Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Chăm sóc sức khoẻ: Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc mẹ phải làm sao? FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Chăm sóc sức khoẻ: Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc mẹ phải làm sao? FfWzt02



#1

16.11.21 16:12

chinhsabina

chinhsabina

Thành viên Năng Nổ

Thành viên Năng Nổ
Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc mẹ phải làm sao? Trẻ sơ sinh vặn mình ngủ không sâu giấc trong những tháng đầu đời là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ vặn mình kèm với các biểu hiện giật mình, rướn mình, ngủ không sâu giấc trong thời gian dài thì bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc là gì để có giải pháp điều trị kịp thời nhé!
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể chia làm 2 nguyên nhân chính: do sinh lý và do bệnh lý.

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc do sinh lý



Chăm sóc sức khoẻ: Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc mẹ phải làm sao? 2Nrkadh
Trẻ sơ sinh hay văn mình ngủ không sâu giấc
- Trẻ vặn mình mỗi khi đi tiểu hoặc đại tiện nhằm rặn để tống chất thải ra ngoài.
- Tã của trẻ bị ướt hay do mẹ quấn khăn quanh người trẻ quá chặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
- Nơi ngủ của trẻ quá sáng, không thoải mái hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ, khiến nhiều trẻ khó ngủ hay quấy khóc đêm.
- Trẻ bú quá no hoặc đói bụng: Trẻ sơ sinh dạ dày rất nhỏ, nên mỗi lần bú chỉ được một lượng nhỏ sữa, do đó mà trẻ cũng rất mau đói và nhanh no. Chính những điều này làm cho trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa sau mỗi lần bú.


  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc do bệnh lý

- Trẻ mắc các bệnh lý về gan như: vàng da khiến cơ thể sản sinh bilirubin quá mức làm cho não bộ của bị tổn thương và gây ra tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ bị hạ canxi huyết: Khi bị hạ canxi huyết trẻ thường có các biểu hiện dễ kích động như: ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm, vặn mình.
- Trẻ mắc một số bệnh lý liên quan đến thần kinh như: rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh bị tổn thương,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc.
- Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến khiến trẻ hay vặn mình ngủ không sâu giấc.
- Trẻ vặn mình ngủ không sâu giấc do da bị tổn thương, ngứa.
Do đó, việc tìm hiểu lý do khiến con hay vặn mình ngủ không sâu giấc là điều cần thiết giúp mẹ cải thiện kịp thời và giúp trẻ có thể được phát triển một cách toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

2. Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc mẹ phải làm sao?
Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc, bố mẹ hãy áp dụng một số phương pháp dưới đây:
- Sử dụng tã phù hợp với làn da của trẻ, mềm mại, êm ái, thấm hút tốt. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để giúp trẻ ngủ ngon hơn.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, giặt giũ chăn gối thường xuyên để con không cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu gây mất ngủ.
- Thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé, tránh để tã quá ẩm ướt khiến bé khó chịu, ngủ không ngon.
- Không gian ngủ của trẻ đảm bảo yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ phòng không được quá nóng hoặc quá lạnh. 
- Mẹ chỉ nên cho trẻ sơ sinh bú vừa đủ no. Không để trẻ bú quá no hoặc quá đói.
- Cho trẻ bú vừa đủ, không nên cho trẻ bú quá no hoặc đói.
- Mẹ hãy ôm bé vào lòng khi con giật mình, hát ru và vỗ về sẽ giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu và có cảm giác an toàn hơn.
Chăm sóc sức khoẻ: Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không sâu giấc mẹ phải làm sao? OOAKPle
Mẹ hãy ôm bé vào lòng và vỗ về con
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung canxi kết hợp với vitamin D cũng là cách để giúp trẻ hết vặn mình, ngủ ngon giấc.
- Mỗi khi bé bị vặn mình, ngủ không ngon giấc mẹ hãy kiểm tra toàn bộ da của trẻ xem có vị trí nào bị nổi mẩn, viêm loét, sưng viêm bất thường không. Nếu có hãy chăm sóc và điều trị để giảm bớt những khó chịu này cho trẻ.

Những thông tin trên đây hi vọng đã cung cấp cho mẹ những kiến thức bổ ích khi chăm sóc con nhỏ. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết