Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Bệnh giang mai FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Bệnh giang mai FfWzt02



#1

07.04.21 14:00

tamthao

tamthao

Thành viên nhút nhát
https://dakhoahoancautphcm.vn/
Thành viên nhút nhát
Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Có thể xuất hiện ở nam giới và phụ nữ, đồng thời không phân biệt tuổi tác. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nữ giới là gì, bệnh có nguy hiểm không?
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH GIANG MAI Ở NỮ GIỚI 
Nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai
:diamonds: Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục khi quan hệ không có biện phảp bảo vệ, do một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Giang mai là bệnh xã hội có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt là những đối tượng trong độ tuổi từ 18 – 35 tuổi.
:diamonds: Theo số liệu thống kê, số người mắc bệnh giang mai là nữ giới đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là vấn đề đáng báo động vì bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của người mắc phải.
:diamonds: Phương thức lây truyền của xoắn khuẩn giang mai: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào da, niêm mạc tại bộ phận sinh dục hoặc trên cơ thể khi bị xây xát hay quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người mắc bệnh. Sau đó gây bệnh tại những vị trí nhiễm xoắn khuẩn và dần dần có thể lan khắp cơ thể.
:diamonds: Tỷ lệ mắc bệnh giang mai ở nữ giới thường cao hơn nam giới vị khả năng bệnh từ nam truyền sang nữ cao hơn từ nữ truyền sang nam. 
Bệnh giang mai ở nữ giới có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như:
:diamonds: Lây truyền khi quan hệ tình dục không an toàn: Là con đường lây bệnh phổ biến nhất, vì khi quan hệ tình dục qua các đường âm đạo, hậu môn, miệng mà không dùng biện pháp an toàn, xoắn khuẩn có trong dịch âm đạo/ tinh dịch có thể xâm nhập vào cơ thể bạn tình truyền nhiễm bệnh. Dù chỉ hành hành động ôm hôn thì cũng có khả năng bị truyền bệnh.
:diamonds: Truyền từ mẹ mang con: Nếu người mẹ mang thai và mắc bệnh giang mai có thể gây nhiễm cho thai nhi qua nước ối (giang mai bẩm sinh). Hoặc bé tiếp xúc với những vết loét giang mai trên cơ thể người mẹ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
:diamonds: Lây truyền gián tiếp: Có thể là vô tình tiếp xúc với chất dịch có chứa xoắn khuẩn giang mai khi sử dụng vật dụng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, quần áo, bàn chải đánh răng, dao cạo râu…) với người mắc bệnh. 

Quan hệ tình dục không an toàn có thể lây truyền bệnh giang mai ở nữ
TRIỆU CHỨNG BỆNH GIANG MAI Ở NỮ GIỚI
Quá trình phát triển của bệnh giang mai nói chung và bệnh giang mai ở nữ giới thường được chia thành 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, cơ thể các chị em sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau như:
Giang mai giai đoạn đầu
Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 tuần, bệnh giang mai ở nữ giới bắt đầu xuất hiện các vết trợt gọi là săng giang mai với những đặc điểm sau:
:diamonds: Các vệt có hình tròn hoặc hình bầu dục, chạm vào có cảm giác nông. Phần viền quanh vết trợt mỏng, phần da bên trong viền có phần cứng hơn. Các vết trợt này thường đỏ ửng nhưng không gây đau đớn hay ngứa ngáy cho bệnh nhân dù có bóp vào.
:diamonds: Các vết săng giang mai ở nữ giới thường xuất hiện tại những vị trí như: Mép bộ phận sinh dục, môi lớn, môi bé, âm đạo…
:diamonds: Hạch xuất hiện ở những vị trí nhiễm khuẩn như vùng bẹn, tạo thành từng cụm với những kích cỡ khác nhau. Trong đó, sẽ có một hạch có kích thước vượt trội hơn các hạch còn lại.
:diamonds: Các triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định rồi tự khỏi dù không điều trị. Vì thế nhiều chị em chủ quan không thăm khám và điều trị. Tuy nhiên đây là thời điểm bệnh đang chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Giang mai giai đoạn 2
Giai đoạn 2 thường bắt đầu sau giai đoạn đầu khoảng 7 – 8 ngày, ở giai này có thể quan sát thấy hình ảnh dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới có những đặc điểm sau:
:diamonds: Đào ban: Vùng da trên khắp cơ thể xuất hiện các dát có màu trắng hoặc hồng. Chúng thường nổi thành từng mảng riêng biệt tách rời nhau. Khi chạm mạnh và da căng ra thì những nốt đào ban này sẽ biến mất và không gây bất kì triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu nào.
:diamonds: Sẩn: Có nhiều hình dạng khác nhau, đôi khi có dạng vảy nến hoặc trứng cá.
:diamonds: Sẩn phì đại: Thường xuất hiện xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
:diamonds: Hạch phát triển to lên và lan sang nhiều khu vực khác kèm theo tình trạng rụng tóc.

Các giai đoạn và triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới
Giang mai giai đoạn 3
Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh giang mai ở nữ giới với các triệu chứng như:
:diamonds: Giang mai thần kinh: Là triệu chứng phổ biến hơn hết của giang mai giai đoạn cuối. Sự tổn thương thần kinh có thể gây ra những biến chứng như viêm não, bại liệt…
:diamonds: Gôm và củ giang mai: Các gôm và củ giang mai có thể xuất hiện trên da và nhiều bộ phận khác trên cơ thể như cơ, xương… có thể quan sát thấy trên da có những tổn thương hình tròn với kích thước tương đương hạt ngô và nằm tách biệt nhau; dần dần chúng sẽ lở loét và hoại tử.
:diamonds: Giang mai tim mạch: Người bệnh sẽ chịu tổn thương về tim mạch, phổ biến là phình mạch.
Chú ý là giữa thời kỳ 1 đến thời kỳ 2, giữa thời kỳ 2 đến thời kỳ 3, bệnh có thể không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Đó gọi là giang mai kín và chỉ được phát hiện ra khi xét nghiệm huyết thanh.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XÉT NGHIỆM BỆNH GIANG MAI Ở NỮ GIỚI
Biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai
Bệnh giang mai ở nữ giới và giang mai nói chung đều có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
:diamonds: Các cơ quan, bộ phận quan trọng của cơ thể có thể bị gây tổn thương do sự phá hủy của xoắn khuẩn giang mai.
:diamonds: Bệnh giang mai ảnh hưởng xấu đến da và niêm mạc, vùng mắt và các cơ quan nội tạng (gan, tim mạch, thần kinh…)
:diamonds: Có thể gây viêm – phình động mạch chủ, viêm gan, rối loạn tâm thần, bại liệt toàn thân.
:diamonds: Giang mai bẩm sinh có thể đe dọa đến tính mạng gây tử vong thai nhi hoặc di dạng thai nhi sau khi sinh.

Bệnh giang mai để lại nhiều biến chứng nặng nề và nguy hiểm
Phòng ngừa bệnh giang mai ở nữ giới
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh giang mai, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau:
:diamonds: Xây dựng lối sống tình dục lành mạnh và chung thủy một vợ – một chồng.
:diamonds: Quan hệ tình dục an toàn và sử dụng bao cao su, màn chắn miệng để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
:diamonds: Cần thực hiện các xét nghiệm phản ứng huyết thanh cho chị em phụ nữ có thai và điều trị ngay cho những trường hợp mắc bệnh giang mai khi mang thai để phòng ngừa bệnh giang mai bẩm sinh.
:diamonds: Hạn chế hoặc không nên sử dụng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân với bất kỳ ai.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai ở nữ
Hiện nay, để xác định và chẩn đoán bệnh giang mai cần tiến hành một số xét nghiệm như:
:diamonds: Tìm xoắn khuẩn giang mai: Lấy mẫu bệnh phẩm – dịch tiết ở vết loét, sẩn giang mai hay mảng niêm mạc, chọc hạch… đem soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen. Nếu soi thấy sự hiện diện của xoắn khuẩn giang mai có hình dạng lò xo di động thì người bệnh đã mắc bệnh giang mai.
:diamonds: Xét nghiệm máu: Sau 2 tuần phát hiện các săng giang mai, người bệnh có thể xét nghiệm máu để xác nhận xem cơ thể có xoắn khuẩn giang mai hay không. Ngoài ra, nếu đánh giá bệnh nhân có nguy cơ bị giang mai thần kinh hay tim mạch thì cần lấy dịch não tủy để làm thêm các xét nghiệm trên.
Xem thêm:
https://dakhoahoancautphcm.vn/xet-nghiem-giang-mai-het-bao-nhieu-tien-kham-giang-mai-o-dau-tot.html

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết