Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Hỏi gì - đáp ấy: Phạt nguội là gì? Có bị phạt nguội khi vượt đèn đỏ không? FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Hỏi gì - đáp ấy: Phạt nguội là gì? Có bị phạt nguội khi vượt đèn đỏ không? FfWzt02



#1

05.09.21 20:23

Nguyễn Trọng An

Nguyễn Trọng An

Thành viên nhút nhát

Thành viên nhút nhát
Phạt nguội là gì? Có bị phạt nguội khi vượt đèn đỏ không?
Với sự phát triển của khoa học công nghệ đã xuất hiện rất nhiều cách thức để xử lý các hành vi vi phạm trong xã hội, trong đó có hình thức xử phạt nguội. Một vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc chính là vượt đèn đỏ có bị phạt nguội không? Vấn đề này sẽ được chúng tội giải đáp dưới đây.

Khái niệm phạt nguội

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi các phương tiện giao thông đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định thông qua camera. Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện tham gia giao thông khi vi phạm luật giao thông không bị xử lý ngay mà hình ảnh của việc vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và hình ảnh sẽ được gửi về cho trung tâm xử lý.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền nhận được thông tin về các trường hợp vi phạm giao thông, trung tâm xử lý sẽ tiến hành truy xuất và tìm ra chủ nhân của các phương tiện tham gia giao thông mà vi phạm đó. Họ sẽ gửi thông báo đến chủ phương tiện vi phạm, những người đó sẽ được trung tâm xử lý mời đến cơ quan công an để làm việc và nhận mức phạt thích đáng theo quy định của pháp luật.
Hiện nay pháp luật chưa quy định rõ những hành vi vi phạm nào sẽ bị phạt nóng, những hành vi vi phạm sẽ bị phạt nguội. Tuy nhiên đối với việc phạt nguội, khi thông qua camera cơ quan có thẩm quyền phát hiện được bất kỳ hành vi vi phạm giao thông nào đều có quyền phạt nguội.
Tìm hiểu thêm: Cung cấp kiến thức luật đường bộ miễn phí

Mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ

Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông đối với xe ô tô bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Mức phạt này được chính thức áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 tăng cao hơn mức phạt trước đây, với hành vi này trước đây chỉ bị phạt từ 1 triệu 2 trăm nghìn đồng đến 2 triệu đồng.
Căn cứ theo điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông đối với xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện bị xử phạt từ 6 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Mức phạt này được chính thức áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 tăng cao hơn mức phạt trước đây, với hành vi này trước đây chỉ bị phạt từ 3 trăm đến 4 trăm ngàn đồng.
Căn cứ theo điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Mức phạt này được chính thức áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 tăng cao hơn mức phạt trước đây, với hành vi này trước đây chỉ bị phạt từ 4 trăm đến 6 trăm ngàn đồng.
Theo quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông mà vượt đèn đỏ còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, theo quy định trước đây thì những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Xem thêm: phạt nguội

Những trường hợp vượt đèn đỏ nhưng không bị xử lý hành chính

(i) Hành vi vượt đèn đỏ là thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lực của người điều khiển tham gia giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ và Điều 4 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Người tham gia giao thông phải tuân thủ các hình thức báo hiệu theo tứ tự như sau: Thứ nhất là hiệu lệnh của những người điều khiển giao thông, thứ hai là hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, thứ ba là hiệu lệnh của biển báo giao thông, thứ tư là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
(ii) Hành vi vượt đèn đỏ là của các phương tiện ưu tiên.
Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, những xe ưu tiên khi làm nhiệm vụ chỉ phải tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Những xe ưu tiên đó bao gồm: xe quân sự, xe công án đang làm nhiệm vụ khẩn cấp; xe chữa cháy đang đi làm nhiệm vụ; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, những xe đi làm nhiệm vụ khắc phục dịch bệnh, sự cố thiên tai hoặc những xe đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật là trong tình trạng khẩn cấp.
(iii) Vạch kẻ đường kiểu mắt võng
Quy chuẩn số 41:2019/BGTVT quy định vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Tìm hiểu chi tiết: Được phép vượt đèn đỏ khi nào

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết