Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Diễn đàn rao vặt: Các bộ phận xe nâng FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Diễn đàn rao vặt: Các bộ phận xe nâng FfWzt02



#1

13.08.20 12:46

duongvo

duongvo

Thành viên nhút nhát

Thành viên nhút nhát
Các bộ phận của xe nâng hàng ngồi lái - Nguyên lý hoạt động của xe nâng
Bộ phận của xe nâng, cấu tạo xe nâng hàng gồm những bộ phận nào?
Bạn đang muốn mua một chiếc xe nâng hàng. Tuy nhiên bạn lại chưa hiểu rõ về cấu tạo của chúng! Nếu bạn đang muốn hiểu hơn về xe nâng hàng để chọn mua được những chiếc xe tốt nhất. Hãy cùng Chợ xe nâng khám phá chi tiết về các bộ phận của xe nâng hàng ngay nhé!
Diễn đàn rao vặt: Các bộ phận xe nâng 5.7-xe-nang-ngoi-lai
Mỗi bộ phận đều mang một cái tên và mang một chức năng riêng biệt! Hiểu được về các bộ phận của xe và công năng của chúng, bạn đã sở hữu cho mình một vốn kiến thức đầy đủ để mua xe nâng tốt và vận hành xe đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số bộ phận xe nâng cơ bản để bạn đọc được rõ nhé!
13 bộ phận của xe nâng hàng ngồi lái và công dụng của chúng
Xe nâng hàng ngồi lái được sử dụng nhiều trong các nhà kho, kho lạnh, siêu thị, nhà sách, hoặc các công xưởng lớn,... Dòng xe nâng động cơ này dù ra đời sau, tuy nhiên lại nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bởi tính tự động và khỏe khoắn và sự tiện dụng.
Muốn một chiếc xe nâng hàng hoạt động tốt, tất nhiên phải nhờ sự phối hợp hoàn hảo từ các bộ phận. Hãy cùng xem các bộ phận xe nâng đó là gì và công dụng của chúng ra sao nhé!
1. Cột nâng (Mast)
Mỗi xe nâng động cơ gồm có 2 cột nâng lớn được làm bằng kim loại.  Nó có công dụng làm trụ đỡ cho toàn bộ cơ cấu nâng của xe. Độ nghiêng của cột nâng được điều chỉnh bởi người cầm lái nhằm giữ hàng được cố định khi vận chuyển.
2. Xy lanh nghiêng (Tilt Cylinder)
Là dạng ống thủy lực có công dụng điều chỉnh độ nghiêng của cột nâng.
3. Giàn nâng (Carriage)
Giàn nâng là khung kim loại chắc chắn được gắn trực tiếp với cơ cấu nâng hạ cơ học. Các bộ phận nâng hạ gián tiếp đều được gắn trên giàn nâng.
4. Xích/ Xy lanh nâng (Lift chain/ Cylinder)
Bộ phần này gồm các sợi xích được gắn với mô tơ nâng hoặc xy lanh thủy lực. Nó có nhiệm vụ là kéo giàn nâng khi đi lên và giữ giàn nâng khi hạ xuống 
5. Càng nâng (Fork)
Càng nâng gồm 2 thanh kim loại có hình dạng giống như chiếc dĩa nên được gọi là Fork.
Khoảng cách giữa 2 càng nâng được điều chỉnh để phù hợp với các loại hàng hóa kích thước lớn nhỏ khác nhau. Người lái xe sẽ đưa càng nâng vào dưới thùng hàng và nâng lên để di chuyển các thùng hàng theo ý muốn.
6. Giá đỡ (Backrest)
Giá đỡ là bộ phận được gắn trên càng nâng để hàng hóa tựa vào khi cột nâng nghiêng về phía sau. Nhờ có giá đỡ mà hàng hóa vận chuyển được an toàn hơn trên các con đường mấp mô gồ ghề.
7. Động cơ (Engine)
Đây là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng, nó tạo ra động lực làm việc cho xe nâng. Động cơ thường gồm thanh truyền, xilanh, piston và hệ thống trục khuỷu.
Các động cơ phổ biến nhất hiện nay phải kể đến động cơ xăng hoặc động 4 kỳ xăng hoặc dầu diesel. 
8. Bánh tải (Drive wheel)
Bánh tải là hai bánh phía trước gắn với động cơ tải giúp xe có thể di chuyển tiến lùi. Nói một cách tổng quát thì xe nâng là một hệ thống đòn bẩy thì bánh tải là tâm đòn bẩy còn bộ phận đối trọng với hàng hóa là hai đầu đòn bẩy.
9. Bánh lái (Rear wheel)
Là hệ thống hai bánh phía sau được dùng để điều chỉnh hướng đi hai bên cho xe. Thông thường bánh lái không được truyền lực tải từ mô tơ tải.
10. Đối trọng (Counter weight) 
Đối trọng có công dụng tạo đối trọng với trọng lượng của hàng hóa. Nó giúp xe nâng thăng bằng khi nâng hàng. Trọng tải của xe phụ thuộc phần lớn vào bộ phận này.
11. Buồng lái (Cabin)
Là nơi người lái có thể đứng hoặc ngồi khi điều khiển xe nâng.
12. Mui xe (Overhead Guard)
Bộ phận này có công dụng là bảo vệ người lái khỏi những vật thể hay hàng hóa rơi vào người.
13. Vô lăng (Steering wheel)
Vô lăng dùng để điều khiển hướng đi của xe tuy nhiên hiện nay một số xe không còn sử dụng hệ thống này mà thay vào đó là hệ thống tay cầm.
Nguyên lý hoạt động của xe nâng hàng
Xe nâng hàng thường hoạt động theo 2 khía cạnh đó là:
• Di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác
• Vận động nâng hạ hàng lên và xuống
Nhờ sự phối hợp hoạt động của các bộ phận của xe nâng mà chiếc xe sẽ được vận hành theo đúng yêu cầu, sự điều khiển của người lái.
Với hệ thống nâng hạ: Khi xe đưa càng nâng vào vị trí pallet bộ phận bơm dầu thủy lực sẽ dầy dầu nhiều hơn vào xi lanh nâng khi đó khung nâng bị đẩy lên. Các tầng kim loại trượt trên ray bôi mỡ để đi lên. Khi đó hệ thống bánh đà cũng làm dây xích chạy kéo theo vòng bi trên giá nâng di chuyển để kéo càng nâng lên cao.
Tiếp đến piston nghiêng và nhả dầu ra để phần trên khung nâng ngả về sau. Khi khung nâng lên tới tầm nâng cần thiết sẽ được cố định bạn chỉ cần đặt vật lên vị trí mong muốn sau đó di chuyển xe sang vị trí mong muốn.
Khi hàng được đặt về vị trí ổn định. Xích chạy ngược vòng để giá nâng và càng nâng đi về vị trí thấp nhất. Xi lanh nâng và xi lanh nghiêng nhả dầu hết mức để về vị trí ban đầu.
Trên đây chính là nguyên lý hoạt động của xe nâng và thông tin về 13 bộ phận xe nâng. Nếu bạn có thắc mắc gì về xe nâng hoặc cần tư vấn mua xe nâng hàng phù hợp. Hãy liên hệ ngay với Chợ Xe Nâng để được đem tới những sản phẩm xe nâng tốt với giá cả phải chăng nhất nhé.
Website: https://choxenang.vn/cac-bo-phan-cua-xe-nang-hang-ngoi-lai/

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết