Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under gd on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under gd on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 9 mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổng hợp danh sách tất cả các trường đại học, cao đẳng xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 (xét tuyển đợt 3) năm 2015.


Topics tagged under gd on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Diem_chuan_dai_hoc_2014_LMNB.jpg
Ảnh minh họa

Theo đó, tính đến ngày 17/9, có 66 trường còn chỉ tiêu xét tuyển.
Trong số này có ​45 trường cao đẳng, 21 trường đại học, gồm cả trường công lập và ngoài công lập. Phía Bắc có 15 trường đại học, 1​9 trường cao đẳng. Phía Nam có 2​6 trường cao đẳng và 6 trường đại học.

Ở đợt 3 này, các trường nhận hồ sơ từ 11/9 đến 21/9 và công bố kết quả trúng tuyển trước 24/9. Trường hợp sau đợt 3 các trường vẫn chưa tuyển đủ có thể tiếp tục xét tuyển đợt tiếp theo.

Sau khi đã đăng ký xét tuyển vào trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không được rút hồ sơ để chuyển sang trường khác. Thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào một trường duy nhất và gửi phiếu đăng ký xét tuyển bằng cách nộp tại sở #GD&ĐT hoặc trường #THPT do sở GD&ĐT quy định, hoặc qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh, hoặc nộp trực tiếp tại trường.

Khi đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện và nộp trực tiếp tại trường cần kèm theo bản photo giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh có thể sử dụng tối đa 3 phiếu để đăng ký vào 3 trường khác nhau trong mỗi đợt xét tuyển, theo phương thức trên. Khi trúng tuyển, thí sinh mang theo giấy chứng nhận kết quả thi để làm thủ tục nhập học tại trường.

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển khá thấp, chủ yếu bằng điểm sàn của Bộ là 12 điểm với bậc cao đẳng và 15 điểm với bậc đại học. Trong số này cũng có nhiều trường xét tuyển dựa trên điểm học bạ bậc trung học phổ thông.

Nhiều trường còn hàng ngàn chỉ tiêu đang chờ thí sinh. Cụ thể, Đại học Thái Nguyên tuyển 2.538 chỉ tiêu hệ đại học và gần 1.000 chỉ tiêu hệ cao đẳng cho các trường thành viên.

Trường Đại học Lâm nghiệp gần 1.500 chỉ tiêu cho 25 ngành đào tạo khác nhau tại cơ sở chính ở Hà Nội. Các trường Đại học Dân lập phương Đông còn gần 1.000 chỉ tiêu; #ĐH Kinh doanh và Công nghệ còn 3.400 chỉ tiêu; ĐH Sư phạm Kĩ thuật Vinh 1.100 chỉ tiêu.

Danh sách các trường đại học phía Bắc xét tuyển đợt 3 tại đây
Danh sách các trường đại học phía Nam xét tuyển đợt 3 tại đây
Danh sách các trường cao đẳng phía Bắc xét tuyển đợt 3 tại đây
Danh sách các trường cao đẳng phía Nam xét tuyển đợt 3 tại đây

Hiện vẫn đang là thời gian để các trường đại học, cao đẳng tổ chức xét tuyển nguyện vọng 2 năm 2015. Vậy khi nào các trường sẽ công bố điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng này?


>>> Xét tuyển nguyện vọng 2: Thí sinh đã bớt áp lực

>>> Danh sách các trường ĐH-CĐ xét tuyển nguyện vọng bổ sung

>>> Thí sinh cần cẩn trọng chọn trường trong Xét tuyển ĐH, CĐ nguyện vọng bổ sung


Topics tagged under gd on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum MH2015_12228070

Theo quy định của Bộ Giáo dục và (GD&ĐT), thí sinh sẽ có 10 ngày để xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NV2) vào các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) còn chỉ tiêu xét tuyển.  Thời gian xét tuyển #NV2 của các trường #ĐH, #CĐ năm 2015 bắt đầu từ ngày 26/8 đến hết ngày 7/9.  Thời gian công bố điểm chuẩn trúng tuyển NV2 năm 2015 chậm nhất là ngày 10/9 và sớm nhất là ngày 7/9 các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển NV2. Trong đợt xét tuyển NV2, có 163 trường (bao gồm cả ĐH, CĐ) xét tuyển NV2, đặc biệt khối trường quân đội xét tuyển thêm hơn 4000 chỉ tiêu NV2.

 Trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không được rút hồ sơ để chuyển sang trường khác. Thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào một trường duy nhất. Ngoài ra, thí sinh có thể gửi Phiếu đăng ký xét tuyển theo một trong các phương thức: Nộp tại sở #GD&ĐT hoặc trường #THPT do sở #GD&ĐT quy định; Qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh; hoặc nộp trực tiếp tại trường. Thí sinh có thể sử dụng tối đa 3 phiếu để đăng ký vào 3 trường khác nhau trong mỗi đợt xét tuyển.
 
Theo: #Vnmedia

BT- Bắt đầu từ ngày 26/8, đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) 2 vào các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) lại tiếp tục. 


Đây là cơ hội cho các thí sinh tìm vé “vét” vào đại học nếu chưa may mắn trúng tuyển của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 trước đó.


Topics tagged under gd on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Xet
Nhiều thí sinh đến tìm hiểu về Trường Đại học Phan Thiết Ảnh: Đ.Hòa


Trường ngoài công lập: Lo hết nguồn tuyển


Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đợt xét tuyển nguyện vọng 2 sẽ được điều chỉnh xuống còn 10 ngày, không như đợt xét tuyển #NV1 là 20 ngày. Và theo quy chế của Bộ, khi đăng ký xét tuyển các nguyện vọng bổ sung vào các trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không được rút hồ sơ để chuyển sang trường khác giống như ở đợt xét tuyển NV 1. Đồng thời thí sinh sử dụng mã vạch của mỗi giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký vào một trường duy nhất. Thí sinh có thể gởi tối đa 3 phiếu giấy chứng nhận kết quả vào 3 trường khác nhau cùng một lúc để đăng ký xét tuyển. Do đó, đối với những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 cần phải cân nhắc kỹ và nộp hồ sơ sớm để kịp thời gian xét tuyển #NV2. Ngoài ra, thí sinh có thể nộp phiếu đăng ký xét tuyển ngay tại các trường #THPT nơi mình học hoặc  qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh; nếu có điều kiện thì đến trực tiếp trường nơi mình đăng ký xét tuyển. Sau những bất cập của đợt xét tuyển vừa qua, đồng thời để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thí sinh trong việc đi lại rút hồ sơ nếu không trúng tuyển ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, Bộ #GD&ĐT có quy định nếu thí sinh chọn đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường #ĐH hay #CĐ nào đó cần kèm photo giấy chứng nhận kết quả thi cùng với phiếu đăng ký xét tuyển. Mục đích là để thí sinh nếu không trúng tuyển nguyện vọng bổ sung ở đợt đầu có thể tiếp tục tham gia xét tuyển ở các đợt tiếp theo mà không cần phải rút hồ sơ, chỉ photo tiếp giấy chứng nhận kết quả thi để nộp. Tuy nhiên, ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung này, nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang rất lo “ế” sinh viên. “Với 4 đợt xét tuyển, mỗi đợt thí sinh được quyền đăng ký vào 3 trường khác nhau, mỗi trường lại được đăng ký vào 4 ngành, tính ra mỗi thí sinh có được 12 nguyện vọng. Nếu như vậy cơ hội cho thí sinh vào các trường ĐH, CĐ công lập là rất lớn, các trường ngoài công lập khả năng sẽ hết nguồn tuyển”, hiệu trưởng Trường ĐH Phan Thiết lo lắng cho biết. Được biết, thời điểm này các trường đang cố gắng “chạy” chỉ tiêu cho đủ. Do đó, nhiều trường đang tung mọi chiêu tiếp thị đến các thí sinh đã đăng ký xét tuyển theo hình thức học bạ. Nhiều thí sinh cho biết rất nhiều trường ngoài công lập nhắn tin hoặc gọi điện tới để thông báo kết quả trúng tuyển vào trường và thúc giục thí sinh đến làm thủ tục nhập học.

Đại học Phan Thiết: Còn nhiều cơ hội


Trong khi các trường ngoài công lập ồ ạt tuyển sinh với phương án xét tuyển học bạ khá đơn giản để “kéo” thí sinh về trường, như chỉ cần có điểm trung bình môn năm lớp 12 từ 6 điểm trở lên hoặc điểm trung bình của 3 môn đạt 6 điểm trở lên trong năm lớp 12 là có đủ điều kiện đỗ đại học. Riêng Trường ĐH Phan Thiết, với mục tiêu nâng cao chất lượng đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, trường vẫn tuyển sinh theo hai hình thức lấy điểm thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ. Đối với thí sinh bằng hoặc cao hơn điểm sàn (15 điểm) xét tuyển vào đại học, từ 12 điểm xét vào cao đẳng; riêng xét học bạ phải có điểm trung bình môn từ 6 điểm trở lên cho 3 năm cấp 3. “Chúng tôi biết sẽ rất khó khăn trong điều kiện tuyển sinh hiện nay nếu theo phương án này, nhưng không vì số lượng mà bỏ chất lượng”, Tiến sĩ Phạm Đình Trung – Hiệu trưởng ĐH Phan Thiết cho biết.
Kết thúc đợt xét tuyển NV 1, trường đã tuyển được khoảng 500 chỉ tiêu. Hầu hết hồ sơ xét tuyển đều ở mức điểm dao động từ 18 – 19 điểm, cơ hội dành cho các nguyện vọng bổ sung còn rất nhiều gần 400 chỉ tiêu, các thí sinh cần nộp hồ sơ sớm. Được biết, đợt xét tuyển NV 1 vừa qua, trường có gần 100 hồ sơ rút từ các trường khác nộp về, chỉ có 2 hồ sơ rút đi, có gần 93% thí sinh trong tỉnh đăng ký xét tuyển. Các ngành đang có thí sinh trúng tuyển cao là du lịch, ngoại ngữ và kế toán. Năm học 2015, ĐH Phan Thiết tiếp tục  tuyển sinh 7 ngành nghề đào tạo cho cả hai hệ. Dự kiến đến tháng 9/2015 mở thêm hai ngành kinh doanh quốc tế và luật kinh tế, đồng thời tuyển sinh thêm lớp cao học thạc sĩ quản trị kinh doanh (100 chỉ tiêu). Từ ngày 26/8, ĐH Phan Thiết bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển NV bổ sung theo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Những ngành còn cơ hội là công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng. Được biết, chỉ tiêu hệ cao đẳng của trường năm nay là 650 chỉ tiêu, tuy nhiên đến thời điểm này mới có 20 hồ sơ trúng tuyển. “Nếu như đến hết thời gian xét tuyển các nguyện vọng bổ sung mà vẫn không đủ chỉ tiêu cho hệ cao đẳng, trường sẽ xin bộ điều chỉnh chỉ tiêu cho phù hợp”, ông Trung cho biết.
Được biết, năm học này trường sẽ xây dựng thêm ký túc xá với sức chứa 800 chỗ, nâng tổng hai ký túc xá của trường lên 1.300 chỗ để tạo điều kiện cho sinh viên ở xa có cơ hội được ở hết tại ký túc xá. Trường sẽ mạnh dạn đẩy mạnh đào tạo thực tế, không đi theo lối mòn đào tạo như một số trường với mục tiêu tạo đầu ra đáp ứng với nhu cầu xã hội. Từ đó, trường đẩy mạnh hợp tác ký kết với các doanh nghiệp đến giảng dạy trực tiếp ở một số lĩnh vực về nghiệp vụ du lịch ngay từ thời gian đầu. Mức học phí năm học này tiếp tục được giữ nguyên  từ 4,5 – 4,8 triệu đồng/học kỳ (đại học), từ 4,2 – 4,5 triệu đồng/học kỳ (cao đẳng). Năm nay trường tiếp tục dành 500 triệu đồng tiền học bổng để tiếp sức cho sinh viên có thành tích học giỏi, sinh viên nghèo vượt khó. 
Nguồn tin: #baobinhthuan

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 3 cách nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 để tạo điều kiện cho thí sinh và gia đình.


Topics tagged under gd on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 1 

Thí sinh cần chú ý các phương thức và giấy tờ tuyển sinh nguyện vọng bổ sung để không đánh mất cơ hội

Để tránh những phức tạp nảy sinh khi nộp hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh và gia đình, Bộ #GD-ĐT đưa ra 3 cách nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 (từ ngày 26/8 - 7/9).

Cụ thể 3 cách nộp như sau: Thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào một trường duy nhất và gửi phiếu đăng ký xét tuyển bằng cách nộp tại Sở #GD&ĐT hoặc trường #THPT do Sở GD&ĐT quy định, hoặc qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh, hoặc nộp trực tiếp tại trường.

Mã vạch là dãy số góc bên phải của giấy chứng nhận kết qua thi thpt quốc gia. Do vậy như Bộ GD có thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là sử dụng mã vạch trong xét tuyển Nguyện vọng 2 và các nguyện vọng bổ sung khác nghĩa là để tránh thí sinh không photo quá nhiều giấy chứng nhận điểm thi để nộp vào nhiều trường.

Theo quy định của Bộ mỗi phiếu học sinh chỉ nộp vào một trường do vậy trường nào đã nhập mã này lên hệ thống xét tuyển NV2 và NVBS của bộ giáo dục thì trường khác không thể nhập vào. Do vậy thi sinh đặc biệt chú ý mỗi trường khi nộp bản photo là phải có mã vạch khác với trường khác nếu không thí sinh sẽ mất cơ hội do chủ quan.

Đại diện Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Giáo dục đưa ra lời khuyên, thí sinh và các phụ huynh nên rút kinh nghiệm đợt nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 vừa qua, việc từ các tỉnh, thành xa về nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường là không cần thiết, chỉ thêm tốn kém cho gia đình. Đợt xét tuyển lần 2 này, thí sinh và phụ huynh nếu thấy cách thức nào thuận lợi nhất cho mình thì nên làm, chắc chắn hồ sơ của thí sinh sẽ đến đúng địa chỉ.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã công bố số điện thoại, địa chỉ hộp thư để giải đáp những thông tin liên quan đến xét tuyển bổ sung để thí sinh và các nhà trường liên hệ. Bộ Giáo dục và Đào tạo qua địa chỉ email thi-ts@moet.edu.vn hoặc qua số điện thoại 04.36231138 - 0436230816 - 04.36231137 trong giờ hành chính của các ngày làm việc.

Theo: #baomoi.com

Theo báo cáo nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng 1, phần lớn số thí sinh đạt điểm trên mức ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT công bố đã tham gia xét tuyển.


>>> Điểm chuẩn chính thức của 102 trường Đại học, cao đẳng 2015 ( cập nhật liên tục )

>>> Tin học đường: Cánh cửa nguyện vọng 2 đang hẹp dần

>>> Những điều cần biết khi xét tuyển nguyện vọng 2,3,4

Đến hết ngày 20/8, đã có 569.843 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Trong số hơn 400 trường #ĐH, #CĐ sử dụng kết quả thi #THPT quốc gia để xét tuyển, có 108 trường ĐH và 21 trường CĐ có số thí sinh đăng ký xét tuyển lớn hơn chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Với tình trạng thí sinh đăng ký xét tuyển như trên, dự kiến có hàng trăm trường ĐH, CĐ với hơn 350.000 chỉ tiêu sẽ được xét tuyển ngay từ nguyện vọng I (so với năm 2014, chỉ có khoảng 50 trường xét đủ chỉ tiêu ngay từ NV I).

Một số trường ĐH ngoài công lập có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển cao như: ĐH Võ Trường Toản (107%), ĐH Buôn Ma Thuột (93%), ĐH Hoa Sen (91%), ĐH Văn Lang (80%), HUTECH (60,8%), ĐH Thăng Long (60%)… Các trường này đều khẳng định, so với kết quả xét tuyển đợt I của năm 2014, kết quả xét tuyển đợt I năm nay đều tốt hơn về số lượng và chất lượng.

Số lượt thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển là 42.957 (chiếm 8,1% tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1). Trong số thí sinh đăng ký thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển, có 11.080 thí sinh nộp hồ sơ tại các sở GD&ĐT và tại các trường ĐH, CĐ là 31.877 thí sinh. Việc thay đổi nguyện vọng chủ yếu tập trung vào khoảng 30 trường có số thí sinh đăng ký xét tuyển vượt nhiều so với chỉ tiêu.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và dư luận xã hội, nửa đầu kỳ thi THPT quốc gia đã diễn ra suôn sẻ, thành công. Mọi vấn đề phát sinh chỉ bắt đầu từ khi các trường ĐH triển khai công việc xét tuyển NV1. Điều này đã gây ra căng thẳng, lo lắng cho một bộ phận thí sinh và gia đình trong việc cập nhật thông tin, thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Thí sinh và gia đình muốn thay đổi nguyện vọng vào cuối đợt xét tuyển #NV1 đã phải đi lại tốn kém.

Bước đầu, Bộ GD&ĐT xác định nguyên nhân là do việc đã cho thí sinh thay đổi nguyện vọng liên tục. Thời gian đăng ký kéo dài (20 ngày) cũng gây mệt mỏi cho thí sinh và gia đình vì phải chờ đợi lâu. Hơn nữa, việc cho thí sinh có 4 nguyện vọng để đăng ký xét tuyển trong một trường đã tạo ra nhiều “thí sinh ảo”, khiến chính các trường và thí sinh không thể xác định được khả năng cũng như cơ hội trúng tuyển của mình.

Bộ #GD&ĐT cho biết sẽ rút kinh nghiệm về những vướng mắc trong quá trình triển khai đợt xét tuyển NV 1 vừa qua để có những điều chỉnh, chỉ đạo các sở GD&ĐT, các trường làm tốt hơn cho những đợt xét tuyển bổ sung sắp tới. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ có những điều chỉnh một cách tổng thể, chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi năm sau và các năm tiếp theo với mục tiêu là tạo thuận lợi nhất cho học sinh và giảm tốn kém cho xã hội.

Nguyệt Hà / #baochinhphu.vn

Ngay sau khi kết thúc nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng một, rất nhiều trường đại học đã công bố xét tuyển nguyện vọng bổ sung.


 Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng xét tuyển
 Tuyển sinh ĐH 2015: Nguyện vọng 2 bắt đầu nóng
 Tuyển sinh 2015: Cuộc chiến cân não

Hàng nghìn cơ hội cho thí sinh trượt NV1



Đại học Thăng Long tuyển 990 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung đợt một cho 18 ngành thuộc rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, y tế, xã hội. Trường tuyển chỉ tiêu bổ sung theo 5 khối tổ hợp cơ bản là A, A1, B, D, C. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 17 đến 22 điểm, tùy từng ngành và tùy tổ hợp môn.


Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt một cho 30 ngành bậc đại học và 23 ngành bậc cao đẳng. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 12 điểm với hệ cao đẳng và từ 15 hoặc 16 điểm, tùy từng ngành, với bậc đại học.


Đại học Kinh tế tài chính TP HCM xét tuyển 660 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung. Các nhóm ngành đào tạo của trường gồm quản trị kinh doanh, kinh tế, luật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 15 đến 17 điểm tùy ngành.


Trường cũng có 180 chỉ tiêu xét tuyển cho hệ cao đẳng với mức điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ là 12 điểm.


Đại học Công nghệ thông tin Gia Định xét tuyển bổ sung 150 chỉ tiêu hệ đại học và 100 chỉ tiêu hệ cao đẳng.


Trường Đại học Nguyễn Tất Thành xét tuyển bổ sung khoảng 3.400 chỉ tiêu cho tất cả các ngành với mức 15 điểm ở bậc đại học, 12 điểm ở bậc cao đẳng.


Bên cạnh đó, thí sinh cũng có rất nhiều cơ hội xét tuyển theo học bạ bậc trung học phổ thông khi có rất nhiều trường xét tuyển theo phương thức này, gồm cả các trường công lập (như Đại học Nông lâm Bắc Giang, Đại học Hồng Đức…) và các trường ngoài công lập.


Topics tagged under gd on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 1e4d16343855752a56fd94cc18eba6af
Thí sinh không được rút hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung


Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, trong các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, sau khi đăng ký xét tuyển vào trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không rút hồ sơ để chuyển sang trường khác.


Thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào một trường duy nhất; gửi Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu 1) bằng một trong các phương thức sau: Nộp tại sở GD&ĐT hoặc trường #THPT do sở #GD&ĐT quy định; qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh; nộp trực tiếp tại trường.


Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT trong thời gian quy định, tổ chức tiếp nhận đăng ký xét tuyển của thí sinh; chuyển dữ liệu ĐKXT của thí sinh cho các trường. Cuối mỗi đợt xét tuyển gửi danh sách thí sinh về Bộ GD&ĐT; lưu giữ Phiếu đăng ký xét tuyển của thí sinh.


 Nguyên nhân lộn xộn trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1
 Bức xúc xét tuyển đại học 2015 tràn ngập mạng xã hội


Các trường đại học, cao đẳng thường xuyên cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển và danh sách thí sinh vào dữ liệu của trường mình; tổ chức xét tuyển, công bố kết quả trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và chuyển giấy báo trúng tuyển cho thí sinh.
Chie
(Tổng hợp)

Xét tuyển ĐH-CĐ 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ GD&ĐT. Theo chuyên gia giáo dục, TS. Dương Xuân Thành, cần tiến tới tự chủ đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay.



Topics tagged under gd on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Bo-giao-duc-nen-nhan-ro-bat-cap-1439975865
Trước "giờ G" của đợt xét tuyển #ĐH-CĐ năm 2015, thí sinh và người nhà vẫn đau đầu với việc rút - nộp hồ sơ. Ảnh Dương Thu
Xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi lớn về những thành công của kỳ thi #THPT Quốc gia năm 2015 như Bộ này đã từng công bố. Thậm chí, nhiều ý kiến xung quanh còn cho rằng Bộ đã “thất bại hoàn toàn” (ý kiến của nhà giáo Văn Như Cương). Để làm rõ hơn câu chuyện này, #PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn TS. Dương Xuân Thành - chuyên gia phản biện giáo dục, người đã có 40 năm giảng dạy tại ĐH Cơ Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng khoa #CNTT Đại học Chu Văn An.
Có ý kiến cho rằng, năm nay, Bộ GD&ĐT đã làm thay việc của các trường, thậm chí đẩy khó khăn cho các trường, cho các Sở GD&ĐT trong tuyển sinh. Ông suy nghĩ sao về điều này?
Ông Dương Xuân Thành: Tôi không nghĩ như vậy. Vấn đề là ở chỗ, bộ phận tham mưu tuyển sinh chưa nhìn thấy trước, chưa dự báo được những bất cập có thể xảy ra, chẳng hạn khâu đăng ký xét tuyển. Có lẽ kiến thức Công nghệ thông tin của công chức Bộ có vấn đề nên không tận dụng được thế mạnh xử lý dữ liệu tuyển sinh.
Vì không lường trước các sự cố có thể xảy ra nên xử lý mang tính đối phó, gây khó dễ cho thí sinh và các cơ sở giáo dục chứ không phải là đẩy khó khăn về phía cơ sở.
Mặt khác không ít đại học, cao đẳng vẫn có thói quen dựa dẫm vào Bộ trong công tác tuyển sinh. Nếu chủ động như ĐH Bách Khoa Hà Nội, sau khi kết thúc xét tuyển, chỉ cần 5 phút là họ có thể công bố kết quả chính thức.

Dư luận đang rất bất bình với những rối ren, mệt mỏi mà kỳ thi năm nay gây ra cho thí sinh cũng như người nhà. Nhiều người đặt câu hỏi, Bộ có nên thẳng thắn nhìn nhận những việc chưa làm được để có hướng sửa đổi cho kỳ thi năm sau thay vì trả lời chung chung và "lảng tránh" dư luận hay không? Ông có ý kiến như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Đúng vậy, Bộ #GD&ĐT nên nhận rõ những bất cập, thiếu sót nảy sinh trong kỳ thi năm nay để chuẩn bị cho kỳ thi sang năm. Bộ có một năm để thiết kế phần mềm tuyển sinh. Tôi nói là “phần mềm tuyển sinh” chứ không phải “phần mềm xét tuyển”.
Cần cho thí sinh đăng ký nguyện vọng ngay trước khi thi, nguyện vọng trước hết là ngành học chứ không phải trường học.
Việc ưu tiên chọn trường sau đó mới chọn ngành là việc làm ngược. Ngành học mới là sở nguyện vọng của lớp trẻ, không học ngành đó ở trường này thì học ngành đó ở trường khác chứ không phải là không học được ngành đó thì chọn ngành khác.
Việc vào được trường đại học quan trọng hơn học ngành gì là tâm lý tồn tại lâu nay trong phụ huynh học sinh và cách xét tuyển đợt 1, một trường với 4 ngành học của Bộ đang tiếp tay cho nhận thức sai lệch này.

Theo ông, liệu rằng, Bộ GD&ĐT có đang nợ thí sinh, phụ huynh và xã hội một lời xin lỗi không sau những rối ren từ công tác xét tuyển mà hậu kỳ thi quốc gia để lại?
Ông Dương Xuân Thành: Báo chí từng đưa tin nhanh về việc cơ quan chức năng TP.HCM tổ chức xin lỗi công dân về oan sai. Toàn bộ lời xin lỗi kéo dài 4 phút 20 giây. Vậy xin lỗi có ý nghĩa gì?
Quan trọng hơn lời xin lỗi là Bộ sẽ làm gì? Bộ nên công bố những dự định cho kỳ thi Quốc gia năm tới, cả khâu tổ chức thi lẫn khâu tuyển sinh. Đặc biệt là nên tổ chức thiết kế phần mềm tuyển sinh chung cho các trường trong toàn quốc. Dựa vào dữ liệu năm nay để chạy thử phần mềm này sao cho không phát sinh lỗi kỹ thuật.
Tiêu chí quan trọng nhất của phần mềm là sau khi có kết quả thi, phần mềm sẽ cung cấp cho thí sinh gợi ý ít nhất là 5 phương án lựa chọn căn cứ vào nguyện vọng xét tuyển mà thí sinh đã đăng ký. Thí sinh căn cứ vào gợi ý có thể ngồi tại nhà đăng ký nhập học…
Theo ông, để có được nền giáo dục tốt như Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Canada... chúng ta nên có những hướng như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Không phải cứ các nước phương Tây thì mô hình giáo cục của họ ưu việt hơn chúng ta. Tâm sinh lý người Việt khác người Anh, Mỹ, Nhật, …
Điều đầu tiên là thay đổi cách thức đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp. Không có thầy giỏi thì không có trò giỏi, càng không thể có nền giáo dục tiên tiến với đội ngũ giáo viên mà học lực 12 năm phổ thông chỉ ở mức khá hoặc trung bình.
Với giáo dục phổ thông là phân luồng sớm, theo hai hướng học nghề và học tiếp (tạm gọi là hàn lâm).
Hệ thống chính trị cần hỗ trợ giáo dục để từng bước thay đổi nhận thức của người dân, rằng con đường tốt nhất là vào đại học. Hệ thống dạy nghề cần chú ý đến tâm lý người dân, nghĩa là nên có trình độ “Đại học nghề” giống như “Kỹ sư thực hành” ở Đức.
Giáo dục đại học phải theo mô hình giáo dục kiểu kim tự tháp, bảo đảm quyền được học tập của thanh niên nhưng cũng bảo đảm chất lượng và uy tín của ngành giáo dục. Không nên đào tạo theo mô hình “ống nước” vào bao nhiêu ra trường bấy nhiêu.
Hiện nay, đội ngũ cử nhân, kỹ sư thất nghiệp khá nhiều, đó là sự phí phạm nguồn lực xã hội. Giáo dục cần cung cấp những gì mà nền kinh tế cần chứ không phải là cái mà mình có.
Cần phải tiến tới tự chủ tuyển sinh đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay. Cần rà soát lại hệ thống trường ĐH-CĐ, cần thiết phải sáp nhập, giải thể những trường không đủ điều kiện.
Chỉ nên để một Bộ quản lý mảng giáo dục – đào tạo, không nên để hai Bộ quản lý như hiện nay.
Còn nhiều điều có thể nói, trên đây chỉ là một vài ý kiến gợi mở của cá nhân tôi.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Dương Thu / #nguoiduatin

Có bắt buộc phải đến trường để rút hồ sơ xét tuyển không? Làm thế nào để rút hồ sơ xét tuyển Đại học, cao đẳng? Phải đến trực tiếp trường rút hồ sơ hay làm đơn rút? 


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 
 Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1 

Có được rút hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện không? Rút hồ sơ xét tuyển #NV1 từ trường này nộp sang trường khác như thế nào?

Trong thời gian xét tuyển Nguyện vọng 1, ít nhất 3 ngày 1 lần, các trường sẽ công bố danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường để thí sinh tiện theo dõi và rút hồ sơ xét tuyển để chuyển sang trường khác có khả năng đỗ cao hơn.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong thời gian xét tuyển NV1, thí sinh có quyền rút hồ sơ xét tuyển để chuyển sang trường khác.

Thí sinh có 3 cách để rút hồ sơ xét tuyển như sau:


1. Thí sinh đến trực tiếp trường để rút hồ sơ, thí sinh phải mang theo chứng minh thư nhân dân.
2. Hoặc viết giấy ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ (Người được ủy quyền phải mang theo giấy tờ ủy quyền có xác nhận của ủy ban nhân dân hoặc công an địa phương kèm theo chứng minh nhân dân của mình)
Thí sinh xin rút hồ sơ đăng ký xét tuyển phải nộp đơn xin rút hồ sơ xét tuyển theo mẫu.

Mẫu đơn xin rút hồ sơ

>> Tải mẫu đơn xin rút hồ sơ tại đây (Các em sửa thông tin theo cá nhân của mình nhé)
>> Tải mẫu đơn ủy quyền tại đây (Các em sửa thông tin theo cá nhân của mình nhé)

3. Thí sinh có thể tới sở GDĐT địa phương hoặc tới các trường trung học phổ thông (THPT) do sở GDĐT quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT. 

Hồ sơ gồm:


- Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT (theo mẫu)

>> Tải mẫu đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT tại đây 

- Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát chuyển Hồ sơ ĐKXT của Bưu điện.
Một số giấy tờ cần mang thêm do đặc thù quy định mỗi trường để tránh mất thời gian các em cần chuẩn bị:
- Đối với Thí sinh phải nộp tại trường thì đem biên lai đóng lệ phí và giấy biên nhận để rút hồ sơ,
- Đối với thí sinh nộp qua đường bưu điện phải có giấy báo phát (Hóa đơn chuyển hồ sơ xét tuyển do bưu điện cung cấp khi gửi hồ sơ) trường mới trả hồ sơ 

Vậy nên, đối với các em khi đi nộp hồ sơ trực tiếp tại trường cần giữ lại biên lai đóng lệ phí xét tuyển, những em gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện chuyển phát nhanh phải giữ lại bill để nếu trường nào yêu cầu sẽ nộp để rút hồ sơ sang trường khác.
Cơ sở nào để quyết định rút hồ sơ?: Học sinh cần theo dõi liên tục 3 ngày một lần trường sẽ cập nhật danh sách học sinh đã nộp hồ sơ vào trường, dựa vào chỉ tiêu của trường và điểm số của bản thân so với các bạn cùng nộp vào trường để có quyết định thông mình và sáng suốt.

Khi nộp hồ sơ sang trường mới các em nộp tương tự như hồ sơ đã làm trước đó. Lưu ý ngày 20/08 sẽ hết hạn nộp hồ sơ NV1

Một số lưu ý: 


- Được rút hồ sơ để nộp sang trường khác đối với xét tuyển đợt I, còn khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng cũng như rút hồ sơ;

- Khi rút hồ sơ các em lưu ý bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh là cực kỳ quan trọng, không có giấy này các em không thể nộp sang trường khác được vì NV1 dù bất kỳ trường nào yêu cầu là phải nộp bản gốc.
Bộ #GD&ĐT cũng yêu cầu các trường cần quản lý hồ sơ một cách khoa học, đảm bảo việc tìm kiếm hồ sơ để trả cho thí sinh được thực hiện một cách thuận lợi cũng như thông báo thời gian thí sinh có thể bắt đầu đăng ký lại vào trường khác sau khi rút hồ sơ.

Thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh (bao gồm: số mã vạch của Giấy chứng nhận kết quả thi, các ngành thí sinh đăng ký xét tuyển) và danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ, trường nhập trên các máy tính đon lẻ dưới dạng file #Excel (có mẫu trong hướng dẫn sử dụng phần mềm xét tuyển) sau đó mỗi ngày ít nhất 1 lần, trường tổng họp thành file chung và upload lên phần mềm quản lý tuyển sinh của bộ và nhận dữ liệu của thí sinh đã đăng ký vào trường để xét tuyển. Sau khi các trường upload dữ liệu, các thí sinh đã đăng kí vào trường không thể đăng ký sang trường khác và thí sinh đề nghị rút hồ sơ có thể nộp hồ sơ sang trường khác.

 Theo #Tuyensinh247.com Tổng hợp

Hội đồng xét duyệt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT vừa công bố ngưỡng sàn năm 2015 là 15 điểm.

Mức điểm này áp dụng cho tất cả các tổ hợp

14h ngày 28/7, Hội đồng xét duyệt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT họp để công bố ngưỡng điểm sàn năm 2015.
Theo đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển (khối) là 15 điểm.
>>>  8 thí sinh có điểm cao chót vót trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2015 
Đây là mức điểm dành cho 3 môn không có nhân hệ số, đối với #KV3 và nhóm không ưu tiên.
Cuộc họp về điểm sàn chiều 28/7 của Bộ #GD&ĐT có sự góp mặt của đại diện các trường đại học, đảm bảo mức điển sàn đưa ra không quá thấp nhưng vẫn đáp ứng được chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.
Topics tagged under gd on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 162715_dai-hoc
Ngưỡng điểm sàn hay ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào là mức điểm thấp nhất thí sinh cần đạt được nếu muốn đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
>>> Sử dụng 04 phiếu xét tuyển nguyện vọng 1, nv2, nv3, nv4 năm 2015 
>>> Hướng dẫn cách làm hồ sơ xét tuyển Đại học, CĐ 2015 
Theo thống kê điểm sàn đại học trong 7 năm gần đây, khối #A ở mức 13 điểm. Khối B, riêng năm 2008 15 điểm, những năm còn lại 14 điểm. Khối #C#D dao động từ 13 đến 14,5 điểm. Hai năm qua, khối #A1 ở mức 13 điểm.
Mức điểm sàn cao đẳng sẽ giảm tương ứng 3 điểm theo từng khối thi.
Với ngưỡng điểm sàn như những năm qua, thí sinh có điểm thi thi trung bình trên 4 điểm sẽ có cơ hội đỗ đại học.
Sau khi có điểm sàn, từ ngày 1/8 đến 20/8, các trường đại học sẽ xét tuyển nguyện vọng 1.

Các nguyện vọng bổ sung:

Đợt một nhận hồ sơ từ 25/8 đến 15/9, công bố điểm chuẩn trước 20/9.
Đợt hai nhận hồ sơ từ 20/9 đến 5/10, công bố điểm chuẩn trước 10/10.
Đợt ba nhận hồ sơ từ 10/10 đến 25/10, công bố điểm trúng tuyển trước 31/10.
Đợt bốn nhận hồ sơ từ 31/10 đến 15/11, công bố điểm trúng tuyển trước 20/11.

Theo Tuệ Anh - Ngọc Tân/ #News.zing.vn