Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 3 mục

Tìm thấy thông tin về chủ xe máy chứa 1,6 tỷ đồng; Ôtô giành đường, người đi xe máy thiệt mạng; Thu giữ khối lượng lớn chất tạo nạc trái phép… là những tin pháp luật đáng chú ý.


Xác minh được chủ xe máy chứa hơn 1,6 tỷ đồng


Liên quan đến vụ xe tay ga “vô chủ” chứa hơn 1,6 tỷ đồng trong cốp dựng bên lề đường, sáng 19/8, đại diện Phòng #CSGT Công an #TP.Hà Nội cho biết, chiếc xe được đăng kí dưới tên C.T.D ở P.Cổ Nhuế (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Chiếc xe hiệu Yamaha, màu đen bạc.

Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 5bd177dbe0e7ff9f15c2da3726a4260e


Tuy nhiên, khi tìm đến địa chỉ của chủ sở hữu xe máy, người dân cho biết không có ai tên C.T.D. Bà Dân, Tổ trưởng Tổ dân phố, cho biết không biết ai tên như vậy dù bà làm công tác hộ khẩu nhiều năm.
Hiện, vụ việc đang trong quá trình điều tra, làm rõ.

Hai ôtô giành đường, người đi xe máy thiệt mạng


Khoảng 6h40 ngày 19/8, trên QL1 (đoạn qua xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), xe máy #BKS #92F1-012.42 của ông Võ Văn Ẩn (SN 1957, quê Đắk Lắk) va chạm với xe tải BKS 37C-151.94 chạy cùng chiều.

Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 8c0ef8556dd14ad1cafe27960b7453a5
Hiện trường vụ tai nạn.


Hậu quả, ông Ẩn chết tại chỗ. Được biết, trước khi xảy ra tai nạn giao thông, xe tải gây tai nạn và xe ôtô khác tránh nhau. Nhưng do đường hẹp, xe máy của ông Ẩn bị ép vào sát lề đường, khiến ông loạng choạng ngã, rồi thiệt mạng.

Dâm ô bé gái rồi “bịt miệng” bằng 10.000 đồng


Ngày 19/8, Cơ quan #CSĐT Công an TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, đã bắt giữ đối tượng Phạm Văn Thành (SN 1985, trú tại tổ 1, phường Ngô Mây, TP. Kon Tum) để điều tra về hành vi dâm ô với trẻ em.

Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum D4d53e1173af5817a551a24eda0555bc


Trước đó, khoảng 9h sáng 16/8, Thành sang nhà hàng xóm chơi. Không thấy người lớn ở nhà, Thành bế bé gái N.P.A (SN 2006) vào nhà tắm, rồi thực hiện hành vi dâm ô.

Thực hiện xong hành vi dâm ô, sợ bại lộ, Thành cho P.A 10.000 đồng kèm lời dặn giấu kín chuyện xảy ra. Tuy nhiên tối cùng ngày, P.A kể chuyện cho mẹ. Sau đó, người mẹ tố cáo Thành đến cơ qua công an.

Phát hiện khối lượng lớn chất tạo nạc trái phép


Sáng 19/8, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất trụ sở của cơ sở sản xuất thuốc thu y Khoa Nguyên (nhà số 901 Âu Cơ, P.Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM).

Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 7070eb20e2e469de3008844e0e8d9ca0


Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 30 thùng có chứa chất tạo nạc nhãn hiệu KN-Samurai ghi rõ tạo nạc, bung đùi, nở mông vai… với tổng khối lượng 750kg.

Theo thông tin ban đầu, cơ sở Khoa Nguyên không đủ điều kiện sản xuất theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, cơ sở này hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động.

Kẻ hiếp dâm trẻ em khỏa thân bỏ trốn


Ngày 19/8, #TAND TP. HCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đăng Khương (20 tuổi, Củ Chi, TP. HCM) 7 năm tù về tội Hiếp dâm trẻ em.

Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum B26402d25856a688bebbe935b8dc38d0


Trước đó, tối 5/12/2014, Khương đột nhập nhà hàng xóm để hiếp dâm bé gái 11 tuổi. Khi nạn nhân kêu cứu, Khương hoảng sợ bỏ chạy trong tình trạng “người nguyên thủy”.

Sau đó, đối tượng bị vây bắt, giao cho công an xử lý.

Nguồn tin: Tổng hợp

Thời gian gần đây, liên tiếp phát hiện nhiều đối tượng giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...Chỉ cần có một bộ quân phục thì các màn lừa đảo trở nên dễ dàng hơn...


Thực tế đây là loại tội phạm không mới, song cách hành xử của chúng ngày càng có nhiều chiêu trò mới với những thủ đoạn tinh vi khó lường, xâm hại đến tài sản của người dân và làm tổn hại không nhỏ đến uy tín của lực lượng công an.

Hàng loạt vụ giả danh công an gây án


Mới đây nhất, ngày 5.8, lãnh đạo Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, cơ quan này đã khởi tố, bắt tạm giam Hoàng Văn Đồng (35 tuổi, ở Hiệp Hòa, Bắc Giang) để điều tra, làm rõ hành vi giả danh công an nhằm cưỡng đoạt tài sản.
Theo điều tra, rạng sáng 18.7, tại đường Nguyễn Văn Linh (Long Biên), Đồng ép 2 người phụ nữ đi xe máy đang chở hàng đi chợ, rồi rút một chiếc thẻ màu đỏ xưng là cảnh sát hình sự và bắt họ dừng xe để kiểm tra. Nhận thấy Đồng có dấu hiệu bất minh, 2 người phụ nữ đã bỏ chạy.
Cùng thủ đoạn trên, Đồng tiếp tục chặn xe chị T.T.H (41 tuổi, ở Văn Giang, Hưng Yên) tại trước số nhà 757 đường Nguyễn Văn Linh vờ kiểm tra rồi cưỡng đoạt số tiền 50 nghìn đồng.
Hành vi giả danh công an cưỡng đoạt tiền chị H của Đồng đã bị tổ công tác Đại đội 3 - Trung đoàn Cảnh sát cơ động - Công an TP.Hà Nội phát hiện, bắt giữ.
Trước đó, ngày 12/3, Công an Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định tạm giam 4 tháng đối với Trần Văn Nhứt (SN 1958, quê quán xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, đối tượng Trần Văn Nhứt đã giả danh đại tá công an cùng với một đối tượng biệt danh là Bảy “cụt” giả danh Trung tướng thuộc Tổng cục 2, bộ Công an đến các tỉnh, làm quen với cán bộ cao cấp của địa phương, qua đó, tiếp xúc với các doanh nghiệp và giới thiệu có khả năng “chạy” dự án, công trình. Do tin tưởng vào “vỏ bọc” của các đối tượng nên nhiều doanh nghiệp và cá nhân của một số tỉnh thành đã bị Nhứt và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó Nhứt lừa đảo một nạn nhân ở tỉnh Hà Tĩnh số tiền 500 triệu đồng; lừa một nạn nhân khác ở tỉnh Bắc Ninh 1 tỉ 230 triệu đồng.
Đó chỉ là một trong rất nhiều vụ giả danh Công an được phát hiện và bắt giữ trong năm qua. Từ vụ án trên cho thấy, tội phạm giả danh Công an ngày càng tinh vi
Qua theo dõi các vụ giả danh Cảnh sát gần đây, có thể thấy những hành vi vi phạm chính như: Giả danh Cảnh sát giao thông (CSGT) để chiếm đoạt tiền thông qua việc giả vờ kiểm tra, xử lý vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông; giả danh Cảnh sát hình sự (CSHS) để khống chế, cướp tài sản (thường là xe máy, tài sản khác nạn nhân mang theo); giả danh Cảnh sát kinh tế (CSKT) để lừa đảo (xuất hiện đối với một số công ty kinh doanh nhỏ, lẻ).
Ngoài ra, có trường hợp giả danh một số lực lượng Cảnh sát khác như Cảnh sát môi trường (CSMT), Cảnh sát Quản lý hành chính, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội bằng thủ đoạn giả vờ kiểm tra hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, viện cớ phạt tiền hoặc kiểm tra vi phạm về môi trường (đối với doanh nghiệp nhỏ, lẻ thải chất bẩn gây ô nhiễm môi trường).
Để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, nơi "hành sự" của đối tượng thường ở đoạn đường ít người, phương tiện qua lại. Thời điểm thường nhằm vào buổi đêm hoặc rạng sáng.
Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 132c7a5179-1-hai-d-i-tu-ng-gi-danh-cong-an-b-ca-tp-vinh-b-t-gi
Hai đối tượng giả danh công an bị bắt giữ

Đặc biệt, gần đây nhiều người sập bẫy lừa đảo qua điện thoại với hình thức chúng tự xưng là cán bộ điều tra, hù dọa nạn nhân là đang dính líu đến vụ án hoặc liên quan đến tội phạm rửa tiền, để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản theo chúng yêu cầu nhằm phục vụ công tác điều tra. Kịch bản mà chúng đưa ra nhằm cố tình tạo ra các tình huống phạm tội và đưa người sử dụng điện thoại vào bẫy.
Khi giả danh là Công an, hầu hết các đối tượng đều nhằm mục đích vụ lợi, có được lòng tin của người bị hại, nhằm dễ dàng chiếm đoạt được tài sản. Đối tượng giả danh thường nhằm vào những người đi đường, có hành vi vi phạm Luật Giao thông. Chúng lợi dụng vào tâm lý lo sợ của người bị hại, rất thiếu cảnh giác, chỉ muốn "xin xỏ" giải quyết nhanh để vòi vĩnh tiền của người bị hại.
Ngoài ra, chúng còn nhằm vào các gia đình có con cái đang ở trong vòng lao lý, muốn chạy án. Đánh vào tâm lý của người bị hại là nôn nóng, chúng dùng những lời lẽ ngon ngọt, tự giới thiệu là cán bộ Công an ở một đơn vị nào đó, rồi kể tên một số vị lãnh đạo cao cấp trong lực lượng Công an, hứa hẹn rằng bọn chúng có khả năng lo lót được các vụ việc trên.
Trong các vụ án này, thông thường đối tượng gây án có sự sắp xếp, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và hoàn hảo nên chúng dễ dàng qua mắt người bị hại. Trong khi đó, gia đình các nạn nhân thường quen biết các đối tượng một cách chóng vánh nên sau khi bị lừa cũng chẳng biết đối tượng tên thật là gì, công tác ở đâu nên việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn.
Điểm chung của tất cả tội phạm kiểu này là nhận mình là công an, luôn ba hoa quảng cáo bản thân có mối quan hệ và quyền lực để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa tình.
Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 8ba696f456-2-cac-lo-i-th-gi-c-a-cung-m-t-d-i-tu-ng
Các loại thẻ giả của cùng một đối tượng

Vì sao lừa đảo "ưa chuộng" giả danh công an?


Liên quan đến việc nhiều đối tượng giả danh công an để lừa đảo trong thời gian qua, trước hết chúng ta phải đặt câu hỏi, tại sao người ta giả danh công an mà không giả danh các ngành nghề khác.
Khi hành vi giả danh bị cơ quan Cảnh sát điều tra lật tẩy, hầu hết các đối tượng phạm tội đều khai nhận rằng, chúng giả danh Công an vì muốn "oai". Và khi mặc bộ sắc phục và giới thiệu là Công an, chúng dễ dàng lấy được lòng tin của mọi người, dễ khiến người ta tin theo để phục vụ lợi ích cá nhân của bọn chúng…
Với một bộ cảnh phục, dụng cụ y như thật của cảnh sát, công an mua được trên phố, những kẻ xấu đã có thể dễ dàng qua mặt người dân, thực hiện trót lọt các vụ từ lừa đảo, cướp của, hiếp dâm, giết người... Có tình trạng này diễn ra bởi việc tìm mua một bộ cảnh phục dạng này hiện đang rất dễ dàng. 
Hiện nay trên thị trường bán quá nhiều các trang phục, tư trang giống y như của CSGT từ quần áo, bảng hiệu, ngay cả cả đến còi, đèn của xe đặc chủng cũng bày bán tràn lan...
Đây chính là nguyên nhân để các đối tượng lợi dụng. Do đó các cơ quan chức năng liên quan cần thiết phải vào cuộc để xử lý đối với những cửa hàng bán các mặt hàng này. Có như vậy mới chấm dứt hay hạn chế được các hành vi giả danh của các đối tượng”.
Đến phố Lê Duẩn (Hà Nội), chỉ cần lượn xe đoạn từ Ga Hà Nội đến ngã tư Lê Duẩn – Khâm Thiên, hỏi bất cứ cửa hiệu đặc chủng “quân phục” nào, ra yêu cầu sẽ được đáp ứng trọn vẹn.
Chỉ vài trăm ngàn đồng trong tay, đối tượng vi phạm có thể dễ dàng mua được bộ quân phục công an, bộ đội phục vụ cho mục đích phạm tội của mình. Thứ hai, tội phạm lợi dụng sự tin tưởng của người dân đối với ngành công an nên người dân ít có khả năng phân biệt chiến sĩ công an, người thực hiện công vụ giả và thật. Nếu người phạm tội không mặc quân phục giả danh công an thì rõ ràng hành vi phạm tội của họ có thể sẽ bị phản kháng hoặc bị bắt ngay tại chỗ
Như vậy, khoác lên mình bộ quân phục, nhiều đối tượng đã giả danh công an để đi lừa đảo trắng trợn, bởi dễ nhận thấy công an là nghề có uy tín và được nhiều người tin tưởng. Qua đây, cũng chính là bài học về sự cảnh giác cho tất cả mọi người.
Mặt khác, đánh vào tâm lý “cần việc” hoặc “lo lắng, sợ hãi” của một số nạn nhân, bọn tội phạm đã giả danh công an để đưa họ vào tròng nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi của những đối tượng này rất tinh vi, nạn nhân khi tiếp xúc thường rơi vào những kịch bản dựng sẵn nên rất khó nhận biết.
Theo một số cán bộ công an, mục đích của bọn tội phạm giả danh công an là để dễ dàng lấy lòng tin của nạn nhân. Chúng thường hẹn gặp gần trụ sở công an, điện thoại cho lãnh đạo, thậm chí đưa hình ảnh ghép chung với một số cán bộ lãnh đạo để dắt nạn nhân vào kịch bản có sẵn. Tâm lý người dân “chạy chọt, nhờ vả” cũng là một tác nhân để loại tội phạm này lộng hành.
Bên cạnh đó, nhiều người chưa hiểu hết về chức năng nhiệm vụ của CA, cảnh sát, họ chỉ biết rằng CA, cảnh sát có quyền bắt giữ tội phạm, trấn áp tội phạm như vậy họ có quyền uy rất lớn, có giao tiếp rộng, chắc nhiều người vị nể nên có thể giúp được người dân mọi thứ, do vậy họ đã bị tội phạm lợi dụng để lừa gạt.
Ngoài ra, một số người có quan hệ mờ ám, làm ăn bất chính, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức (quan hệ bất chính)… nên bọn chúng biết và giả danh CA, cảnh sát để lừa dối, khống chế chiếm đoạt tiền, tình.
Bất luận nhằm mục đích gì, việc giả danh Cảnh sát là vi phạm pháp luật, còn hành vi lừa đảo, cướp, cưỡng đoạt tài sản là phạm pháp hình sự. Bọn tội phạm gây nên tình trạng thật giả lẫn lộn và sự hiểu nhầm của quần chúng nhân dân đối với uy tín của lực lượng Công an nhân dân.
Đây cũng là hành vi gây bức xúc dư luận, đặt ra nhiều vấn đề trong phòng ngừa, nhận diện và đấu tranh loại tội phạm này.
Topics tagged under csgt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 191a80f83f-3-p1
Quân phục, cảnh phục nhái bày bán công khai (ảnh nhỏ) và cảnh phục cùng công cụ hỗ trợ bị thu giữ.

Nhận diện, phòng ngừa Cảnh sát giả như thế nào?


Lợi dụng việc mất cảnh giác của nạn nhân, một số đối tượng giả danh Cảnh sát để cướp, cưỡng đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này không những gây mất an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng uy tín của lực lượng Cảnh sát. Vậy nhận diện và phòng ngừa loại tội phạm này thế nào?
Mặc dù đối tượng giả danh Cảnh sát để lừa đảo, cướp, cưỡng đoạt tài sản diễn ra ở mỗi vụ có khác nhau, song nếu có nhận thức rõ về hành vi này, các cá nhân, tổ chức đều có thể phòng, chống loại tội phạm này có hiệu quả. Ở đây, chúng tôi xin nêu các cách nhận diện cơ bản, dựa trên quy luật hoạt động của tội phạm và chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng Cảnh sát.
Thứ nhất, đối với hành vi giả danh CSGT hoặc Cảnh sát khác để "xử phạt" vi phạm trật tự an toàn giao thông: Theo quy định của Bộ Công an, việc tuần tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông chủ yếu thuộc CSGT, ngoài ra có sự phối hợp của Cảnh sát trật tư, Công an phường, có địa phương có thêm Công an xã.
Dù là lực lượng Cảnh sát nào, tất cả đều phải mặc trang phục, đeo biển hiệu và khi thực hiện nhiệm vụ đều thực hiện theo tổ công tác từ vài người trở lên. Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, bắt buộc phải có CSGT (các lực lượng khác chỉ hỗ trợ) và chỉ kiểm tra tại các chốt theo kế hoạch (có xe ôtô, có giấy tờ phục vụ việc xử lý).
Theo quy định của Bộ Công an, trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra, muốn dừng phương tiện để kiểm soát, xe của CSGT phải bật đèn tín hiệu, cán bộ chiến sĩ CSGT phải đứng ở vị trí công khai. Sau khi dừng phương tiện, cán bộ CSGT phải tuân thủ đầy đủ qui trình kiểm tra giấy tờ xe (đăng ký xe), người lái xe (bằng lái), an toàn kỹ thuật (giấy chứng nhận kiểm định), việc chở người, hàng hóa...
Khi lập chốt kiểm soát cố định trên đường phải đặt biển báo hiệu ở hai phía, ban đêm phải có đèn chiếu sáng để đảm bảo việc kiểm soát, xử lý một cách công khai, minh bạch.
Trong khi đó, các đối tượng giả danh CSGT để lừa "xử phạt", chiếm đoạt tài sản cũng có thể có trang phục giống #CSGT nhưng thường đi một mình hoặc 2 người trên một xe gắn máy, đuổi theo người đi đường và ép họ đòi "kiểm tra giấy tờ". Các đối tượng thường ép chỗ vắng, hành vi vội vàng và không có biên lai, các hóa đơn tài chính xử phạt.
Theo quy định, việc lập biên bản người vi phạm giao thông chỉ thực hiện tại các chốt kiểm tra hoặc tại trụ sở làm việc chứ không phải đuổi theo vào ngõ ngách và lập biên bản bất cứ nơi đâu.
Từ đó, người đi đường hoàn toàn có thể cảnh giác, nhận diện đối tượng nếu bản thân mình điều khiển phương tiện giao thông không vi phạm hoặc nếu vi phạm nhưng không phải tại chốt kiểm tra. Chỉ trong trường hợp khi vượt qua chốt, không chấp hành mệnh lệnh, CSGT mới có thể đuổi theo để kiểm tra. Mọi trường hợp trong quá trình đi đường, bất ngờ có người ép xe (nhất là đoạn đường vắng, thời gian đêm khuya), dọa phạt tiền... người đi đường đều phải cảnh giác.
Đối với các trường hợp giả danh CSCĐ, CSHS để lừa đảo, cướp, cưỡng đoạt tài sản: Đối với CSCĐ, hiện chỉ thực hiện tuần tra tại các thành phố lớn vào ban đêm. Khi tuần tra, CSCĐ nhất thiết mặc trang phục riêng, đội mũ CSCĐ, đeo biển tên, có các công cụ hỗ trợ như dùi cui, súng, bộ đàm, thường một tổ tuần tra có 4 chiến sỹ, đi trên 2 phương tiện xe gắn máy.
CSCĐ có thể xử phạt người vi phạm giao thông. Riêng CSHS, quá trình thực hiện nhiệm vụ, họ có thể không mặc trang phục như các lực lượng nói trên. Tuy nhiên, CSHS khi không mặc trang phục, họ không có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát giao thông. Trong mọi trường hợp, nếu thực hiện biện pháp nghiệp vụ, phải mang theo thẻ và xuất trình khi thực hiện nhiệm vụ.
CSHS chỉ làm nhiệm vụ áp sát người đi đường, kiểm tra người và phương tiện khi người đó là đối tượng của vụ phạm pháp hình sự hoặc liên quan đến vụ phạm pháp đó, kể cả đối tượng truy nã. Do đó, trong mọi trường hợp, khi một công dân bình thường, không vi phạm pháp luật hình sự (trộm cắp, lừa đảo, cướp...) mà chỉ vi phạm pháp luật giao thông (không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh...) thì không thể có chuyện CSHS ép xe để "hỏi thăm".
Khi có nghi ngờ, người dân cần thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc các số điện thoại nóng được Công an địa phương công bố để các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý đối tượng vi phạm theo thẩm quyền.
Đối với các vụ án mạo danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần phải đưa ra xét xử lưu động ở các khu dân cư nơi xảy ra sự việc nhằm răn đe và xử lý bằng những bản án nghiêm minh trước pháp luật dành cho các đối tượng này, đồng thời có tác động cảnh báo tới những người khác có ý định tương tự phải từ bỏ hành vi phạm tội.
[th]
Điều 265 Bộ luật Hình sự quy định người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 2 năm. Trong trường hợp người nào tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp có số lượng rất lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 10-15 năm. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 20 năm hoặc tù chung thân căn cứ theo Điều 230 Bộ luật Hình sự.
Muốn kiểm tra phải xuất trình thẻ Công an cho dân biết
Theo quy định của ngành Công an, lực lượng Công an trong khi kiểm tra luôn tuân thủ theo hai bước là phải xuất trình thẻ ngành cho dân biết. Sau đó, nếu cần lập biên bản thì đưa về trụ sở Công an phường gần nhất. Còn những kẻ giả danh thường dùng vũ lực trước rồi nói năng quanh co với mục đích tống tiền hoặc điều nạn nhân đến khu vực vắng vẻ để cướp.
Để tránh tình trạng nhầm lẫn giữa lực lượng cảnh sát thật và cảnh sát giả danh, người dân cần trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức cơ bản về những người trong ngành công an. Lực lượng công an bao giờ khi đi làm việc hay điều tra thường đi hai người hoặc một nhóm người. Các phương tiện, dụng cụ nghiệp vụ của công an bao giờ cũng đầy đủ. Bên cạnh đó, cán bộ công an có tư cách đứng đắn, nét mặt nghiêm túc, trên áo có bảng ghi số hiệu công an và có thẻ ngành mang theo. Do đó, người dân có thể căn cứ vào bề ngoài từ nét mặt, đến cử chỉ, các đối tượng giả danh thường có biểu hiện gian dối, không đàng hoàng. Căn cứ vào những điểm cơ bản đó người dân có thể nhận diện tội phạm giả danh công an để báo cho cơ quan công an gần nhất đến hỗ trợ kịp thời
[/th]
Chả là cái ngã tư gần nhà mình có cây xăng, dân hay vào đổ xăng rồi quen tay rồi chạy 1 mạch đi thẳng luôn mà không để ý cái đèn đỏ, và thường hay đi ngược chiều rồi chạy chéo qua luôn. 

Bọn dân phòng, trật tự biết vậy thường hay ngồi cafe gần đó nằm vùng, thấy ai không để ý mà vượt luôn thì nhảy ra túm đầu bắt nộp phạt ngay.
Người nhà mình cũng mới bị, mình bảo ngoài #CSGT ra éo ai có quyền dừng xe, kệ mẹ bọn nó, đừng đưng giấy tờ và đừng đưa chìa khóa cho bọn nó mà họ cứ bảo mình ngu, châu chấu mà đòi đá xe ...
Vậy nên mình hỏi lại cho chắc là có phải ngoài CSGT thì chỉ có những lực lượng đặc biệt có chuyên đề mới được quyền dừng xe và kiểm tra hành chính dân phải không?