Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Truyện ngắn: Yêu mà để yêu nhau mãi mãi FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Truyện ngắn: Yêu mà để yêu nhau mãi mãi FfWzt02



#1

27.12.16 22:27

Hoài Cổ

Hoài Cổ

Thành viên Năng Nổ
http://raovat.tuoitrevn.net/f20-forum
Thành viên Năng Nổ
Má tôi là giáo sư Anh văn ở trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, trong khi ba tôi lại là tiểu đoàn trưởng biệt động quân thuộc Vùng II Chiến Thuật. Có lẽ vì sự ngăn cách không gian từ Sài Gòn lên Pleiku và các tỉnh cao nguyên xa xôi nơi mà ba tôi luôn hành quân hay đóng quân nên tôi mãi mãi là con đầu và con út của mẹ tôi. Còn ba tôi, chỉ có trời mà biết, đời sĩ quan oai hùng ngang dọc thì biết đâu cũng có một hai đứa con rơi được dấu diếm ở một quận tỉnh nào đó.

Truyện ngắn: Yêu mà để yêu nhau mãi mãi Bestie-yeu-nhau-mai-mai-1-20160220161216

Họ và tên tôi là Phạm Thư Huyền Phi, nghe rất lạ đối với người Việt sống ở miền Nam trước 1975. Tôi chỉ biết rằng ba tôi họ Phạm và mẹ tôi tên Thư; còn cái tên đôi Huyền Phi không biết ba má tôi lấy từ đâu ra nhưng tôi yêu thích họ tên tôi bởi vì chưa bao giờ gặp sự trùng hợp như vậy.
Khi còn ở trường nữ trung học Gia Long (bây giờ được đổi tên là Nguyễn Thị Minh Khai), “con nhỏ” Xuân Mai, bạn thân cùng lớp Đệ Tam C (ban văn chương và sinh ngữ) giễu cợt với tôi rằng “ba má mầy tiên đoán tương lai mầy sẽ mập ra như phì lũ Ba Tàu nên mới đặt tên như vậy, chữ Phi thêm dấu huyền thành Phì.” Kể từ đó, ở ngoài lớp học, các bạn thay vì gọi cái tên lạ lùng của tôi thì chúng gọi tôi bằng “Phì”, “con Phì” hay “con nhỏ Phì.” Lúc đầu tôi thấy khó chịu và phản đối nhưng rồi cũng quen và lờ đi. Thực sự, tôi có “phì” chút nào đâu, mà ốm nhom, mắt một mí; nhưng trời còn thương nên tôi có gương mặt thơ mộng (theo lời tán tỉnh của một số chàng trai!) và mái tóc dài dầy đặc, đen huyền, tha thướt khiến bao nhiêu bạn tôi mơ ước được như thế. Đôi khi tôi lại nghĩ “có lẽ tụi nó muốn mình phì ra để không còn thơ mộng”. Từ ý nghĩ đó, tôi không dám ăn bơ, phô mai, hột gà, đồ bổ để giữ không bị “phì” theo đúng lời trêu chọc của các bạn.
Không biết nhờ hay bị ảnh hưởng của má, tôi say sưa nghe nhạc cổ điển Tây phương, nhất là thời kỳ lãng mạn với Chopin, Schumann, Strauss, v.v.. Và cũng từ đó tôi mê man với các truyện ngắn, tiểu thuyết lãng mạn có giá trị văn học (trong lẫn ngoài nước); tuy nhiên tôi cũng biết học hỏi qua các sách học làm người và kiến thức tổng quát.
Trong lớp, suốt ba năm cuối trung học tôi là học sinh luôn luôn đứng đầu môn Anh văn và Việt văn; còn các môn toán, lý hóa, vạn vật thì tôi hầu như lúc nào cũng đội sổ; Pháp văn thì tạm tạm kiếm đủ điểm lên lớp. Vất vả lắm tôi mới thi đậu được hai cái bằng Tú Tài ban C mà kỳ nào cũng đậu ở khóa II.
Ba má tôi muốn tôi thi vô trường Đại Học Sư Phạm hay ghi danh học ban Anh văn trường Đại Học Văn Khoa. Nhưng tôi quá mỏi mệt với thi cử lẫn với dự định kiếm việc làm văn phòng và tiết kiệm thì giờ để sáng tác (dù thơ văn của tôi chỉ mới được đăng ở các giai phẩm Xuân mà thôi!), cho nên dẫu bị ba má buồn phiền, tôi nhất quyết theo chị bạn quen đi học khóa đánh máy ở trường dạy đánh máy Tân Tiến đối diện với rạp hát Văn Hoa cũ ở đường Trần Quang Khải; học xong khóa chữ Việt, tôi học luôn khóa đánh máy tiếng Anh.
Không ngờ, nhờ Anh văn và khả năng đánh máy tôi được thâu nhận làm đả tự viên cho một cơ quan Hoa Kỳ, ở góc đường Gia Long (tên mới Lý Tự Trọng) và Tự Do (tên mới Đồng Khởi). Ở nơi làm việc tôi là nhân viên “quèn” nhứt, nhưng đối với bạn bè và mọi người bên ngoài thì được làm trong một công sở Mỹ ngay khu trung tâm nổi tiếng ở đô thị thì thật là “oai” hay “ngon”. Tôi không quan tâm đến dư luận xỉa xói những ai làm cho Mỹ thời bấy giờ, bởi vì tôi biết mình thuộc loại người như thế nào, mà chỉ cảm thấy vui thích vì vừa không phải ăn bám vào cha mẹ vừa được dịp trau giồi thêm khả năng Anh văn của mình.
#2

27.12.16 22:28

Hoài Cổ

Hoài Cổ

Thành viên Năng Nổ
http://raovat.tuoitrevn.net/f20-forum
Thành viên Năng Nổ
Một năm sau trong mùa Giáng Sinh 1973 tôi quen với Thủy trong một tiệc cưới tổ chức ở nhà hàng ca vũ nhạc Hồng Hoa trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, gần Ngã Ba Hàng Xanh. Thủy là rể phụ của Sơn, còn tôi là dâu phụ của Kim Tuyến. Thủy lớn hơn tôi độ trên mười tuổi, nhưng tôi không nghĩ rằng chàng quá già đối với tôi, mà tôi không thể nào quên tiếng hát và phong cách vừa trang nhã vừa lãng mạn của chàng trong buổi hôm ấy.
Khoảng mười giờ tối, quá mệt mỏi, tôi tìm một bàn trống nhỏ với ánh sáng mờ mờ ở cuối phòng vừa để tránh né bạn bè vừa nhắm mắt tịnh dưỡng… Giọng giới thiệu của xướng ngôn viên vừa vang dội vừa nắn nót từng chữ đánh thức cơn ngủ gà ngủ gật của tôi:
- Kính thưa toàn thể quý quan khách, để chấm dứt chương trình ca nhạc trong tiệc cưới tối nay, là một tiếng hát xa lạ đối với đô thị phồn hoa chúng ta, nhưng là một giọng ca trầm ấm, ngọt ngào tưới mát cây cỏ và đem lại bao nhiêu niềm vui cho chiến hữu và đồng bào miền rừng núi cao nguyên. Trung úy kiêm ca sĩ Viên Thủy đã tạm bỏ miền đất đỏ để về đây làm phù rể và giúp vui cho quý vị với nhạc phẩm Nụ Cười Sơn Cước của Tô Hải.
Tôi tỉnh ngủ hẳn khi tràng pháo tay nổi lên; không biết sao tôi cũng cảm thấy vui và vỗ tay theo họ. Thủy bước lên sân khấu với quân phục gọn gàng, nhưng không nón, mái tóc bồng bềnh trữ tình; và rồi tiếng hát của chàng đã đưa tôi vào một vùng trời thật xa lạ, mong manh, nhưng thật lý tưởng như những dòng nhạc của Kitaro, một thiên tài âm nhạc thời đại mới, mà tôi sẵn sàng đánh đổi với giá cao để được sống mãi trong khoảng thời gian và không gian mà chàng đã đưa tôi vào. Sao mình lãng mạn quá?
đời đời không tàn với khúc nhạc lòng tôi ...
đời đời không tàn...với khúc nhạc...lòng...tôi . . ..
Tôi như tan biến trong câu hát cuối cùng của bản nhạc được lập lại với tiếng hát trầm như sóng vỗ xa xăm, mà ngân dài như tiếng chuông chùa tịch mịch; trong đó tôi thấy mình lơ lửng trên cụm mây hồng dịu dàng đang hạ xuống đồi hoa thoảng hương dọc theo con suối róc rách uốn mình giữa cánh rừng non lá mùa xuân. Người nghệ sĩ đã “rút hết tơ lòng để dệt mấy cung yêu đương” đề tặng nàng sơn nữ; còn thơ văn của mình chỉ là giả tưởng, ảo ảnh, không đối tượng thật sự. Đến bao giờ mình mới có...? Tôi nhắm mắt chạy theo dòng cảm xúc lan chiếm khắp cơ thể.
Tiếng vỗ tay và huýt sáo ồn ào của khán giả kéo tôi về thực tại. Tôi vẫn ngồi im nhưng đôi mắt miên man về hướng Thủy.
- Chân thành cảm ơn sự thưởng thức của quý vị, và để đáp lại sự yêu cầu, tôi xin trình bày nhạc khúc “Tìm Đâu” của nhạc sĩ Nguyễn Hiền.
Mọi người đều vỗ tay; còn tôi, ngồi im thinh thít, hồn tôi như bị ném trở về với giấc mộng trước.
Niềm thương dù cho xa cách muôn trùng không phai mờ . . .. Tìm đầu bàn tay che mái tóc huyền vương tơ mềm . . .. Tìm lúc chiều về tiếng hát buông lơi, tìm về tiếng sáo chơi vơi, thời gian vẫn... lạnh lùng... trôi......
Bao nhiêu người vỗ tay và tán thưởng trong khi tôi vẫn chưa ra khỏi cơn mơ tưởng lãng mạn của mình nơi đó tôi và người yêu tương lai đùa giỡn, tươi cười, ca hát, quấn quít bên nhau trong một khung cảnh tình tự nhỏ bé mà vĩnh cửu giữa hạnh phúc khôn cùng mà tôi đặt tên là Vườn Địa Đàng Yêu Thương. Chúng tôi sẽ sống bằng hoa trái, thú rừng, chim chóc, nước suối, nước mưa như Tarzan, như Robinson trong các chuyện mạo hiểm.
Chương trình văn nghệ chuyển qua khiêu vũ. Hầu hết khách lớn tuổi và trẻ em ra về; chỉ còn lại khoảng năm mươi người. Ánh sáng trở nên vỗ về hơn với các ngọn đèn mờ lung linh. Tôi biết tất cả con tim tuổi trẻ đang rộn rã, chỉ có riêng một mình tôi ngồi đây trầm tư mặc tưởng trong thế giới tưởng tượng của mình.
- Để mở đầu chương trình khiêu vũ trong ngày vui của Thanh Sơn và Kim Tuyến, xin mời tân lang với giai nhân và tất cả quý vị ra sàn nhảy với điệu Paso.
Điệu nhạc Paso rộn ràng trổi lên. Chú rể và cô dâu như đôi thiên thần lướt gió; dăm cặp khác từ từ bước ra, tươi cười, liến thoắng, dìu nhau trên sàn nhảy.
Tôi nhắm nghiền đôi mắt trong tưởng tượng rằng tôi đang bay lượn trong vòng tay của chàng qua nhạc phẩm bất hủ Espana Cani và lúc bản nhạc chấm dứt chàng hô to “Ô lê!” trong khi tôi uốn người ngã trên cánh tay nâng lên của chàng.
Rồi lần lượt các điệu nhạc Slow, Bolero, Cha Cha Cha, Be Bop vang ngân giữa ánh sáng đầy màu sắc quay cuồng; tôi vẫn ngồi im, mắt tuy hướng sân khấu, nhưng hồn tôi vẫn sống với những ảnh tượng không tưởng trong Vườn Địa Đàng Yêu Thương của tôi.
- Xin mời cô khiêu vũ với tôi bản Rumba nầy!
Tôi giật mình tỉnh mộng. Thủy hiện trước mắt tôi trong bóng mờ ảo như một thiên thần không cánh. Tôi ngần ngừ dăm giây rồi gọn gàng đứng dậy theo chàng đi đến sàn nhảy. Ca sĩ Mai Ngọc Khánh bắt đầu hát bài “Nắng Chiều” của Lê Trọng Nguyễn, với giọng điệu dịu dàng, dễ thương trong khi tôi như người thụy du trong vòng tay của Thủy. Miên man trong điệu nhạc, cả hai lặng thinh nhưng như nói thật nhiều qua ánh mắt và đôi tay chạm trên làn vải, da thịt lẫn nhau.
Rồi hai tôi khi êm ái, khi lã lướt, khi quay cuồng qua những nhạc khúc trữ tình phổ biến theo điệu Boston, Tango, Valse đã kết chặt trái tim và hồn tôi vào những gì thuộc về của chàng dẫu chưa một lời tỏ tình trực tiếp giữa Thủy và tôi. Từ nay mình đã có đối tượng để nhớ, để thương, để yêu rồi nhé! Mình sẽ không còn đơn độc trong Vườn Địa Đàng nữa!
Trước khi chia tay, Thủy bạo dạn xin địa chỉ của tôi. Nhưng tôi chỉ cho số điện thoại sở làm mà thôi. Ngày hôm sau Thủy phải lên máy bay trở về Pleiku, nơi chàng làm trung đội trưởng Trung Đội Văn Nghệ của Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị.


Kỹ năng sống, Tuổi trẻ cười, Diễn đàn nhà báo trẻ  :khocyeu:
#3

27.12.16 22:28

Hoài Cổ

Hoài Cổ

Thành viên Năng Nổ
http://raovat.tuoitrevn.net/f20-forum
Thành viên Năng Nổ
Bốn tháng sau, chàng được phép về Sài Gòn và lần nầy chàng đã chính thức tỏ tình với tôi khi hai đứa ngồi trên một tảng đá mặt bằng, cây to phũ bóng trên núi Bửu Long, Biên Hòa. Rồi những nụ hôn yêu thương, những bàn tay nắm chặt nhau; chỉ bấy nhiêu cũng đủ đưa tôi vào một thế giới mà bấy lâu tôi hằng thêu dệt đơn độc. Vườn Địa Đàng đã có hai đứa mình và tương lai sẽ có... Tôi thẹn thùng, không dám nghĩ thêm gì nữa!
Những ngày kế tiếp hai đứa đi chơi vườn cây trái ở Lái Thiêu, quan sát các lò gốm quanh quẩn, ghé quán bánh bèo nổi tiếng ở gần chợ Búng, và thưởng thức những nét đẹp tuyệt vời trên tranh sơn mài, trang trí nội thất ở hai công ty Thành Lễ và Trần Hà.
Khoảng năm tháng sau, trong dịp Tết Trung Thu 1974 gia đình hai bên chúng tôi tổ chức lễ đính hôn, thật đơn sơ trong vòng thân mật mà thôi. Chúng tôi dự định sẽ làm lễ cưới càng sớm càng tốt ngay sau khi chàng được giấy phép kết hôn của Bộ Tổng Tham Mưu, bởi vì chàng là sĩ quan.
Dù tôi đã trao trái tim và linh hồn cho Thủy, nhưng sự giao du giữa tôi với Thủy vẫn còn hơi theo xưa; có nghĩa là sáng đi chơi, tối ai về nhà nấy, và chỉ có những nụ hôn từ bập bềnh như áng mây trôi, chuyển qua điên đảo, gần như tê điếng, hay những vòng tay, thân thể cọ sát như thành một mà thôi. Tất cả bấy nhiêu cũng đã quá thỏa mãn bản tính lãng mạn của tôi thuở bấy giờ; thêm nữa tôi muốn giữ sự kính trọng lẫn nhau mà tôi tin rằng rất quan trọng trong hạnh phúc hôn nhân giữa hai người. Về phần Thủy, tôi không biết rõ lắm, nhưng thấy thái độ cứng rắn của tôi, chắc chàng cũng đã phải kiềm hãm dục vọng để giữ sự tôn trọng lẫn nhau mãi mãi, ngay cả đêm Thủy tổ chức một buổi trình diễn đặc biệt các sáng tác của chàng ở Hội Việt Mỹ—tôi vẫn là cô gái nguyên trinh sau đêm đó ở khách sạn dù rằng tôi đã nằm trong tay chàng hơn sáu tiếng đồng hồ. Chắc chắn vì thế khó thể nào tôi quên chàng hay yêu một người đàn ông nào khác.
Chỉ hai tháng sau, cuộc chiến từ sôi động trở nên quyết liệt; qua tin tức các đài phát thanh và truyền hình, tôi chỉ biết rằng chính phủ và quân đội miền Nam đang ứng dụng các kế hoạch “di tản chiến thuật” ở Vùng I và Vùng II để thay đổi tình hình chiến sự. Khắp nơi có tin đồn “Mỹ đã quyết định bỏ Miền Nam”; tôi và có lẽ tất cả mọi người ở Sài Gòn, Vùng III và IV thời bấy giờ sống trong hoang mang, lo lắng. Trong khi đó tôi bặt tin tức của Thủy và luôn cả của ba tôi; như điên khùng, nhưng tôi vẫn cố lê thân đến sở làm; còn mẹ tôi thì quá sầu khổ, không ăn uống đầy đủ và giữ gìn sức khỏe như trước nên bị bệnh cảm nặng.
Đến gần cuối tháng 4/1975 hầu hết nhân viên (gồm gia đình) làm sở Mỹ đã di tản khỏi Việt Nam hay còn chờ đợi ở Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ hoặc trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Nhưng tôi và mẹ tôi vẫn nấn ná chờ tin tức ba tôi và Thủy.
Các phi cơ bỏ bom Dinh Độc Lập vào trưa chiều Thứ Hai 28/04/1975 như những mũi tên bắn nổ chiếc bong bóng hy vọng cuối cùng của má con tôi. Không còn hy vọng gì nữa! Tôi thuyết phục má tôi và sau đó thu xếp mỗi người một va li nhỏ lên đường.
Sáng sớm hôm sau, nhà cửa, xe Suzuki và đồ đạc được giao cho Dì Út trông coi tạm thời. Thành phố như trong cơn điên, xe chạy tán loạn. Má tôi bệnh hoạn, run rẩy, không đủ sức đi bộ nên tôi phải kiếm phương tiện di chuyển công cộng, bất cứ xe nào cũng được. Thật khó khăn vô cùng mới kiếm được một chiếc tắc xi chịu đưa hai má con tôi từ đường Hiền Vương (tên mới Võ Thị Sáu) đến đường Tự Do (tên mới Đồng Khởi) với giá tiền gấp mười lần bình thường. Mười lần thì mười lần, bất cần, miễn là đến được sở làm để...
Đường kẹt xe tứ tung. Người người nhốn nháo, lắm lét, như mất hồn. Non một tiếng đồng hồ xe mới đậu được trên đường Gia Long, cạnh góc đường Tự Do. Tôi hấp tấp trả tiền xe và vẫy tay ra hiệu cho ông tài xế giữ luôn tiền lẽ. Tôi dìu má tôi ra xe và vất vả vừa dìu má vừa khệ nệ xách hai va-li băng qua đường.
Bấy giờ chỉ mới 7:45. Cửa văn phòng tôi đóng chặt, có lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vũ khí đạn dược đầy đủ gác bên trong và bên trên lan can lầu. Phải mất hơn nửa tiếng má con tôi mới được cho vào. Tôi gặp xếp Mỹ của tôi; ông tuy rất bận rộn nhưng cũng tìm cho má tôi một phòng có giường để nằm nghỉ trong khi chờ lệnh thượng cấp.
Buổi trưa, mọi người ăn bánh mì săn-uých, uống các lon Cô-ca Cô-la; rồi buổi chiều cũng vậy. Đến tối, khoảng 8:30, hai nhân viên Hoa Kỳ đồng nghiệp giúp má con tôi lên máy bay trực thăng đậu trên tầng nóc của cao ốc. Ngoại ô Sài Gòn nhiều nơi rực rỡ, không với ánh đèn hoa đăng mà với những đám cháy rời rạc. Kể từ tuổi mười hai, lần đầu tiên tôi bật khóc—khóc cho ba tôi, cho Thủy, và cho Sài Gòn trong đó có ngôi Vườn Địa Đàng Yêu Thương của hai đứa—tôi và Thủy—đang bốc lửa.


Kỹ năng sống, Tuổi trẻ cười, Diễn đàn nhà báo trẻ  :khocyeu:
#4

27.12.16 22:28

Hoài Cổ

Hoài Cổ

Thành viên Năng Nổ
http://raovat.tuoitrevn.net/f20-forum
Thành viên Năng Nổ
Dù là cựu giáo sư Anh văn, dù là cựu nhân viên sở Mỹ, trên xứ người má con tôi cũng phải cực nhọc trau giồi Anh văn, nhứt là về phát âm, để gia nhập đời sống mới. Hai năm sau má tôi được thâu nhận làm phụ giáo ở một trường trung học công lập trong thành phố New York; còn tôi, ban đầu học nghề thư ký sơ cấp, sau đó lên trung cấp, rồi cao cấp. Mới đầu tôi được tuyển làm nhân viên nhập liệu cho công ty bảo hiểm sức khỏe lớn nhất ở đây là Blue Cross Blue Shield of Greater New York. Năm năm sau tôi được thăng lên chức kiểm soát viên dữ liệu.
Khác với ở quê nhà trong quan niệm con gái “liễu yếu đào tơ”, ngay sau khi có việc làm tôi mỗi tuần đi bơi lội và đánh quần vợt đôi ba lần; thân hình tôi không ẻo lả mà rắn chắc bắp thịt và ngực căng lên. Tuy nhiên, tôi vẫn yêu mái tóc đen huyền của mình, nên tôi phải cắt ngắn bớt, chỉ xỏa ngang vai; mỗi khi đến văn phòng làm việc tôi kẹp tóc lên cao hay thỉnh thoảng thắt bính. Thêm nữa, theo trào lưu tiến bộ không ngừng trên đất Hoa Kỳ nói chung, và thành phố New York nói riêng, trong ý niệm “không tiến thì lui”, tôi cảm thấy mình phải tiếp tục con đường học vấn vừa để tiến thân trên xứ người vừa tìm việc làm hợp với năng khiếu thực sự của mình hơn, thay vì chôn chết tinh thần và tâm tư của mình suốt đời bên đống hồ sơ khô khan toàn là tên tuổi, địa chỉ, bệnh trạng, danh số, chi phí bác sĩ hay bệnh viện; bởi thế, tôi ghi danh học lớp buổi tối ở trường Đại Học Thành Phố New York. Sáu năm sau tôi tốt nghiệp bằng Cử Nhân Anh Văn.
Tuổi thanh xuân của tôi vùn vụt bay đi. Nhìn lại thấy mình đã non ba mươi lăm tuổi mà vẫn
không người để “nâng khăn sửa túi” (theo như các ông bà già xưa nói) hay để “hưởng thụ khoái lạc yêu đương” (theo phong trào lớp trẻ chịu chơi!). Tôi đâu có thiếu bạn bè nam nữ; vả lại, tôi vẫn còn “được giá” với mái tóc “thiên nữ” (theo lời tán tụng của một anh bạn trong ban nhạc Subway ở đây!); ngoài ra, tôi cũng đâu có xấu, chỉ không thích cười toe toét hay muốn gây quyến rũ như đại đa số phụ nữ quanh tôi. Ăn mặc và chưng diện kỹ lưỡng, nhứt là với đôi môi phớt son bóng lên thì chắc tôi cũng khiến mấy ông bạn sồn sồn thấy nhịp tim run run khác thường. Bao nhiêu lời tán tụng, tỏ tình theo lá mùa thu, tuyết mùa đông, hoa mùa xuân, nắng mùa hạ bay đi bởi vì trong trái tim tôi chỉ có tiếng hát và hình bóng của Thủy mà thôi.
Nhưng trời không cho cho tôi là trinh nữ mãi mãi của Thủy trong Vườn Địa Đàng Yêu Thương xa xưa. Tôi phải lấy chồng theo ý nguyện của má tôi khi bà lâm bệnh ung thư phổi vì tôi nhận thức rằng má tôi chẳng còn sống được bao lâu.
Văn, một nhà kế toán chuyên nghiệp, đầy tương lai, có nhà cửa, xe hơi, tài sản vững vàng, đã theo đuổi tôi non hai năm qua. Với tất cả kiên nhẫn và vẻ hào nháng, sang trọng bên ngoài Văn đã chiếm lấy cảm tình sâu đậm nơi má tôi. Thế là tôi kẹt vào một cái bẫy mà bao nhiêu cô bạn khác mong muốn. Rồi cái gì đến thì phải đến. Đám hỏi rình rang mới xong, tiếp theo là đám cưới tốn kém, đầy xã giao và phô trương như đời sống của đại đa số người Mỹ hay Việt kiều khá giả được tổ chức. Tôi vẫn phải cười, phải để chuyên viên thẫm mỹ viện chưng diện, phải đeo dây chuyền và nhẩn kim cương trong hôn lễ và dạ tiệc tiếp tân để vui lòng má tôi và mọi người; nhưng tự trong đáy lòng, tôi biết rằng mình sẽ không bao giờ tìm được niềm vui thật sự bên người chồng giàu sang, mất gốc, chỉ chú trọng bề ngoài.
Trong đêm tân hôn, tôi cũng phải đóng kịch tỏ lộ tình tứ, nồng nhiệt và đắm đuối bên vòng tay và hơi thở sặc mùi rượu của người chồng mà tôi không yêu. Tôi nhắm mắt, lờ lững, chơi vơi trong tâm tư nghĩ rằng người đang nằm trên tôi là Thủy. Anh ơi! Người tình trong Vườn Địa Đàng Yêu Thương của em ơi! Nơi phương trời xa xăm hay ở một cỏi nào đó, có thể là thiên đàng, có thể là địa ngục, anh hãy nghĩ rằng em đang hiến dâng tất cả linh hồn và xác thịt của em cho anh trong đêm nay.


Kỹ năng sống, Tuổi trẻ cười, Diễn đàn nhà báo trẻ  :khocyeu:
#5

27.12.16 22:28

Hoài Cổ

Hoài Cổ

Thành viên Năng Nổ
http://raovat.tuoitrevn.net/f20-forum
Thành viên Năng Nổ
Tôi xin nghỉ làm ở công ty bảo hiểm sức khỏe và mở chung một văn phòng kế toán, di trú và dịch thuật với chồng tôi ở phố Tàu. Chồng tôi phụ trách khai thuế và tất cả công việc kế toán; còn tôi lo hồ sơ nhập tịch, di trú và dịch thuật. Vợ chồng tương đối sống hòa thuận, sinh lý vẫn thỏa mãn; tuy nhiên không biết sao, tôi chẳng bao giờ thụ thai; tôi thì bất cần vì có yêu Văn đâu mà muốn bị ràng buộc suốt đời; còn chồng tôi thì quá bận bịu kiếm tiền, cờ bạc và nhậu nhẹt với bạn bè nên cũng chẳng muốn có trách nhiệm sớm với con cái, nhứt là ở trên đất nước quá bảo vệ và tôn trọng quyền trẻ con theo câu truyền miệng phổ thông trên đất Mỹ: “Thứ nhứt trẻ con,
thứ hai đàn bà, thứ ba chó mèo…”.
Được hai năm thì má tôi mất dù tôi tận lực chữa trị rất tốn kém. Niềm an ủi lớn nhất đời tôi không còn khiến tôi không còn tha thiết làm ra nhiều tiền nữa. Tôi mướn người phụ trách các giấy tờ nhập tịch và bảo lãnh thân nhân; còn tôi ở nhà lo việc nội trợ, đọc sách, viết truyện ngắn, làm thơ, đi bơi lội và đánh quần vợt; thỉnh thoảng chỉ dịch một hai hồ sơ khó khăn. Mỗi ngày, tôi bắt đầu tập thiền định trong một tiếng đồng hồ theo phương pháp của thiền sư Suzuki:
Đời người như cơn gió;
Tình trần như bể dâu;
Khách viễn du đây đó,
Vượt bão tố biển sâu.
Sáng nghe tiếng chim hót
Lòng cảm thấy vô tư;
Mặc thế sự chua ngọt
Khoan thai vào cỏi hư.
Nhờ đó tôi cảm thấy tâm hồn thanh tịnh hơn trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày; nhưng tôi vẫn yêu thương và nhớ nhung Thủy mỗi đêm khi lên giường. Anh ơi! Anh ở đâu? Anh có biết rằng em cô đơn chăng?
Không đầy một năm, tôi khám phá chồng tôi đã có con rơi với cô thư ký dưới quyền; nhưng tôi giả lờ không biết gì cả bởi vì Văn không có trong trái tim của tôi và tôi không ganh tị—như hầu hết đàn bà khác—dù một phần tiền bạc hắn làm được đem cung phụng cho cô ta và đứa con trai. Anh ơi! Anh có biết rằng em cô đơn nơi quê người chăng? Em nhớ anh, em nhớ anh!
Sáu tháng sau, tôi ghi danh chương trình cao học ban Anh văn ở trường đại học Columbia . Và hai năm sau tôi tốt nghiệp bằng Cao Học Anh Văn với ưu hạng.
Tôi làm đơn, được mời xuống Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để thi làm thông dịch viên và tôi được chấm đậu. Mất một năm, sau khi bị điều tra lý lịch cặn kẽ, tôi được chính thức làm thông dịch viên phù động của Bộ nầy. Trong một năm tôi chỉ được gọi đi công tác khoảng ba lần mà thôi, nhưng công tác phí rất cao, bao gồm đầy đủ phương tiện di chuyển (đa số là máy bay), khách sạn và ăn uống.
Đã đến lúc thuận tiện cho vợ chồng chúng tôi chia tay bởi vì không thể nào sống giả dối bên nhau mãi mãi. Cuộc đồng tình ly hôn chỉ mất không đầy một năm. Tôi giữ chiếc xe Honda Accord mới mua và được chia một trăm ngàn Mỹ kim trong trương mục vợ chồng. Thế là quá đủ với tôi mà cũng là quá vui cho Văn và cô vợ bé lén lút mấy năm nay của hắn.
Tôi dọn xuống tiểu bang Virginia, mướn áp-bạc-măng giáp ranh với thủ đô Washington để thuận tiện đi công tác cho Bộ Ngoại Giao và sống giữa cộng đồng người Việt trong quận Arlington, gần khu thương mại Eden ở đại lộ Wilson. Để kiếm thêm lợi tức, tôi bắt đầu quảng cáo và nhận dịch thuật giấy tờ hay hồ sơ, soạn báo cáo hoặc luận án viết bằng Anh văn.
Nhờ ở gần thủ đô và học thêm khóa huấn luyện thông dịch viên được tổ chức ngay trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nên tôi được thăng cấp và gọi đi công tác nhiều hơn, nhưng hầu hết chỉ trên lãnh thổ Hoa Kỳ mỗi khi có phái đoàn Việt Nam qua thăm viếng hay tham dự khóa huấn luyện, hội thảo nào đó; và tôi chỉ mới được về Hà Nội chứ chưa có dịp công tác ở Sài Gòn (được đặt tên mới là Thành Phố Hồ Chí Minh; nhưng với tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn không bao giờ chết trong tôi!). Từ lúc ly hôn đến nay, tôi không giàu nhưng cũng đủ sống, một phần nhờ số tiền một trăm ngàn Mỹ kim khi ly hôn mà tôi bỏ vào trương mục tiết kiệm định kỳ (hai, ba hay năm năm) và mua thêm các cổ phiếu tương trợ (mutual fund) lời ít nhưng không bị mất hết tiền một cách dễ dàng như mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Lần nầy, sống giữa cộng đồng người Việt, tôi mới bắt đầu chú trọng đến tình hình và hoàn cảnh ở Việt Nam. Bấy giờ tôi mới ý thức và tự trách mình bao nhiêu năm nay mình sống quá cá nhân theo nếp sống tự kỷ trung tâm của đại đa số người Mỹ và Việt kiều chung quanh. Tôi bắt đầu thực sự tham gia các chương trình từ thiện như đi thăm các bậc già cả, bịnh hoạn ở các viện dưỡng lão quanh quẩn nơi tôi ở, quyên tiền cứu trợ bão lụt, giúp các cô nhi viện và hội người mù ở Việt Nam. Tôi bắt đầu liên lạc với bà con ở Sài Gòn, Cần Thơ, Trà Vinh; thỉnh thoảng gởi giúp người nầy, người nọ chút ít. Đến Tết Nhâm Ngọ 2002 tôi về Sài Gòn lần đầu tiên để thăm viếng bà con, bạn cũ và nhất là tìm kiếm tông tích của Thủy.
Dì Út tôi đã chết từ lâu và căn nhà của ba má không biết sao đã vào tay người khác; tôi chẳng quan tâm mà chỉ ngạc nhiên thôi. Nhưng tôi vô cùng thất vọng khi đến căn nhà cũ của ba má Thủy thì người chủ mới chỉ loáng thoáng cho biết họ đã vượt biên trước năm 1980 và không ai biết họ sống chết hay ở đâu. Hỏi về Thủy thì người đó hoàn toàn chẳng biết gì cả. Anh ơi, bây giờ anh đang ở đâu? Như cô gái tuổi thanh xuân, trong óc tôi ngân nga lời của bản nhạc lãng mạn “Tôi Đi Tìm Anh”: “Tôi đi tìm anh, tìm khắp chốn….” Ngay sau đó tôi tự bẽn lẽn, trách mình sao quá “cải lương” như thế.


Kỹ năng sống, Tuổi trẻ cười, Diễn đàn nhà báo trẻ  :khocyeu:
#6

27.12.16 22:29

Hoài Cổ

Hoài Cổ

Thành viên Năng Nổ
http://raovat.tuoitrevn.net/f20-forum
Thành viên Năng Nổ
Bây giờ tôi không còn trẻ nữa, tóc tôi đã rụng thấy mà sợ và bạc non phân nửa. Mỗi hai tháng tôi phải đi mỹ viện nhuộm tóc lại. Trán và cổ tôi nhăn nhiều đi dù tôi cố gắng thoa kem dưỡng da và chống lão hóa mỗi ngày; mắt phải đeo kiếng già mỗi khi đọc sách, báo, hồ sơ. Tuy nhiên, nhờ bơi lội và chơi quần vợt nên dáng vóc tôi có co eo đầy đủ và sức khỏe tôi vẫn rất tốt.
Trung tuần tháng Tư năm nay, Ất Dậu 2005, tôi về Việt Nam để thực hiện công tác từ thiện hơn là thăm bà con, thân hữu. Việt Nam vẫn còn bị đe dọa bởi các con vi trùng H5N1 và Sài Gòn đang lên cơn sốt cao với nhiệt độ 37-380 C vào buổi trưa, cộng thêm khói xe và bụi bay mù mịt; đại đa số du khách hải ngoại muốn rời thành phố càng sớm càng tốt; còn dân chúng van vái, cầu nguyện, mòn mỏi chờ một cơn mưa. Sau khi ghé chợ Bến Thành mua các quà tặng, tôi đuối giò, mệt lã, mồ hôi nhễ nhại như ngồi trong phòng tắm hơi nên vội vàng gọi tắc xi đến nhà trạm xe đò của công ty Dalattoserco ở góc đường Đề Thám và Phạm Ngũ Lão. Tôi mua vé đi Bảo Lộc nhưng phải trả giá đi Đà Lạt; tuy vậy, tôi vẫn đồng ý bởi vì muốn được an toàn, thoải mái và đúng giờ. Đến khoảng 9 giờ tối, xe tới Bảo Lộc và ghé tiệm trà nổi tiếng Trâm Anh để khách uống trà, ăn kẹo miễn phí. Nhân tiện tôi xuống xe và mướn một phòng nhỏ ở khách sạn Thanh Vân gần đó, cũng nằm ngay trên Quốc Lộ 20.
Sáng sớm hôm sau, không thể đi xe ôm vì tặng phẩm kồng kềnh, tôi phải chịu tốn tiền để mướn một chiếc xe nhỏ, bốn chỗ ngồi, đi đến một ngôi chùa có nuôi trẻ mồ côi cách Bảo Lộc khoảng hai mươi cây số. Đây là địa điểm công tác từ thiện mà tôi phải đến để trao tặng một số tiền quyên góp của bá tánh ở Virginia và thủ đô Washington mà tôi được cử làm đại diện và sẵn dịp cho các em chút ít quà mới mua hôm qua với tiền riêng của tôi.
Sau khi lễ Phật, tiếp kiến và trao tận tay vị sư trụ trì số tiền được giao phó và được đưa biên nhận đầy đủ, tôi đến gặp các cô nhi và phát cho mỗi em một món quà nhỏ với tất cả tấm lòng thương yêu của tôi. Tôi kể hai chuyện thần tiên Tây Phương (“Công Chúa Lọ Lem” và “Công Chúa Ngủ”) cho các em; rồi tập cho các em hát đôi bài vui tươi như “Vui Ca Lên”, “Cái Nhà Là Nhà Của Ta”, v.v..
“Phút chia tay sao mà bịn rịn”, nhưng rồi tôi phải chia tay với các em không cha không mẹ, thiếu thương yêu gia đình thực sự nầy. Trên đường xuống dốc để đến chỗ xe hợp đồng đậu chờ, tôi thấy một ông già độ bảy mươi, tong teo, cao lêu nghêu, gương mặt khắc khổ, da sạm mốc, mái tóc bạc phơ, ăn mặc xềnh xoàng, đang cắm cúi đi lên. Tôi ngờ ngợ, cảm thấy hình ảnh không xa lạ với tôi trước 1975. Tôi cố moi óc để nhớ, nhưng chẳng có kết quả gì. Trời ơi! Mình sắp trở nên lú lẩn rồi! Tim tôi bỗng nhảy thình thịch như linh tính báo cho tôi một chuyện gì sắp xảy ra có liên hệ chết sống cho mình; bởi thế tôi bạo dạn tiến đến trước mặt ông và lễ phép chào nói:
- Chào ông! Xin lỗi ông! Tôi thấy ông quen quen. Nhưng không biết ông là ai. Xin ông vui lòng cho biết quý danh! Cám ơn ông!
Ông già chưng hửng, nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi trở lại gương mặt son phấn của tôi. Trán thêm nhăm nhúm, mày xếch lên, do dự trong giây phút rồi bỗng ông lên tiếng bằng giọng Sài Gòn:
- Có phải bà là hôn thê của anh Thủy không?
Tôi như trúng số độc đắc. Tim đập như trống điệu nhạc Rock, quên cả ý tứ, tôi hô to lên như dân bán chợ trời:
- Phải! Phải! Tôi là Huyền Phi đây! Còn ông là…
Ông lão nhanh nhẩu cướp lời:
- Hải Cao Nhồng đây! Chị quên rồi sao?
Tôi dán mắt vào người đối diện trong sửng sốt. Hải—bạn thân của Thủy, có dự lễ hỏi của chúng tôi và trình diễn trong đêm văn nghệ của Thủy vào cuối năm 1974 mà tôi đã kể ở đoạn trước—, vốn là một tay hào hoa phong nhã, có tiếng trong giới văn nghệ và khiêu vũ trước kia ở Sài Gòn mà bây giờ thân tàn ma dại như thế! Tôi thấy chua xót như mới bị ai cán vào họng một ly chanh hóa học. Nhưng tôi phải chấp nhận sự thật và trở về với thực tế. Tôi hơi bấn loạn, quên cả lịch sự xã giao:
- Anh biết anh Thủy ở đâu chăng?
Trố mắt ngạc nhiên, Hải lên tiếng:
- Vậy là chị không biết rằng ảnh đã qua Mỹ hơn chục năm nay rồi!
Nghe được mấy chữ “ảnh đã qua Mỹ”, hồn tôi như bay bổng trên chín tầng mây xanh. Máu chạy rần rần, người nóng ran, tôi hỏi trong nhịp tim:
- Ảnh đi theo diện nào?
Tôi ngần ngừ trong vài giây rồi hỏi tiếp:
- Và ảnh có đi với gia đình không?
Tôi nín thở chờ câu trả lời. Như đoán được tâm trạng Hải trả lời nhanh nhẹn:
- Ảnh đi sô-lô theo diện HO…
Trong khi Hải lục lọi tâm trí để nhớ chi tiết, hồn tôi như tiếp tục bay lên tận cung trăng rồi bay trở xuống Vườn Địa Đàng Yêu Thương tưởng tượng của tôi và Thủy.
- À tôi nhớ rồi, HO Bốn.
Tôi nhanh miệng hỏi liền:
- Anh có biết địa chỉ hay số điện thoại của ảnh chăng?
Và tôi run lên trong hồi hộp đợi câu trả lời rất quan trọng đối với mình. Biết thế, Hải nói ngay:
- Rất tiếc, rất tiếc chị Huyền Phi ơi! Lúc anh Thủy lên máy bay, tôi mắc kẹt chạy xe hàng ở
ngoài Bắc nên không có chị ơi!
Nỗi buồn tự nhiên xâm chiếm tâm tư, nhưng tôi tự trấn an rằng mình sẽ tìm được Thủy trên đất Hoa Kỳ bao la bằng nhiều phương tiện. Thế nào em cũng sẽ tìm được anh! Anh ơi! Hãy chờ em! Tôi lấy lại bình tĩnh và ngỏ ý:
- Xin mời anh ra xe, cùng em đi ăn bữa cơm tái ngộ để anh em mình có thể nói chuyện nhiều hơn.
Hải im lìm, bối rối, nhìn trước nhìn sau như không muốn trả lời trực tiếp. Linh cảm có một điều gì bất tiện cho chuyện Hải đi với mình nên tôi nói tiếp:
- Em rất thông cảm nếu không tiện cho anh, thì xin anh vui lòng cho địa chỉ và điện thoại để anh em mình còn có dịp gặp lại nhau.
Ý kín đáo của tôi là dự định sẽ gởi cho anh một số tiền và quà tặng vừa để đền ơn về việc cung cấp tin tức của Thủy vừa để giúp đỡ người bạn năm xưa trên con đường già nua và cùng cực. Hải gật đầu. Tôi lục trong túi xách, lấy ra cuốn sổ nhỏ và cây bút đưa cho anh. Hải viết tên họ và địa chỉ rõ ràng nhưng không có số điện thoại. Tôi đọc và thông cảm về số điện thoại nên chấm dứt cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng rất may mắn cho tôi bằng lời chân thành và nồng nhiệt:
- Cám ơn, cám ơn anh rất nhiều. Anh em chúng ta sẽ có ngày gặp lại. Xin tạm biệt, xin tạm
biệt anh.
- Cám ơn chị! Xin chị đừng quan tâm gì cả. Bạn bè với nhau mà.
Nước mắt sắp trào ra khóe mắt, tôi vội bước đi và không dám nhìn trở lại người bạn cũ rã rời của Thủy mà cũng là của tôi nữa. Thời gian và cuộc sống khốn khổ tàn phá con người như vậy sao?
Khi về đến Sài Gòn ngày hôm sau, tôi vội vàng ra bưu điện trung ương mua bưu phiếu gởi tiền cho Hải ngay, định bụng lần về sau sẽ lên thăm anh và mua quà cho anh và gia đình, bởi vì tôi nghĩ rằng anh đã có gia đình sau 1975 nên mới bệ rạc như vậy, chứ sống độc thân thì cũng chẳng đến nỗi nào.
Tôi không thể đổi vé máy bay để trở về Mỹ càng sớm càng tốt theo ý muốn bởi vì chuyến công tác của tôi chỉ có hai tuần, cận ngày quá nên máy bay không có chỗ trống. Những ngày còn lại ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây không còn nhiều ý nghĩa đối với tôi nữa, bởi vì trong lòng tôi như lửa đốt, chỉ mong mau trở về Hoa Kỳ để tìm kiếm Thủy.


Kỹ năng sống, Tuổi trẻ cười, Diễn đàn nhà báo trẻ  :khocyeu:
#7

27.12.16 22:29

Hoài Cổ

Hoài Cổ

Thành viên Năng Nổ
http://raovat.tuoitrevn.net/f20-forum
Thành viên Năng Nổ
Tôi không muốn tìm Thủy qua trung gian của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vì hai lý do: thứ nhứt, tôi chỉ là nhân viên phù động, ngoại ngạch; thứ hai, tôi e sợ sự tìm kiếm hoàn toàn có tính cách cá nhân nầy có thể ảnh hưởng không tốt cho việc Bộ giao phó công tác cho tôi trong tương lai. Vì vậy, tôi phải tìm Thủy qua hai cách với tốn kém tài chính và thời giờ cá nhân.
Đầu tiên, tôi đến thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ để mượn xem các điện thoại niên giám của các thành phố lớn đông đảo người Việt cư trú như Westminster, Garden Grove, Santa Ana, Los Angeles (thuộc California), Houston và Dallas (thuộc Texas), Philadelphia, Lancaster (Pennsylvania), Jersey City, Camden (thuộc New Jersey), v.v., để tìm số điện thoại dưới tên Thủy. Trong suốt hai tuần, tôi đã tốn cả ngàn đô la tiền điện thoại, và quá mỏi mệt hỏi thăm với hơn một trăm người có tên Nguyễn Văn Thủy, nhưng không phải là Thủy yêu thương của tôi. Ngoài ra, tiếng Anh không có dấu như chữ Việt; xếp tên “Thuy” có thể là Thủy, Thụy, Thùy nên càng dễ gặp trùng hợp. Anh ơi! Tên anh quá đơn giản và phổ thông ở miền Nam thì biết chừng nào em mới tìm được anh?
Tôi mất ăn, mất ngủ, gầy cò trở lại vì không đi bơi lội và đánh quần vợt, chẳng tham thiền gì cả. Suốt ngày và tối, bất cứ khi nào rảnh rỗi, tôi chỉ lo gọi điện thoại và sau đó nằm dưỡng sức, nhưng óc vẫn nghĩ ngợi lung tung, đôi khi tương tư hình ảnh và tiếng hát của Thủy.
Tôi cố gắng thêm một tuần nữa. Số không vẫn còn số không. Tôi muốn điên lên. Xin cầu Trời, khẩn Phật, cầu nguyện luôn với Chúa, với các Đấng Thiêng Liêng, xin cho con tìm được anh Thủy. Nếu tìm được, con xin nguyện ăn chay trường một năm và năm mươi phần trăm số tiền con kiếm được sẽ làm việc từ thiện. Ba má ơi, xin phò hộ cho con tìm được anh Thủy! Ba má ơi, có biết rằng con khổ lắm không? Con sắp điên rồi ba má ạ!
Hết hy vọng qua điện thoại nên tôi đành chịu trả lệ phí cho các công ty tìm người trên mạng Internet. Trong ba tuần, Thủy của tôi vẫn bặt tăm bởi vì cái tên quá dễ trùng hợp của anh. Tôi sút hơn ba ký lô trong sáu tuần thiếu ngủ, biếng ăn, không màng tập thể dục thể thao gì cả, cộng thêm lo âu, chán chường, thất vọng và đang đi đến tuyệt vọng. Cuối cùng, tôi trở về với thiền định mà tôi bỏ quên trong suốt hai tháng qua bởi vì ý thức rằng nếu cứ tiếp tục như thế tôi có thể lâm bịnh tâm thần. Nhờ đó, tôi bắt đầu thấy tâm hồn dần dần trở nên an bình và thông tuệ hơn. Từ đó, tôi đã thay đổi ý kiến về việc tìm kiếm Thủy.
Tôi suy ngẫm về những mối tình đầy thơ mộng của các văn nghệ sĩ nổi tiếng như Phạm Đình Chương và Khánh Ngọc, Xuân Phát và Bích Huyền, Lê Uyên và Phương, Nhã Phương và Lê Hựu Hà, Hùng Cường có mấy vợ và hằng chục nhân tình, Ý Lan và dăm đời chồng, v.v.; cuối cùng tình yêu chân chính cũng vỡ tan một cách chính thức hay dấu diếm. Và mỗi ngày các tòa án Hoa Kỳ và khắp thế giới phán quyết ly hôn vô số trường hợp. Có phải tình yêu lý tưởng, tình yêu bất diệt giữa nam nữ chỉ được thêu hoa đệm gấm bởi các văn, thi, nhạc sĩ ? Phải chăng người ta chỉ thật sự yêu nhau say đắm hay dám sống chết cho nhau trước đêm tân hôn, còn sau đó chỉ là tình nghĩa, chỉ là cố gắng chịu đựng sống bên nhau đến tuổi già? Hiển nhiên là ba má tôi đâu có còn yêu nhau như trước khi lấy nhau, nhưng trên giấy tờ và danh nghĩa vẫn là vợ chồng. Tôi nhận thức bề ngoài và tâm hồn của tôi đã quá xa, quá xa những gì ba mươi năm về trước. Liệu khi gặp nhau Thủy có còn yêu tôi hay không? Hoặc tôi có còn yêu chàng với tất cả yêu thương mà tôi đã và đang có cho chàng hơn ba mươi năm nay chăng? Chưa kể, nếu chàng đã lập gia đình trên đất khách!
Và từ đó, tôi bãi bỏ dự định tiếp tục tìm kiếm Thủy để chúng tôi được mãi mãi yêu nhau, hay ít nhứt tôi mãi mãi yêu chàng theo tâm hồn lãng mạn của tôi với chủ trương “yêu để mà yêu nhau mãi mãi”.
Còn chuyện trời xui đất khiến, chúng tôi vô tình bất ngờ tái ngộ, thì đó là một vấn đề khác sẽ được trình bày cho quý độc giả trong tương lai nếu xảy ra.

Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Hoa Kỳ ngày 27.12.2016


Kỹ năng sống, Tuổi trẻ cười, Diễn đàn nhà báo trẻ  :khocyeu:
#8

27.12.16 22:32

Hoài Cổ

Hoài Cổ

Thành viên Năng Nổ
http://raovat.tuoitrevn.net/f20-forum
Thành viên Năng Nổ
Đã lâu mới có dịp về thăm quê. Một hôm đang đi dạo mát tôi bất ngờ gặp ông giáo già đã nghỉ hưu. Ông mời tôi vào nhà chơi. Chúng tôi ôn lại chuyện xưa, chuyện trên trời dưới đất, chuyện thế thái nhân tình… Bỗng ông đột ngột chuyển chủ đề: mình già rồi nên có ý định viết di chúc. Ý tưởng mới lạ chẳng giống những bản di chúc thường thấy, khiến tôi bị lôi cuốn ngồi nghe ông nói. Của giả chẳng có gì nhiều nên không lo chuyện chia chác cho con cháu. Cái ông băn khoăn là chết thì chôn thế nào để kiếp sau mình được sung sướng. Vì hiếu kỳ tôi nghĩ cứ chịu khó nghe xem có học hỏi được gì không.

Truyện ngắn: Yêu mà để yêu nhau mãi mãi Suytu

Ở đời người ta chết đi cũng có nhiều cách chôn, nào thiên táng, địa táng, hỏa táng, thủy táng vv… Ở Tây Tạng có tục thiên táng. Người ta đưa người chết đặt trên mặt một phiến đá phẳng ngoài thảo nguyên rồi xả xác ra cho kền kền ăn hết. Còn ở ta khi trước thường địa táng, nhưng gần đây nhiều người lại hỏa táng. Riêng ông tâm đắc nhất cái cách “thủy táng”. Thật là ý tưởng lạ, chưa hiểu tôi hỏi ông: Tại sao vậy?

Ông lý giải đây là cách mai táng đỡ tốn kém nhất. Ông học và làm theo lời Bác: Chớ điếu phúng linh đình để tốn tiền của con cháu. Theo ông thủy táng hơn hẳn địa táng vì không phải tốn tiền quan tài, không phải xây trong quan ngoài quách, không tốn tiền mua đất ở nghĩa trang, vài năm sau đỡ khoản bốc mộ cải táng và về lâu dài không sợ chuyện động mồ động mả ảnh hưởng đến con cháu trên dương thế vv… Ông nói hào hứng về viễn cảnh sau cái chết. Tóm lại là cực kỳ tiết kiệm và nhiều ý nghĩa. Với tầm nhìn xa trên mười km. Ông nói với tôi: cứ nhìn cái nghiã trang thành phố mới ngày nào nhỏ xíu mà bây giờ đã rộng bát ngát. Thành phố nhiều lần lấy đất nông nghiệp hai vụ lúa để mở rộng nghĩa trang vẫn còn chưa ổn. Đó là chưa kể đến nhà nhà đua nhau xây mộ hoành tráng. Nhiều họ còn khoanh hẳn cả mảnh đất lớn để đoàn tụ ở một chỗ. Cứ theo cái đà này mồ mả chiếm hết cả đất ruộng. Con cháu lại ngày một đông lấy gì mà cày cấy sinh sống. Thành phố cũng định di dời nghĩa trang lên miền đồi núi cho vệ sinh và tiết kiệm đất nông nghiệp, nhưng mà chưa biết vì lý do gì chưa thành hiện thực. Ông sống đây mà đang nghĩ cho con cháu mai sau, thật là người có tâm có đức, đâu phải chuyện tào lao.

Tôi nóng ruột lái khéo câu chuyện để ông đi vào đề tài chính. Lúc ấy ông mới nói rõ ý tưởng tại sao lại muốn di chúc cho con “thủy táng”. Ông sẽ nói với các con rằng: Bố chết! sau khi làm xong mọi nghi lễ thì bí mật dìm xác bố xuống sông, ở dưới ấy mát mẻ. Món ăn giàu chất đạm này bọn cá rất thích, sẽ giải quyết rất nhanh, chắc chắn chúng ăn vào sẽ rất to và béo. Như vậy bố đã nhanh chóng hóa thành kiếp cá. Ngày nay các đại gia lại có thú đi câu cá. Câu được con cá to béo, các quan vui sướng lắm. Đây rõ ràng là một chiến tích thể hiện tài nghệ câu cá nên ông phải khuếch trương bằng một bữa tiệc chiêu đãi bạn bè cũng là những ông quan cùng gu nhậu. Như vậy thông qua kiếp cá bố chuyển hóa sâu vào huyết mạch, thành các tế bào của các quan. Nói gọn một câu là bố đã hóa thành quan.

Ở những nước dân trí còn thấp thường thì người ta trọng thị quan lại hơn tất cả. Một người làm quan cả họ được nhờ. Mục đích lý tưởng của đời họ là phấn đấu làm quan. Người ta không từ một thủ đoạn nào để được làm quan. Do đó mới có chuyện chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp giả, còn giảm tuổi phi lý như tuổi ông anh lại kém cô em gái bốn tuổi… Mặc dù làm quan lương “bèo” nhưng nhiều quan nhà cửa hơi hoành tráng, còn xe ô tô đời mới vv… ấy là chưa kể cái tài xoay sở hưởng thụ mà phó thường dân làm sao hiểu nổi. Người ta nghĩ ra sáng kiến kết nghĩa rồi mời nhau giao lưu. Tất nhiên theo phương châm cổ truyền “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Anh đến giao lưu, chúng tôi chiêu đãi thật hữu hảo, thật hào phóng, chia tay lưu luyến mỗi người một phần quà. Thế rồi ít nữa anh mời chúng tôi đến giao lưu học hỏi, anh lại chiêu đãi xả láng: tiền quyết toán tiếp khách, hội thảo sao cho họp pháp, có đút túi đâu mà sợ. Vì ở “nội bộ” nên quan làm gì mà không biết. Có lần ông kể chuyện với bạn là vào trong ấy họ sống thoáng lắm, chiêu đãi các bạn đặc sản quê hương, một chén súp yến bé tẹo mà cũng triệu đồng, đĩa yến sào cũng chỉ ba triệu, rồi rượu tây mấy triệu một chai… Các con thấy bố làm quan có sướng không? Nhưng giao lưu cấp tỉnh, cấp thành phố sao bằng giao lưu học hỏi các nước bạn. Là khách mời nên mình chỉ chi chút ít còn bạn bao hết. Cứ lần lượt giao lưu học hỏi hết Á, Âu, Mỹ… tha hồ mà tham quan du lịch, lại được thưởng thức những thứ hoa thơm cỏ lạ. Tất nhiên khi chia tay lại chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và mời bạn sang tham quan tìm hiểu đất nước quê hương tôi vào thời gian thích hợp… Còn nhiều cái sướng, cái lạ nữa không tiện nói ra đây vì “Thiên cơ bất khả lậu” mà.

Các con tôi lúc đầu thì phản đối dữ lắm vì sợ làm theo di chúc của bố thiên hạ người ta đàm tiếu chê cười. Nhưng khi tôi lý giải cái hay, cái “ích nước lợi nhà” và lấy chính cuộc đời mình làm minh chứng. Ca dao tục ngữ tân thời có câu: “Thật thà, thẳng thắn, thường thiếu thốn/ Lỗi lầm, luồn lọt lại lên lương”. Bố là người thật thà, thẳng thắn nên kiếp này thiệt thòi, thiếu thốn, sống khổ quá rồi. Chúng con sẽ làm theo di chúc của bố để kiếp sau bố sẽ sống sung sướng như trên.

Nhưng có điều ghi chú nhỏ thế này: Các con phải làm sao thật bí mật, thật kín đáo kẻo ngưới ta phát hiện sẽ phạt cái tội làm ô nhiễm môi trường sống. Tiền phạt quá tiền chôn thì gay. Đấy là lo xa thôi chứ thấy món ăn ngon cá xơi sạch còn gì mà ô với nhiễm. Vả lại lúc các con ra thấy không còn gì thì bố đã thành quan rồi, kẻ nào dám phạt.

Ngồi nghe ông giáo lý giải cái chuyện di chúc kỳ lạ để kiếp sau được sống sung sướng tôi chỉ biết cười. Hình như xả được ra nó nhẹ người, ông cười khoan khoái, rồi cám ơn tôi lắng nghe ông tâm sự. Ngồi chơi đã lâu tôi cũng xin tạm biệt ông giáo ra về, đầu tôi vẫn còn vấn vương suy nghĩ về câu chuyện giàu óc hài hước của ông giáo. Tôi bất giác bật ra một câu: “Ôi! Thế thái nhân tình”.

Độc giả nghe chuyện rồi, vậy ai có ý tưởng gì hay kể giùm nghe.
#9

Sponsored content


Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết