10 lít nước. Với đào thế, nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá 1-2 tháng. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm kích thích ra nụ, ra hoa, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. Sau khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu thời tiết rét kéo dài, hàng ngày cần tưới nước ấm 40-50 độ C vào quanh gốc, thắp bóng điện vào ban đêm để sưởi ấm và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho đào ra hoa đúng tết.

Trồng lại cây đào cảnh sau Tết

Cây đào cảnh chơi Tết được mua hoặc thuê với giá từ vài chục ngàn đến vài chục triệu đồng, nếu bỏ đi sau Tết thì rất lãng phí. Xin giới thiệu cách trồng và chăm sóc cây đào cảnh sau Tết.
Topics tagged under taphira on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum IbVwpRf

1. Cách trồng lại đào

Đào cảnh trong thời gian chơi Tết thường vừa phát lộc, vừa nở những nụ còn lại, chất dinh dưỡng trong bầu tuy không nhiều vẫn đủ duy trì sự sống cho cây, chỉ cần tưới đủ ẩm cho bầu là được.
Trước khi trồng đào 10-15 ngày dùng một trong các sản phẩm sau: Siêu ra rễ; Vườn sinh thái; A-H502; Orgamin... hoà với nước sạch với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm, tưới ướt đẫm bầu. Các chế phẩm này sẽ kích thích phát động bộ rễ sinh trưởng ra hàng loạt rễ mới khi đó ta đem trồng, cây đào sẽ có tỷ lệ sống cao.
Bón phân cho cây đào thời gian từ 20 ngày sau trồng đến tháng 9 hàng năm. Bón mỗi cây 0,5-1kg NPK (12:5:10) trộn với 2ml Siêu phân bón #NEB tùy cây lớn hay nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới đủ ẩm cho đào trong thời kỳ bón phân để cây sinh trưởng tốt.

2. Tạo tán, tạo thế

Người trồng đào có thể duy trì, củng cố tán cây cũ hoặc phát triển tạo thế cây mới đẹp hơn trên cơ sở hiểu biết được hình dáng các loại thế cây cơ bản qua học hỏi ở tài liệu, kinh nghiệm của người khác và thực tế sản xuất của bản thân. Ví dụ: Thế long giáng hình con rồng sà xuống mặt đất; thế phu thê: hai cành cấp 1 quấn quít lấy nhau; thế quần tụ: tán cao (biểu tượng của cha) tạo bởi thân chính, cao, các tán phụ (biểu tượng của con, cháu) bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ hơn... Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần, kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung bằng nhôm hay tre đã định hình, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Thế càng phức tạp, tốn nhiều thời gian và công phu sẽ có giá trị càng cao khi bán ra thị trường.

3. Kinh nghiệm xử lý nở hoa đúng dịp Tết

Đây là một bí quyết riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào bề dày kinh nghiệm, tay nghề của từng người và là khâu quyết định thành, bại và hiệu quả kinh tế của người trồng đào cảnh.
Nói chung có một số biện pháp kỹ thuật dùng riêng biệt hoặc phối hợp với nhau như sau, vào đầu hay cuối tháng 11, tuỳ năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu mà áp dụng:
Không bón phân, tưới nước từ tháng 10 trở đi.
Tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hoá học, thường dùng #Ethrel (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) 5-6 lọ (25-30ml)/10 lít nước, phun ướt đều tán sau 7-10 ngày lá sẽ rụng hết.
Thiến đào: Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào theo hình xoáy trôn ốc để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi tán cây, ức chế quá trình sinh trưởng thân lá, kích thích quá trình phát triển ra nụ, ra hoa sau đó 50-60 ngày.
Dựa vào kinh nghiệm hay dự báo thời tiết nếu thấy rét sớm, rét đậm kéo dài cần tuốt lá sớm, kết hợp sưởi ấm bằng cách thắp bóng điện hoặc phun nước ấm lên lá, tưới nước ấm 35-40oC quanh gốc bổ sung 5-6 lần/ngày để duy trì nụ kịp nở đúng thời gian đã định.
Nếu gặp năm nắng nóng kéo dài cần tuốt lá muộn hơn và phun nước lạnh, nước mát cho đào chậm nở hoa.
Có thể tạo dáng cổ kính cho cành đào bằng cách khắc vẩy rồng trên thân cành tuỳ theo nhu cầu thị hiếu của từng địa phương. Với đào thế nên đánh cây vào chậu trước khi tuốt lá 1-2 tháng.
Phun sản phẩm Vườn sinh thái, kích tố hoa trái Thiên Nông hay phân bón lá Đầu trâu 701; A-H 502 cho đào 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày trước khi tuốt lá 2-3 ngày.

Các bệnh thường gặp trên cây đào

Đào bị sâu bệnh làm mất vẻ đẹp, hoa kém, cây có thể khô và chết

1. Bệnh xoắn lá đào

Dấu hiệu: Từ một phần hay toàn bộ lá dầy lên, mầu xanh xám rồi thành màu đỏ hoặc đỏ tím. Trên mặt lá xuất hiện bột trắng sau thành nâu. Lá xoăn, khô và rụng. Bệnh nặng cây sẽ chết.
Nguyên nhân: Do nấm #Taphira deformans (Berk. Tui). Nhiệt độ thích hợp cho bào tử phát triển là 20oc. Thích hợp Cho nấm xâm nhiem là 10 - 16oc. Nấm qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi, phát triển vào mùa xuân năm sau. Bệnh nặng vào tháng 4 - 6
Phòng trừ: Phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3- 5obe vào đầu mùa xuân. Phun liên tục 2 - 3 lần, cách 7 - 10 ngày. Thu hái lá bệnh đem đốt.

2. Bệnh thủng lá đào

Dấu hiệu: Lá đào xuất hiện các đốm nhỏ, lan rộng thành hình tròn hoặc hình nhiều cạnh màu tím hoặc nâu đen, đường kính khoảng 2mm. Xung quanh đốm có màu xanh vàng, sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lo thủng.
Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn #Xanthomonas Pruni Dowson hoặc Phòng trừ: Tăng cường quản lý vườn đào theo nguyên lý phòng trừ tổng hợp. Tăng bón phân hữu cơ, hạn chế bón nhiều phân đạm. Vườn đào phải thoát nước mạnh. Đảm bảo thoáng gió và chiếu sáng đủ. Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiem.
Phòng: Phun thuốc lưu huỳnh vôi 3-5oBe.
Chữa: Phun sun phát kẽm + vôi (sunfat kẽm 1 vôi 4 + nước 240 phần hoặc phun thuốc Zinel 0,2%.

3. Bệnh chảy nhựa đào:

Dấu hiệu: Thân cành, nhất là chỗ phân nhánh, vỏ cây nứt ra, nhựa vàng trong suốt chảy ra. Sau nhựa có màu nâu đỏ. Bộ phận bị bệnh lồi lên, vỏ và gỗ bị mục. Bệnh nặng làm cây chết khô.
Nguyên nhân: Khá phức tạp, có thể do sương muối, sâu đục vỏ, đất quá chặt, chăm sóc kém, nhiệt độ quá thấp... làm vỏ cây b! tổn thương, nấm xâm nhập làm thành phần tinh
bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chầy ra liên tục.
Phòng trừ: Tăng cường chăm sóc, đất tơi xốp, bón phân hữu cơ, tỉa cành hợp lý, tránh vết thương. Quét bệnh. Quét lên vất thương hợp chất 1 lưu huỳnh vôi 50be, sau đó quét dầu 1 luồn để bảo vệ.

4. Rệp đào

Rệp đào Myzuss persicae sulzer 1thuộc bộ cánh đều, họ rệp mỗi năm sinh sản 10 lứa qua đông bằng trứng đến mùa xuân năm sau nở. Tháng 6 - 7 rệp bay đi hại các cây khác đến tháng 10-11 bay trở về hại cây đào
Dấu hiệu: Lá đào b! cuốn sẽ ảnh hưởng mỹ quan và hoa kém.
Phòng trừ: Thiên d!ch của rệp đào là bọ rùa, chuồn chuồn cỏ, ruồi ăn rệp... 
Lần 1: Phun thuốc phô xâm 0,2% hoặc #DDVP 0, 1 % nở vào mùa xuân
Lần 2: Khi rệp chuẩn b! bay đi (tháng 6 - 7)
Lần 3: Khi rệp quay trở về cây đào (tháng 1 0 - 1 1 )
Khi số lượng trứng nhiều quá thì pha hỗn hợp (1 phần lưu huỳnh + 2 phần nước + 2 phần dầu hỏa + 0,02 phần bột giặt) để phun.