Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under Đh-cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under Đh-cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 2 mục

Những thí sinh chưa đỗ nguyện vọng 1 vẫn còn nhiều cơ hội trong đợt xét tuyển nguyện vọng 2. Đợt xét tuyển nguyện vọng 2 năm nay có nhiều điều thí sinh cần lưu ý khi làm thủ tục.


Đến 17h ngày 20/8, thí sinh đã hết hạn nộp hồ sơ xét tuyển Đại học nguyện vọng 1. Những thí sinh chưa đỗ nguyện vọng 1 sẽ tiếp tục tìm cơ hội xét tuyển nguyện vọng 2. Đợt xét tuyển nguyện vọng 2 năm nay được bắt đầu từ ngay sau khi kết thúc xét tuyển nguyện vọng 1.

Theo quy chế tuyển sinh #ĐH-CĐ năm 2015, sau khi có kết quả thi, mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi, trong đó có một giấy dùng để xét tuyển sinh nguyên vọng 1 và 3 giấy dùng để xét nguyện vọng bổ sung.
Nếu thí sinh không đỗ trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 thì đợt xét tuyển tiếp theo thí sinh có thể sử dụng đồng thời 3 giấy báo kết quả thi để nộp vào 3 trường khác nhau, mỗi giấy báo kết quả thi được đăng ký 4 nguyện vọng.


Topics tagged under Đh-cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 1-2356
Thí sinh có thể tìm kiếm những cơ hội khác để vào ĐH- CĐ ở đợt xét tuyển NV2

Theo quy định mới của Bộ GD& ĐT, ở đợt xét tuyển thứ hai bắt đầu từ ngày 25-8, thí sinh chỉ cần sử dụng số mã vạch của mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào một trường duy nhất và gửi Phiếu #ĐKXT (theo mẫu 1dưới đây) bằng một trong các phương thức sau: Nộp tại sở GD-ĐT hoặc trường THPT do sở GD-ĐT quy định; qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp tại trường ĐH, CĐ mà thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Như vậy, với ba giấy chứng nhận kết quả thi sử dụng cho đợt xét tuyển bổ sung với ba mã vạch khác nhau, thí sinh có thể đăng ký tối đa tối đa ba trường, mỗi trường đăng ký tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) các nguyện vọng được xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.

Mỗi nguyện vọng cần chỉ rõ ngành đăng ký xét tuyển và tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển. Với cách thức này, nếu đợt 2 không trúng tuyển, thí sinh không phải rút chứng chứng nhận kết quả thi để đăng ký đợt tiếp theo. Chỉ đến khi trúng tuyển, thí sinh mang theo Giấy chứng nhận kết quả thi để làm thủ tục nhập học tại trường.

Trong thời gian này, các trường ĐH, CĐ vẫn phải thường xuyên cập nhật thông tin ĐKXT và cập nhật danh sách thí sinh vào dữ liệu ĐKXT của trường mình.


*Xét tuyển NV bổ sung đợt 1:
Từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9)
* Xét tuyển NV bổ sung đợt 2:
Từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10/10)
* Xét tuyển NV bổ sung đợt 3:
Từ ngày 10/10 đến hết ngày 25/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10)
* Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 (các trường CĐ):
Từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11).



Xét tuyển ĐH-CĐ 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ GD&ĐT. Theo chuyên gia giáo dục, TS. Dương Xuân Thành, cần tiến tới tự chủ đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay.



Topics tagged under Đh-cĐ on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Bo-giao-duc-nen-nhan-ro-bat-cap-1439975865
Trước "giờ G" của đợt xét tuyển #ĐH-CĐ năm 2015, thí sinh và người nhà vẫn đau đầu với việc rút - nộp hồ sơ. Ảnh Dương Thu
Xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi lớn về những thành công của kỳ thi #THPT Quốc gia năm 2015 như Bộ này đã từng công bố. Thậm chí, nhiều ý kiến xung quanh còn cho rằng Bộ đã “thất bại hoàn toàn” (ý kiến của nhà giáo Văn Như Cương). Để làm rõ hơn câu chuyện này, #PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn TS. Dương Xuân Thành - chuyên gia phản biện giáo dục, người đã có 40 năm giảng dạy tại ĐH Cơ Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng khoa #CNTT Đại học Chu Văn An.
Có ý kiến cho rằng, năm nay, Bộ GD&ĐT đã làm thay việc của các trường, thậm chí đẩy khó khăn cho các trường, cho các Sở GD&ĐT trong tuyển sinh. Ông suy nghĩ sao về điều này?
Ông Dương Xuân Thành: Tôi không nghĩ như vậy. Vấn đề là ở chỗ, bộ phận tham mưu tuyển sinh chưa nhìn thấy trước, chưa dự báo được những bất cập có thể xảy ra, chẳng hạn khâu đăng ký xét tuyển. Có lẽ kiến thức Công nghệ thông tin của công chức Bộ có vấn đề nên không tận dụng được thế mạnh xử lý dữ liệu tuyển sinh.
Vì không lường trước các sự cố có thể xảy ra nên xử lý mang tính đối phó, gây khó dễ cho thí sinh và các cơ sở giáo dục chứ không phải là đẩy khó khăn về phía cơ sở.
Mặt khác không ít đại học, cao đẳng vẫn có thói quen dựa dẫm vào Bộ trong công tác tuyển sinh. Nếu chủ động như ĐH Bách Khoa Hà Nội, sau khi kết thúc xét tuyển, chỉ cần 5 phút là họ có thể công bố kết quả chính thức.

Dư luận đang rất bất bình với những rối ren, mệt mỏi mà kỳ thi năm nay gây ra cho thí sinh cũng như người nhà. Nhiều người đặt câu hỏi, Bộ có nên thẳng thắn nhìn nhận những việc chưa làm được để có hướng sửa đổi cho kỳ thi năm sau thay vì trả lời chung chung và "lảng tránh" dư luận hay không? Ông có ý kiến như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Đúng vậy, Bộ #GD&ĐT nên nhận rõ những bất cập, thiếu sót nảy sinh trong kỳ thi năm nay để chuẩn bị cho kỳ thi sang năm. Bộ có một năm để thiết kế phần mềm tuyển sinh. Tôi nói là “phần mềm tuyển sinh” chứ không phải “phần mềm xét tuyển”.
Cần cho thí sinh đăng ký nguyện vọng ngay trước khi thi, nguyện vọng trước hết là ngành học chứ không phải trường học.
Việc ưu tiên chọn trường sau đó mới chọn ngành là việc làm ngược. Ngành học mới là sở nguyện vọng của lớp trẻ, không học ngành đó ở trường này thì học ngành đó ở trường khác chứ không phải là không học được ngành đó thì chọn ngành khác.
Việc vào được trường đại học quan trọng hơn học ngành gì là tâm lý tồn tại lâu nay trong phụ huynh học sinh và cách xét tuyển đợt 1, một trường với 4 ngành học của Bộ đang tiếp tay cho nhận thức sai lệch này.

Theo ông, liệu rằng, Bộ GD&ĐT có đang nợ thí sinh, phụ huynh và xã hội một lời xin lỗi không sau những rối ren từ công tác xét tuyển mà hậu kỳ thi quốc gia để lại?
Ông Dương Xuân Thành: Báo chí từng đưa tin nhanh về việc cơ quan chức năng TP.HCM tổ chức xin lỗi công dân về oan sai. Toàn bộ lời xin lỗi kéo dài 4 phút 20 giây. Vậy xin lỗi có ý nghĩa gì?
Quan trọng hơn lời xin lỗi là Bộ sẽ làm gì? Bộ nên công bố những dự định cho kỳ thi Quốc gia năm tới, cả khâu tổ chức thi lẫn khâu tuyển sinh. Đặc biệt là nên tổ chức thiết kế phần mềm tuyển sinh chung cho các trường trong toàn quốc. Dựa vào dữ liệu năm nay để chạy thử phần mềm này sao cho không phát sinh lỗi kỹ thuật.
Tiêu chí quan trọng nhất của phần mềm là sau khi có kết quả thi, phần mềm sẽ cung cấp cho thí sinh gợi ý ít nhất là 5 phương án lựa chọn căn cứ vào nguyện vọng xét tuyển mà thí sinh đã đăng ký. Thí sinh căn cứ vào gợi ý có thể ngồi tại nhà đăng ký nhập học…
Theo ông, để có được nền giáo dục tốt như Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Canada... chúng ta nên có những hướng như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Không phải cứ các nước phương Tây thì mô hình giáo cục của họ ưu việt hơn chúng ta. Tâm sinh lý người Việt khác người Anh, Mỹ, Nhật, …
Điều đầu tiên là thay đổi cách thức đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp. Không có thầy giỏi thì không có trò giỏi, càng không thể có nền giáo dục tiên tiến với đội ngũ giáo viên mà học lực 12 năm phổ thông chỉ ở mức khá hoặc trung bình.
Với giáo dục phổ thông là phân luồng sớm, theo hai hướng học nghề và học tiếp (tạm gọi là hàn lâm).
Hệ thống chính trị cần hỗ trợ giáo dục để từng bước thay đổi nhận thức của người dân, rằng con đường tốt nhất là vào đại học. Hệ thống dạy nghề cần chú ý đến tâm lý người dân, nghĩa là nên có trình độ “Đại học nghề” giống như “Kỹ sư thực hành” ở Đức.
Giáo dục đại học phải theo mô hình giáo dục kiểu kim tự tháp, bảo đảm quyền được học tập của thanh niên nhưng cũng bảo đảm chất lượng và uy tín của ngành giáo dục. Không nên đào tạo theo mô hình “ống nước” vào bao nhiêu ra trường bấy nhiêu.
Hiện nay, đội ngũ cử nhân, kỹ sư thất nghiệp khá nhiều, đó là sự phí phạm nguồn lực xã hội. Giáo dục cần cung cấp những gì mà nền kinh tế cần chứ không phải là cái mà mình có.
Cần phải tiến tới tự chủ tuyển sinh đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay. Cần rà soát lại hệ thống trường ĐH-CĐ, cần thiết phải sáp nhập, giải thể những trường không đủ điều kiện.
Chỉ nên để một Bộ quản lý mảng giáo dục – đào tạo, không nên để hai Bộ quản lý như hiện nay.
Còn nhiều điều có thể nói, trên đây chỉ là một vài ý kiến gợi mở của cá nhân tôi.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Dương Thu / #nguoiduatin