Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under bố on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under bố on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 3 mục

Dường như sự gần gũi giữa bố mẹ và con cái lại tỷ lệ nghịch với sự lớn lên của chúng ta. Càng lớn ta càng thấy mình ít gần gũi với bố mẹ hơn...


Topics tagged under bố on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Khoang_cach_voi_bo_me_300x200  

Con đã lớn rồi!
 
Tuổi dậy thì mang đến cho chúng ta nhiều thay đổi, không chỉ trong dáng vẻ bề ngoài, trong giọng nói hay trong cách ăn mặc mà còn cả trong những suy nghĩ. Có những thay đổi có ảnh hưởng tốt, nhưng tất nhiên cũng sẽ có những ảnh hưởng xấu, nhất là đối với các mối quan hệ xung quanh chúng ta. 
 
Những rung động đầu đời, những #tình-bạn mới, những cặp bạn bè thân thiết hơn, và thậm chí chính cái sự lớn lên cũng làm chia rẽ nhiều tình bạn thời thơ ấu. Một trong những mối quan hệ có thể thay đổi nhiều nhất và dù ta có đối mặt hang ngày thì nó vẫn xảy ra: mối quan hệ với chính bố mẹ mình.
 
Vào tuổi teen, ai cũng muốn được chứng tỏ mình đã lớn hơn: muốn được tự mình giải quyết những vấn đề của bản thân, muốn được thể hiện bản lĩnh, muốn được chứng tỏ rằng "con không còn là con nít!" … Tuổi teen sẽ có nhiều cơ hội va chạm với cuộc sống, được trải nghiệm những điều gọi là mới mẻ nhiều hơn, thường xuyên hơn
 
Và đó chính là nguyên nhân khiến cho ta xa cách bố mẹ mình hơn. Chúng ta đang cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra những quyết định cho bản thân, giải quyết vấn đề bằng chính khả năng của mình, nhưng với bố mẹ, chúng ta vẫn là những đứa con bé bỏng cần được chở che. 
 
Chúng ta muốn khám phá cuộc sống và tìm thấy sự tự tin, nhưng có thể những khám phá đó không giống với những điều mong chờ từ các bậc phụ huynh. Mặc dù việc tự khám phá bản thân mà không cần dựa vào bố mẹ là tốt, nhưng quá trình để thoát khỏi bố mẹ xem ra khá nhạy cảm. Đây là khoảng thời gian mà bố mẹ và con cái dễ xảy ra mâu thuẫn nhất.     
  
Hãy chủ động trò chuyện với bố mẹ !     
 
Nhiều bạn chọn cách "lên tiếng", sẵn sàng phản đối hay tỏ ra bất đồng quan điểm với bố mẹ một cách thẳng thắn và trực tiếp. Nhưng cũng có những bạn lại muốn giữ im lặng vì không muốn làm buồn lòng những người đã sinh thành nên mình. 
 
Và bằng thái độ nào đi nữa thì khoảng cách giữa con cái và bố mẹ cũng sẽ dần dần bị giãn ra, đặc biệt nó sẽ khiến cho những bạn luôn gần gũi với bố mẹ mình cảm thấy bối rối.     
 
Bạn D.(16 tuổi) vừa được lọt vào danh sách ứng cử cho một vai diễn trong vở kịch của trường. D hăm hở về nhà khoe mẹ. Và cứ thế, trong suốt những tuần sau đó, mẹ D liên tục hỏi cậu về vở kịch, về tình hình diễn viên, và đủ thứ chuyện liên quan đến nó. Dù chưa được chọn nhưng D cảm thấy mình bị áp lực hơn từ những câu hỏi của mẹ, và cậu đi đến quyết định "không kể chuyện gì cho mẹ nữa để tránh việc mẹ cứ hỏi liên tục".  
 
Quyết định của D có thể khiến cho mẹ cậu không còn hỏi han hay "làm phiền" bạn ấy nữa, nhưng nó lại sẽ khiến cho D và mẹ trở nên khó chia sẽ hơn. Một điều mà có lẽ D cũng cần hiểu là bản thân mẹ của D không hề muốn gây áp lực cho #con-trai mình, và bà chỉ cảm thấy thích thú với thông tin đó và muốn nói với cậu nhiều hơn về nó. Bà cũng không hề biết rằng những câu hỏi quan tâm đó của mình có thể khiến D cảm thấy nặng hơn về tâm lý.  
 
D có thể chọn cho mình một giải pháp khác: Nói với mẹ rằng mình bị áp lực từ những chuyện mẹ hỏi, có thể nói mẹ chừng nào có kết quả con sẽ báo cho mẹ biết liền.  
 
Hay D có thể chọn cách như bạn T (15 tuổi) hay làm: Bạn luôn chủ động kể chuyện ở trường cho bố mẹ nghe. T không phải kể tất tần tật, nhưng bạn cũng giúp cho #bố #mẹ mình biết được những chuyện đang xảy ra với con của mình mà không phải thắc mắc. 
 
Một dạo T không còn hay đi ra ngoài chơi với cô bạn thân cùng lớp nữa khiến cho bố mẹ hơi thắc mắc, và T đã chủ động kể với bố mẹ rằng "Tại sắp thi rồi, nên tụi con quyết định giảm việc đi chơi đi". Thế thì bố mẹ nào mà không ủng hộ con mình nhỉ?
 
Thật ra bạn không cần kể cho bố mẹ mọi chuyện từ A - Z nhưng hãy duy trì việc nói chuyện, tâm sự với bố mẹ, đáp lại những quan tâm lo lắng của bố mẹ dành cho mình. Nó sẽ giữ cho khoảng cách giữa bố mẹ và con cái gần gũi hơn, thân thiết hơn.

 Những rối rắm trong khâu xét tuyển ĐH được điều chỉnh thế nào? Vì sao thí sinh phải chạy đôn đáo rút - nộp hồ sơ xét tuyển?... Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có trao đổi với VietNamNet.


Năm đầu đổi mới không tránh khỏi hạn chế


Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Những mục tiêu căn bản của kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ đã đạt được đó là giảm áp lực thi cử, giảm rủi ro cho thí sinh, giảm tỉ lệ ảo, tạo thuận lợi cho các nhà trường tuyển được những thí sinh phù hợp nhất.

Do là năm đầu tiên chúng ta thực hiện đổi mới thi tuyển sinh nên rất khó tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Tuy nhiên #Bộ GD-ĐT luôn có những giải pháp kịp thời để xử lý những tình huống phát sinh.



Topics tagged under bố on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 20150819110555-ttga1
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga


Kết quả qua đợt xét tuyển đầu tiên cho thấy những trường có uy tín, chất lượng có thể tuyển được những thí sinh giỏi nhất. Còn đối với thí sinh thì những em đạt kết quả cao luôn tự tin chọn được đúng ngành, trường mà mình yêu thích; những em có kết quả trung bình cũng có đủ thông tin để lựa chọn trường vừa sức; những em chẳng may chọn ngành, trường chưa phù hợp với năng lực sở trường và kết quả thi của mình cũng có cơ hội để thực hiện việc đăng ký trở lại. Thông tin tuyển sinh đã được minh bạch, công khai đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh.

- Liên quan đến những chỉ đạo của Bộ GD-ĐT trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1 rất kịp thời, nhưng không hiệu quả vì cận ngày quá nên thí sinh, phụ huynh không yên tâm để nộp hồ sơ điều chỉnh nguyện vọng ở trường THPT và Sở GD-ĐT. Dẫn đến họ vẫn đổ xô về các trường ĐH để điều chỉnh nguyện vọng, Bộ GD-ĐT có hình dung ra vấn đề này khi làm đổi mới tuyển sinh?

Trong 10 ngày đầu tiên, thí sinh nộp hồ sơ là chính vì các trường đều chưa nhận đủ hồ sơ so với chỉ tiêu nên các giải pháp hỗ trợ thí sinh rút hồ sơ trong thời gian đó là không cần thiết. Cũng trong thời gian đó, các trường chưa được yêu cầu công bố điểm xét tuyển tạm thời để tránh gây hiểu nhầm.

Thực tế khi số lượng hồ sơ chưa đủ so với chỉ tiêu thì rõ ràng điểm xét tuyển tạm thời chỉ bằng điểm ngưỡng nhận hồ sơ. 10 ngày sau của đợt xét tuyển, số lượng thí sinh đăng ký vào một số trường bắt đầu vượt chỉ tiêu cần thiết.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển Bộ đã giao các Sở GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ thu nhận đơn xin thay đổi nguyện vọng xét tuyển của thí sinh để thực hiện các thao tác kỹ thuật chuyển thông tin của thí sinh đến các trường liên quan.

Tất cả các thao tác này được thực hiện qua phần mềm, không phải rút, nộp hồ sơ nên rất đơn giản và nhẹ nhàng. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các trường cập nhật thường xuyên điểm xét tuyển tạm thời để thí sinh tham khảo.

Thí sinh hoàn toàn không nên đến các trường để thay đổi nguyện vọng xét tuyển mà hãy đến Sở GDĐT của địa phương hay đến ngay trường THPT trên địa bàn được Sở giao nhiệm vụ để thực hiện việc này.

 Trường lớn có sức hút mạnh



- Thăm dò về thời gian xét tuyển nguyện vọng 1 trên báo VietNamNet cho thấy, nhiều ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian từ 20 ngày xuống còn 10 ngày - như vậy là đủ thời gian cho thí sinh lựa chọn thay đổi nguyện vọng, không gây khó cho các trường?

Thực ra khi xây dựng qui chế Bộ cũng như các trường rất muốn rút ngắn thời gian của đợt xét tuyển để sớm kết thúc. Thời gian mỗi đợt xét tuyển 10, 15 ngày cũng đã đưa ra thảo luận rộng rãi.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng nếu rút ngắn thời gian thì các thí sinh vùng sâu vùng xa không có đủ thời gian nộp hồ sơ hoặc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển làm thiệt thòi quyền lợi của các em.
Thời gian 20 ngày mỗi đợt xét tuyển là hơi dài trong thực tế. Những năm tới Bộ sẽ điều chỉnh lại hợp lý hơn nhất là khi tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh. 

- Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng, việc ấn định điểm chuẩn xét tuyển năm nay sẽ không theo quy luật nào. Với những trường cao thì điểm chuẩn sẽ rất cao, thậm chí các trường top giữa điểm chuẩn cũng sẽ nhiều biến động cao lên. Điều này sẽ không phản ánh đúng chất lượng đầu vào các trường dẫn tới việc phân tầng các trường ĐH sẽ càng khó khăn hơn?

Việc xác định điểm chuẩn vào ngành, trường là do hội đồng tuyển sinh các trường quyết định dựa trên yêu cầu đảm bảo chất lượng và chiến lược xây dựng uy tín của nhà trường trong xã hội.

Rõ ràng những trường lớn, có uy tín thì năm nay có sức hút rất mạnh đối với thí sinh có điểm cao. Điểm chuẩn nhiều ngành của những trường này vì vậy tăng cao hơn so với mọi năm.

Khi tuyển được nhiều thí sinh giỏi có năng lực tương đối đồng đều và yêu thích ngành nghề thì các trường có điều kiện nâng cao chất lượng để đào tạo được nguồn lao động có tính cạnh tranh cao.

Từ đó, việc phân tầng, xếp hạng hệ thống giáo dục đại học theo Luật Giáo dục Đại học cũng có cơ sở để thực hiện thuận lợi. Trúng tuyển vào các trường ĐH xếp hạng cao cũng sẽ là niềm tự hào đối với thí sinh. Vì vậy học sinh sẽ thi đua học tập tốt hơn để vào được trường danh giá.

Còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm



- Những điều chưa suôn sẻ trong xét tuyển ĐH đang đặt ra sẽ có điều chỉnh cụ thể như thế nào trong mùa tuyển sinh năm tới, thưa Thứ trưởng?

Những giải pháp kỹ thuật áp dụng trong tuyển sinh năm nay đã được thảo luận, tính toán kỹ càng. Các phương án cũng đã được đưa ra thảo luận rộng rãi để chọn được phương án phù hợp nhất đưa ra áp dụng.



Topics tagged under bố on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 20150819110555-img-6883
Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sáng 18/8 (Ảnh: LAD)


Bộ luôn có những giải pháp để xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình triển khai. Hơn 13 năm tổ chức kỳ thi “3 chung” trước đây năm nào Bộ cũng tổ chức họp bàn rút kinh nghiệm để điều chỉnh qui chế cho phù hợp.

Kỳ thi #THPT quốc gia mới được tổ chức năm đầu tiên nên rõ ràng còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm để những năm sau tổ chức tốt hơn. Mặt khác những năm tới thí sinh cũng sẽ quen dần với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu từ đăng ký dự thi đến xét tuyển để giảm nhẹ áp lực công tác xét tuyển. Năm nay không nhiều thí sinh lựa chọn các giải pháp này.

- Thưa Thứ trưởng, cũng nhiều ý kiến cho rằng: hai vấn đề Bộ #GD-ĐT kỳ vọng khi làm đổi mới tuyển sinh là: tiết kiệm cho thí sinh nhưng thực tế thí sinh vẫn phải đi lại nhiều để tìm kiếm cơ hội vào ĐH; tạo thêm cơ hội cho thí sinh nhưng cuộc chơi đang khiến thí sinh hoang mang vì sự thay đổi nguyện vọng ở những ngày cuối. Điều này có làm mất cơ hội trúng tuyển của thí sinh không khi mà khâu định hướng chọn ngành, chọn trường của thí sinh vẫn tù mù?

Việc rút, nộp hồ sơ trong đợt xét tuyển chỉ tập trung ở một số ít các trường lớn có uy tín. Thực tế chỉ có khoảng 30-40 trường trên tổng số hơn 400 trường ĐH, CĐ của cả nước có sức thu hút mạnh mẽ thí sinh. Nhiều thí sinh ít triển vọng trúng tuyển vào các trường này cũng đã đến các Sở GD-ĐT của địa phương làm thủ tục điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, không đến rút hồ sơ ở trường.

Vì vậy số thí sinh thực tế phải đi lại nhiều không thể so sánh với hàng triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh #ĐH, #CĐ hằng năm. Việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích so với việc tổ chức 4 kỳ thi trước đây rõ ràng giảm được chi phí và áp lực thi cử rất lớn cho toàn xã hội.

Trong quá trình xét tuyển, phần lớn các trường ĐH đều đã cung cấp thông tin cần thiết đủ để thí sinh tham khảo lựa chọn quyết định của mình. Chắc chắn rất nhiều thí sinh đã tránh được rủi ro trong xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

Những ông chồng thấu hiểu đều biết rằng, vợ của họ ngủ được nhiều nhất khi em bé nằm ngay cạnh, nhờ vậy mà gia đình vui vẻ hơn.


Trước hết, hãy giả bộ như hai bạn chỉ vừa mới cưới, và cả hai đều đang rất 'háo hức, phấn khích, mong mỏi' chuyện ấy. Hai bạn sẽ đi đâu để #sex? Đúng thế - Bất cứ đâu. Sàn nhà, ghế salon, trong bếp, trong nhà tắm... Là một cặp phụ huynh ngủ cùng con, những nơi này vẫn là lựa chọn đáng xem xét. Giường ngủ không phải là nơi duy nhất có thể tiến hành chuyện ấy. Thực ra chỉ có những cặp đôi nhàm chán mới mặc định chỉ làm chuyện ấy trên giường mà thôi.

Vậy đấy, nguyên tắc đầu tiên rất đơn giản. Chúng ta làm chuyện ấy ở đâu? Bất cứ nơi nào mà ta thích.

Topics tagged under bố on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 102259_ngu
Ngủ cùng con khiến không khí gia đình vui vẻ hơn (Ảnh: Internet)

Một 'sự thật' thứ hai mà bạn nên biết, ấy là hầu hết các ông bố đều khá thích ngủ gần con. Tất nhiên, cũng có những ông chồng cảm thấy em bé thật phiền hà, nhất là lúc chúng khóc đêm, nhưng hầu hết các cặp vợ chồng đều dễ dàng tìm ra cách khắc phục. Chẳng hạn như các bà mẹ sẽ cho con nằm sát tường, thay vì giữa hai #bố #mẹ. Hoặc họ có thể đặt một chiếc cũi sát giường rồi để em bé ngủ trong đó. Dễ ợt! Những ông chồng thấu hiểu đều biết rằng, vợ của họ ngủ được nhiều nhất khi em bé nằm ngay cạnh, nhờ vậy mà gia đình cũng vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Ở một số gia đình, người bố và người mẹ không ngủ chung giường với nhau. Chuyện này xảy ra dù em bé có ngủ cùng hay không, bởi ông bố ngáy quá to hoặc do giờ giấc ngủ của hai người quá khác nhau... Vì thế, bạn không thể đổ lỗi cho việc bé ngủ cùng đã khiến cho vợ chồng xa cách được.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, đừng bao giờ nghĩ rằng phòng ngủ là nơi 'cấm địa' với trẻ. Vì sao ư? Giữa đêm trẻ sợ hãi vì gặp ác mộng, hoặc buổi sáng chui lên giường bố mẹ để được ôm ấp, rồi thì mấy đứa cùng rúc vào để đùa nghịch nhau trong chăn... có vô số lý do để trẻ yêu thích giường của bố mẹ. Tuy nhiên, khi tất cả lũ trẻ đã ở trên giường, toàn bộ khu vực còn lại của căn nhà sẽ là chốn riêng của bố mẹ. Miễn là chúng đã ngủ say thì có gì cấm cản bố mẹ 'vui vẻ' cơ chứ. Chỉ có điều, nếu bạn muốn phòng ngủ của mình hoàn toàn yên ổn khỏi sự hiện diện của tụi nhỏ thì cứ mơ đi.

Nói tóm lại, dù em bé ngủ trong nôi, ngủ chung với bố mẹ hay ngủ phòng riêng - bạn đều cần tôn trọng nhu cầu ban đêm của trẻ. Đừng bao giờ đổ lỗi rằng hôn nhân của các cặp vợ chồng ngủ cùng con dễ rạn vỡ và trục trặc hơn, bởi vấn đề hoàn toàn nằm ở hai bạn mà thôi.

Theo #Afamily.vn / Ttvn