Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under pv on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under pv on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 2 mục

Xét tuyển ĐH-CĐ 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ GD&ĐT. Theo chuyên gia giáo dục, TS. Dương Xuân Thành, cần tiến tới tự chủ đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay.



Topics tagged under pv on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Bo-giao-duc-nen-nhan-ro-bat-cap-1439975865
Trước "giờ G" của đợt xét tuyển #ĐH-CĐ năm 2015, thí sinh và người nhà vẫn đau đầu với việc rút - nộp hồ sơ. Ảnh Dương Thu
Xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi lớn về những thành công của kỳ thi #THPT Quốc gia năm 2015 như Bộ này đã từng công bố. Thậm chí, nhiều ý kiến xung quanh còn cho rằng Bộ đã “thất bại hoàn toàn” (ý kiến của nhà giáo Văn Như Cương). Để làm rõ hơn câu chuyện này, #PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn TS. Dương Xuân Thành - chuyên gia phản biện giáo dục, người đã có 40 năm giảng dạy tại ĐH Cơ Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng khoa #CNTT Đại học Chu Văn An.
Có ý kiến cho rằng, năm nay, Bộ GD&ĐT đã làm thay việc của các trường, thậm chí đẩy khó khăn cho các trường, cho các Sở GD&ĐT trong tuyển sinh. Ông suy nghĩ sao về điều này?
Ông Dương Xuân Thành: Tôi không nghĩ như vậy. Vấn đề là ở chỗ, bộ phận tham mưu tuyển sinh chưa nhìn thấy trước, chưa dự báo được những bất cập có thể xảy ra, chẳng hạn khâu đăng ký xét tuyển. Có lẽ kiến thức Công nghệ thông tin của công chức Bộ có vấn đề nên không tận dụng được thế mạnh xử lý dữ liệu tuyển sinh.
Vì không lường trước các sự cố có thể xảy ra nên xử lý mang tính đối phó, gây khó dễ cho thí sinh và các cơ sở giáo dục chứ không phải là đẩy khó khăn về phía cơ sở.
Mặt khác không ít đại học, cao đẳng vẫn có thói quen dựa dẫm vào Bộ trong công tác tuyển sinh. Nếu chủ động như ĐH Bách Khoa Hà Nội, sau khi kết thúc xét tuyển, chỉ cần 5 phút là họ có thể công bố kết quả chính thức.

Dư luận đang rất bất bình với những rối ren, mệt mỏi mà kỳ thi năm nay gây ra cho thí sinh cũng như người nhà. Nhiều người đặt câu hỏi, Bộ có nên thẳng thắn nhìn nhận những việc chưa làm được để có hướng sửa đổi cho kỳ thi năm sau thay vì trả lời chung chung và "lảng tránh" dư luận hay không? Ông có ý kiến như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Đúng vậy, Bộ #GD&ĐT nên nhận rõ những bất cập, thiếu sót nảy sinh trong kỳ thi năm nay để chuẩn bị cho kỳ thi sang năm. Bộ có một năm để thiết kế phần mềm tuyển sinh. Tôi nói là “phần mềm tuyển sinh” chứ không phải “phần mềm xét tuyển”.
Cần cho thí sinh đăng ký nguyện vọng ngay trước khi thi, nguyện vọng trước hết là ngành học chứ không phải trường học.
Việc ưu tiên chọn trường sau đó mới chọn ngành là việc làm ngược. Ngành học mới là sở nguyện vọng của lớp trẻ, không học ngành đó ở trường này thì học ngành đó ở trường khác chứ không phải là không học được ngành đó thì chọn ngành khác.
Việc vào được trường đại học quan trọng hơn học ngành gì là tâm lý tồn tại lâu nay trong phụ huynh học sinh và cách xét tuyển đợt 1, một trường với 4 ngành học của Bộ đang tiếp tay cho nhận thức sai lệch này.

Theo ông, liệu rằng, Bộ GD&ĐT có đang nợ thí sinh, phụ huynh và xã hội một lời xin lỗi không sau những rối ren từ công tác xét tuyển mà hậu kỳ thi quốc gia để lại?
Ông Dương Xuân Thành: Báo chí từng đưa tin nhanh về việc cơ quan chức năng TP.HCM tổ chức xin lỗi công dân về oan sai. Toàn bộ lời xin lỗi kéo dài 4 phút 20 giây. Vậy xin lỗi có ý nghĩa gì?
Quan trọng hơn lời xin lỗi là Bộ sẽ làm gì? Bộ nên công bố những dự định cho kỳ thi Quốc gia năm tới, cả khâu tổ chức thi lẫn khâu tuyển sinh. Đặc biệt là nên tổ chức thiết kế phần mềm tuyển sinh chung cho các trường trong toàn quốc. Dựa vào dữ liệu năm nay để chạy thử phần mềm này sao cho không phát sinh lỗi kỹ thuật.
Tiêu chí quan trọng nhất của phần mềm là sau khi có kết quả thi, phần mềm sẽ cung cấp cho thí sinh gợi ý ít nhất là 5 phương án lựa chọn căn cứ vào nguyện vọng xét tuyển mà thí sinh đã đăng ký. Thí sinh căn cứ vào gợi ý có thể ngồi tại nhà đăng ký nhập học…
Theo ông, để có được nền giáo dục tốt như Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Canada... chúng ta nên có những hướng như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Không phải cứ các nước phương Tây thì mô hình giáo cục của họ ưu việt hơn chúng ta. Tâm sinh lý người Việt khác người Anh, Mỹ, Nhật, …
Điều đầu tiên là thay đổi cách thức đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp. Không có thầy giỏi thì không có trò giỏi, càng không thể có nền giáo dục tiên tiến với đội ngũ giáo viên mà học lực 12 năm phổ thông chỉ ở mức khá hoặc trung bình.
Với giáo dục phổ thông là phân luồng sớm, theo hai hướng học nghề và học tiếp (tạm gọi là hàn lâm).
Hệ thống chính trị cần hỗ trợ giáo dục để từng bước thay đổi nhận thức của người dân, rằng con đường tốt nhất là vào đại học. Hệ thống dạy nghề cần chú ý đến tâm lý người dân, nghĩa là nên có trình độ “Đại học nghề” giống như “Kỹ sư thực hành” ở Đức.
Giáo dục đại học phải theo mô hình giáo dục kiểu kim tự tháp, bảo đảm quyền được học tập của thanh niên nhưng cũng bảo đảm chất lượng và uy tín của ngành giáo dục. Không nên đào tạo theo mô hình “ống nước” vào bao nhiêu ra trường bấy nhiêu.
Hiện nay, đội ngũ cử nhân, kỹ sư thất nghiệp khá nhiều, đó là sự phí phạm nguồn lực xã hội. Giáo dục cần cung cấp những gì mà nền kinh tế cần chứ không phải là cái mà mình có.
Cần phải tiến tới tự chủ tuyển sinh đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay. Cần rà soát lại hệ thống trường ĐH-CĐ, cần thiết phải sáp nhập, giải thể những trường không đủ điều kiện.
Chỉ nên để một Bộ quản lý mảng giáo dục – đào tạo, không nên để hai Bộ quản lý như hiện nay.
Còn nhiều điều có thể nói, trên đây chỉ là một vài ý kiến gợi mở của cá nhân tôi.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Dương Thu / #nguoiduatin

Ông Anh cho rằng lẽ ra điểm thi ba môn lần văn, sử, địa lần lượt là 6-6-4, trong đó hai câu về biển đảo môn sử, địa ông làm rất kĩ, có nhiều góc nhìn khác biệt.


Tin tức báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh đăng tải, ông Lê Tuấn Anh, thí sinh lớn tuổi nhì kì thi #THPT quốc gia, (sinh 1955, quê Bà Rịa-Vũng Tàu, gốc Quảng Trị) thi tại cụm do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật #TP.HCM chủ trì, cho biết kết quả điểm thi không như mong muốn.

Theo đó, sáng 26/7, ông sẽ có mặt tại Cơ quan đại diện Bộ #GD-ĐT tại TP.HCM để nộp đơn phúc khảo 3 môn (văn, sử, địa) xét tuyển vào khoa Báo chí- truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Topics tagged under pv on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Phuckhao_iyik
Ông Lê Tuần Anh.


Ông Anh cho biết, sau khi biết kết quả điểm thi, không riêng ông mà bạn bè và bà con chòm xóm đều cảm thấy buồn khi điểm thi ba môn đạt 10 điểm (văn 3,75 điểm, sử 4 điểm, địa 2,25 điểm). Theo đó bạn bè và hàng xóm động viên ông nên làm đơn phúc khảo, vì kiến thức xã hội của ông ôn rất chắc, kiến thức bao quát.

Ông Anh cho rằng lẽ ra điểm thi ba môn lần văn, sử, địa lần lượt là 6-6-4, trong đó hai câu về biển đảo môn sử, địa ông làm rất kĩ, có nhiều góc nhìn khác biệt.

Riêng môn văn, ông bảo đã nghiên cứu kiểu ra đề mở những kì thi gần đây và đã định hình kiểu làm bài của riêng mình, chuẩn bị hai đến 3 giả định để đưa vào bài viết của mình, chắc chắn sẽ có sự khác lạ, không giống với những thí sinh khác.

Ông Anh bày tỏ: “Dù kết quả điểm thi của tôi không như mong muốn nhưng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi điểm thi của con gái tôi khá cao, điểm thi 3 môn khối B đạt 28,5 điểm kể cả điểm cộng (môn toán 9 điểm, hóa 8,5 điểm, sinh 8,5 điểm). Con gái tôi rất mê ngành Y dược, với mức điểm này, con gái tôi (Lê Thu Nguyệt) sẽ nộp đơn xét tuyển vào Đại học Y dược TP.HCM.”
Trước đó, báo #Vietnamnet thông tin, tại kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015, có hai thí sinh 60 tuổi tham gia dự thi. Đó là ông Lê Tuấn Anh, sinh năm 1955 (huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu- 60 tuổi) và ông Tô Văn Liêm, sinh năm 1956 (Củ Chi, TP.HCM - 59 tuổi.)

Ông Lê Tuấn Anh tốt nghiệp THPT năm 1976 tại Quảng Trị, từng có thời gian tham gia kháng chiến. Trong kì thi THPT quốc gia đầu tháng 7 tới, ông Anh, đăng kí dự thi ba môn văn, sử, địa để lấy kết quả xét tuyển vào đại học. Ông Anh dự thi THPT quốc gia tại cụm thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Hiện tại người nhà của ông đã nhận giấy báo dự thi cho ông tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM.

Thí sinh lớn tuổi thứ hai là ông Tô Văn Liêm (1956), thường trú tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Ông Liêm đã tốt nghiệp THPT năm 1978, sau đó theo học một trường trung cấp y, hiện tại ông đang là y sĩ. Ông Liêm nộp hồ sơ đăng kí dự thi, nếu đạt điểm cao sẽ đăng kí xét tuyển vào Trường ĐH Y dược TP.HCM. Trong kì thi năm nay, ông Liêm dự thi tại cụm thi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Cũng trong ngày 26/7, Sở GD - ĐT tỉnh Bến Tre thông tin ông Cảnh (sinh năm 1945, thí sinh nhiều tuổi nhất) chính thức thi đậu tốt nghiệp trong kỳ thi năm nay. Điểm trung bình và điểm tổng kết học bạ của ông Cảnh được 4,75. Theo quy định, thí sinh lớn tuổi tham dự kỳ thi THPT quốc gia được ưu tiên cộng 0,25. Do đó ông Cảnh vừa đủ điểm đỗ.

Nguồn: #PV (Tổng hợp)