Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Chăm sóc sức khoẻ: Gợi ý cho mẹ các cách lựa chọn món ăn dặm cho bé FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Chăm sóc sức khoẻ: Gợi ý cho mẹ các cách lựa chọn món ăn dặm cho bé FfWzt02



#1

13.07.21 17:03

chinhvu1989

chinhvu1989

Thành viên Lòng Cốt

Thành viên Lòng Cốt
Giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm là giai đoạn cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Lúc này việc lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé là hết sức quan trọng, bởi trẻ nhỏ hệ tiêu hóa đang còn non nớt nên mẹ cần chọn lựa các thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng, lại vừa phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Dưới đây là các gợi ý cho mẹ về cách lựa chọn món ăn dặm cho bé.

1. Gợi ý những món ăn dặm cho bé
Chăm sóc sức khoẻ: Gợi ý cho mẹ các cách lựa chọn món ăn dặm cho bé PhLF5Kx

  • Các sản phẩm từ sữa: Sữa chua và phô mai nguyên chất là những lựa chọn tốt cho bé. Tuy nhiên, không được cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi.
  • Ngũ cốc có chứa gluten: Các loại đậu, hạt, gạo… nấu thành cháo, súp hoặc các loại sữa hạt, bơ hạt. Không nên cho bé ăn nguyên hạt để tránh bị hóc.
  • Thịt, gia cầm và cá: Bạn nên nấu chín để thịt mềm, băm nhuyễn và loại bỏ xương.
  • Trứng: Nấu chín kỹ để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Các món để bé ăn bốc:  Hãy cho bé ăn thử bánh quy, bánh mì, các món mì ống, nui nấu chín, cũng như trái cây mềm (chuối, lê, xoài, bơ) và rau nấu chín mềm (cà rốt, khoai lang, bông cải xanh)… các món này phù hợp với phương pháp ăn dặm chủ động.


Trong trường hợp trẻ biếng ăn, ngoài việc thay đổi cách chế biến, tìm hiểu nguyên nhân áp dụng phương pháp phù hợp thì mẹ có thể cho bé sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ biếng ăn an toàn, nguồn gốc từ thiên nhiên chứa Amomum fruit dạng thảo mộc lành tính, hỗ trợ tiêu hóa giúp bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn và bền vững.

2. Lựa chọn thực phẩm phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ
– Vào 6 tháng tuổi là thời điểm tập cho bé ăn dặm mẹ có thể cho bé làm quen với nhiều loại thức ăn hơn ngoài sữa để bé dần dần quen với việc ăn dặm trong những tháng tiếp theo.

– Vào khoảng 7-9 tháng tuổi, nhiều bé có thể ăn 3 bữa nhỏ mỗi ngày. Mẹ nên cố gắng lựa chọn những món ăn dặm phù hợp để bé hấp thụ đầy đủ protein, carbohydrate và chất béo.

– Vào khoảng 9-11 tháng tuổi, nhiều em bé có thể ăn những món được cắt thành từng miếng nhỏ. Mẹ cũng có thể cho bé ăn bốc những món cứng hơn, chẳng hạn như táo, cà rốt, bánh quy giòn và bánh mì. Ở độ tuổi này, hầu hết các bé có thể ăn 3 bữa ăn hàng ngày, trong đó có một món tráng miệng, chẳng hạn như sữa chua hoặc hoặc trái cây.
Chăm sóc sức khoẻ: Gợi ý cho mẹ các cách lựa chọn món ăn dặm cho bé Ff1ERY4
– Khi 1 tuổi, hầu hết các bé đều có thể cùng ăn thức ăn với các thành viên trong gia đình vào bữa cơm. Ở giai đoạn này, nhiều bé có thể ăn 3 bữa nhỏ cộng với 2-3 bữa ăn nhẹ hàng ngày.

Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ rằng mỗi em bé sẽ khác nhau. Bé nhà mẹ có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Bố mẹ nên lưu ý lựa chọn thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn, những món ăn có thể gây nguy cơ dị ứng, cũng như gây nghẹn… để bé ăn dặm an toàn và hiệu quả.

3. Các thực phẩm bố mẹ cần tránh cho bé ăn dặm
Chăm sóc sức khoẻ: Gợi ý cho mẹ các cách lựa chọn món ăn dặm cho bé EbgzvU8
Mặc dù những món ăn dặm cho bé nên có sự đa dạng, vẫn có một số loại thực phẩm mà bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn, bao gồm:


  • Mật ong: Không bao giờ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong do nó có thể mang lại nguy cơ ngộ độc botulism, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng ở người.
  • Trứng chưa nấu chín: Trứng tái có thể chứa vi khuẩn , có thể làm trẻ mắc phải các bệnh đường ruột.
  • Các loại hạt còn nguyên hạt: Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn nguyên hạt vì nguy cơ gây nghẹn cao.
  • Trái cây nhỏ như chôm chôm, nhãn…
  • Các sản phẩm ít chất béo: Lượng chất béo mà trẻ cần trong chế độ ăn uống sẽ tương đối nhiều hơn so với người lớn.
  • Các sản phẩm sữa chưa được thanh trùng: Việc thanh trùng giúp giết chết các vi khuẩn gây nhiễm trùng có trong sữa. Do đó, sản phẩm từ sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng mới là lựa chọn phù hợp cho trẻ nhỏ.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, muối hoặc thực phẩm chế biến sẵn: Chúng thường cung cấp rất ít chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, đường có thể làm hỏng men răng của trẻ. Thận của trẻ nhỏ không thể chịu được quá nhiều muối, do đó bạn nên tránh thêm muối, bột nêm vào các món ăn của bé.


Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ góp phần giúp mẹ chăm sóc be strong giai đoạn ăn dặm tốt hơn.
Chúc các bé hay ăn, mau lớn nhé!

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết