Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum FfWzt02



Tìm thấy 13 mục

Trái ngược với không khí “hoảng loạn” rút - nộp hồ sơ như đăng ký nguyện vọng 1, lần xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong ngày cuối khá bình lặng, lượng hồ sơ các trường nhận được cũng không nhiều.



Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 355ed5ef21521d.img
Thí sinh nộp hồ sơ tại ĐH Nguyễn Tất Thành sáng 7.9


Hôm nay 7.9, ngày cuối cùng xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS), nhiều trường vẫn còn lượng chỉ tiêu lớn, dù phần lớn đều đưa ra điểm xét tuyển bằng ngưỡng đầu vào của Bộ #GD-ĐT (ĐH: 15, CĐ: 12 điểm).

Nguồn tuyển đã cạn?


Tại khu vực phía Nam, nhiều trường #ĐH, #CĐ còn rất nhiều chỉ tiêu nhưng đến hạn cuối cùng nhận hồ sơ xét tuyển, lượng thí sinh nộp hồ sơ khá ít. 

Tại ĐH Nguyễn Tất Thành, trong đợt 1 xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung, trường còn 3.800 chỉ tiêu xét tuyển ở tất cả các ngành nghề đào tạo. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại trường mới nhận hơn 1.900 hồ sơ (trong đó khoảng 700 hồ sơ xét tuyển trực tuyến). Vì vậy, từ ngày 11.9 đến ngày 21.9, trường tiếp tục xét tuyển NVBS đợt 2 với gần 2.000 chỉ tiêu cho tất cả các ngành.
Đại diện phòng tuyển sinh nhà trường than thở: “Chưa có năm nào khó khăn như năm nay, có lẽ là nguồn tuyển đã cạn rồi mới khó khăn như vậy chứ thực tế hằng năm chúng tôi tuyển cũng được khá đông, chưa kể những năm gần đây chúng tôi đang xây dựng mục tiêu thành trường trọng điểm nên càng ngày càng nâng cao về chất lượng, học sinh sinh viên của trường trong các đợt thi tay nghề quốc tế đều được chứng chỉ xuất sắc… thì không thể nói trường kém chất lượng nên không thu hút thí sinh”.
Tương tự, nhiều trường khác như ĐH Lạc Hồng cũng mới chỉ nhận hơn 600 hồ sơ (chỉ tiêu là 900); ĐH Công nghệ Đồng Nai cũng còn hơn 2.000 chỉ tiêu xét tuyển cho 14 ngành bậc ĐH và 21 ngành cao đẳng với điểm xét tuyển bằng điểm sàn. Ông Hoàng Văn Phúc, Trưởng phòng Tuyển sinh nhà trường cho biết, trường tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung cho đến hết thời gian quy định của Bộ GD-ĐT.
Không chỉ ở các trường ĐH ngoài công lập, thực tế tình hình nộp hồ sơ NVBS ở một số trường ĐH công lập vùng cũng khá ít ỏi.
Tại ĐH Đà Lạt, ở đợt này trường nhận xét tuyển thêm 700 chỉ tiêu cho 18 ngành hệ ĐH và 300 chỉ tiêu cho 4 ngành hệ CĐ; tuy nhiên, thống kê cho thấy lượng hồ sơ đăng ký đến trưa ngày 7.9 ở một số ngành hệ ĐH khá ít, chẳng hạn ngành Văn hóa học ở ưu tiên 1 chỉ có 9 hồ sơ (chỉ tiêu 30); Nông học 21 hồ sơ (chỉ tiêu 30); Công nghệ sau thu hoạch 29 hồ sơ (50 chỉ tiêu); Sinh học có 37 hồ sơ (chỉ tiêu 60). Ở hệ CĐ, lượng hồ sơ ở cả 4 ưu tiên đều khá ít ỏi. Cụ thể, ở ngành Kế toán chỉ có 35 thí sinh đăng ký ở cả 4 ưu tiên (80 chỉ tiêu); ngành Công nghệ thông tin có 24 hồ sơ (80 chỉ tiêu); Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông có 21 hồ sơ (chỉ tiêu 60) và ngành Công nghệ sau thu hoạch có 12 hồ sơ (80 chỉ tiêu)

Gọi vượt chỉ tiêu để… “chống ảo”


Theo các chuyên gia tuyển sinh, đợt xét tuyển nguyện vọng 2 này, các thí sinh được nộp hồ sơ vào 3 trường khác nhau, mỗi trường 4 ngành. Ngoài ra, một số trường còn xét tuyển bằng điểm học bạ #THPT  mà theo thống kê, có hơn 200 trường có thêm phương án xét tuyển này nên tình trạng hồ sơ ảo sẽ rất lớn. Một số trường dù đã đủ chỉ tiêu, nhưng lo lắng về lượng hồ sơ ảo. Đại diện một trường ĐH ngoài công lập tại TP.HCM nhận định: Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh đã khiến xảy ra tình trạng nhiều thí sinh củng cố khả năng trúng tuyển lần 2 này bằng cách “rải” hồ sơ vào cả 3 trường, mỗi trường đều đăng ký đủ cả 4 nguyện vọng; thậm chí còn tranh thủ đang ký trực tuyến hoặc mang học bạ đến xét tuyển. Điều này vô hình chung làm tăng lượng hồ sơ ảo.
Để đối phó với tình trạng ảo, nhiều trường dự tính sẽ gọi nhập học nhiều hơn so với chỉ tiêu. Bà Trương Thị Ngọc Bích, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cho biết: Kinh nghiệm ở đợt 1 cho thấy chỉ có khoảng 30% thí sinh trúng tuyển nhập học, vì vậy ở đợt xét tuyển NVBS này chúng tôi dự tính sẽ gọi dư ra. Cụ thể, ở đợt này chúng tôi xét tuyển khoảng 660 chỉ tiêu nhưng đến thời điểm hiện tại đã nhận khoảng hơn 800 hồ sơ, vì vậy chúng tôi sẽ gọi nhập học gần 700 thí sinh để trừ đi lượng thí sinh ảo. Tuy vậy, khả năng có thể sẽ phải tiếp tục xét nguyện vọng bổ sung lần 2.
Tương tự, ĐH Công nghệ TP.HCM cũng dự kiến cũng gọi tăng gần 1,5 lần so với chỉ tiêu để tránh tình trạng thí sinh ảo. Ông Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và truyền thông nhà trường cho biết: Chỉ trong ngày cuối cùng trường nhận thêm khoảng gần 200 hồ sơ, như vậy tổng số hồ sơ nhận được ở đợt xét NVBS này là khoảng 4.500 hồ sơ. Tuy nhiên, trường cũng dự kiến chỉ có khoảng 60% thí sinh trúng tuyển sẽ nhập học nên sẽ gọi nhập học khoảng 3.150 thí sinh với mức điểm trúng tuyển sẽ bằng mức dự kiến trước đó.
Ngoài ra, trường cũng tiếp tục xét #NVBS đợt 2 tất cả các ngành với mỗi ngành khoảng 10 chỉ tiêu.
Nguồn: #xaluan.com

Hiện tại cả nước còn hàng trăm trường đại học, cao đẳng đang có nhu cầu xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Cánh cửa vào đại học cho thí sinh vẫn rộng mở.


Bộ GD-ĐT vừa tổng hợp danh sách tất cả các trường đại học, cao đẳng xét tuyển bổ sung (NV2) năm 2015 đến ngày 28.8.
Theo đó, hiện tại cả nước còn hàng trăm trường đại học, cao đẳng đang có nhu cầu xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Như vậy, hàng nghìn thí sinh chưa trúng tuyển #NV1 vẫn còn cơ hội để vào đại học, cao đẳng.

Theo danh sách Bộ #GD-ĐT công bố, hiện có 62 trường đại học, cao đẳng phía Bắc và 68 trường phía Nam còn thiếu chỉ tiêu phải tuyển bổ sung ở đợt 2.

Thí sinh có thể căn cứ vào danh sách dưới đây để lựa chọn trường, nguyện vọng cho phù hợp:

Danh sách các trường đại học phía Bắc xét tuyển NV2. (Xem tại đây)
Danh sách các trường đại học phía Nam xét tuyển NV2. (Xem tại đây)

Danh sách các trường cao đẳng phía Bắc xét tuyển NV2. (Xem tại đây)
Danh sách các trường cao đẳng phía Nam xét tuyển NV2. (Xem tại đây)
Theo Diệu Thu (danviet.vn)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 3 cách nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 để tạo điều kiện cho thí sinh và gia đình.


Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 1 

Thí sinh cần chú ý các phương thức và giấy tờ tuyển sinh nguyện vọng bổ sung để không đánh mất cơ hội

Để tránh những phức tạp nảy sinh khi nộp hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh và gia đình, Bộ #GD-ĐT đưa ra 3 cách nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 (từ ngày 26/8 - 7/9).

Cụ thể 3 cách nộp như sau: Thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào một trường duy nhất và gửi phiếu đăng ký xét tuyển bằng cách nộp tại Sở #GD&ĐT hoặc trường #THPT do Sở GD&ĐT quy định, hoặc qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh, hoặc nộp trực tiếp tại trường.

Mã vạch là dãy số góc bên phải của giấy chứng nhận kết qua thi thpt quốc gia. Do vậy như Bộ GD có thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là sử dụng mã vạch trong xét tuyển Nguyện vọng 2 và các nguyện vọng bổ sung khác nghĩa là để tránh thí sinh không photo quá nhiều giấy chứng nhận điểm thi để nộp vào nhiều trường.

Theo quy định của Bộ mỗi phiếu học sinh chỉ nộp vào một trường do vậy trường nào đã nhập mã này lên hệ thống xét tuyển NV2 và NVBS của bộ giáo dục thì trường khác không thể nhập vào. Do vậy thi sinh đặc biệt chú ý mỗi trường khi nộp bản photo là phải có mã vạch khác với trường khác nếu không thí sinh sẽ mất cơ hội do chủ quan.

Đại diện Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Giáo dục đưa ra lời khuyên, thí sinh và các phụ huynh nên rút kinh nghiệm đợt nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 vừa qua, việc từ các tỉnh, thành xa về nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường là không cần thiết, chỉ thêm tốn kém cho gia đình. Đợt xét tuyển lần 2 này, thí sinh và phụ huynh nếu thấy cách thức nào thuận lợi nhất cho mình thì nên làm, chắc chắn hồ sơ của thí sinh sẽ đến đúng địa chỉ.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã công bố số điện thoại, địa chỉ hộp thư để giải đáp những thông tin liên quan đến xét tuyển bổ sung để thí sinh và các nhà trường liên hệ. Bộ Giáo dục và Đào tạo qua địa chỉ email thi-ts@moet.edu.vn hoặc qua số điện thoại 04.36231138 - 0436230816 - 04.36231137 trong giờ hành chính của các ngày làm việc.

Theo: #baomoi.com

Sau khi đăng ký xét tuyển vào trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không rút hồ sơ để chuyển sang trường khác”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga yêu cầu.



Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum IMG_1099


Việc rút, nộp hồ sơ trong đợt xét tuyển vừa qua khiến thí sinh và người thân "quay cuồng". Ảnh: DN

Có lẽ xuất phát từ quy định cho phép thí sinh rút- nộp hồ sơ trong cùng một thời điểm như đợt xét tuyển nguyện vọng vừa qua khiến cho cả thí sinh và người nhà quá mệt mỏi nên ngay trong trưa ngày 21-8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga có công văn yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo lưu ý trong các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, sau khi đăng ký xét tuyển vào trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không rút hồ sơ để chuyển sang trường khác.

Công văn cũng yêu cầu thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào một trường duy nhất.

Thí sinh có thể gửi phiếu #ĐKXT tại sở #GD-ĐT hoặc trường #THPT do sở #GDĐT quy định. Thí sinh cũng có thể gửi phiếu ĐKXT qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường.
Ngoài ra, khi trúng tuyển, thí sinh mang theo Giấy chứng nhận kết quả thi để làm thủ tục nhập học tại trường.

Nói về việc xét tuyển "rối như canh hẹ" gây tốn kém kinh phí và mệt mỏi về thời gian và công sức của thí sinh và người nhà trong đợt xét tuyển vừa qua, ông Bùi Văn Ga cho rằng, việc rút, nộp hồ sơ trong đợt xét tuyển này chỉ tập trung ở một số ít trường lớn có uy tín.

"Chỉ có khoảng 30- 40 trường trên tổng số hơn 400 trường ĐH, CĐ của cả nước (tương đương 10%) có nhiều thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Do đó, số thí sinh phải đi lại nhiều không thể so sánh với hàng triệu lượt thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp #THPT và ĐH, CĐ như các năm trước", ông Ga biện minh.
Ông Bùi Văn Ga cũng nói thêm rằng, theo thống kê ban đầu, hiện đã có gần 10.000 thí sinh đến các Sở Giáo dục địa phương làm thủ tục điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển mà không phải trực tiếp đến trường.


Ngày 21-8, nhiều trường ĐH, CĐ đã công bố điểm chuẩn chính thức:

ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đã công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển năm 2015. Theo đó điểm trúng tuyển ngành cao nhất là Biên kịch điện ảnh: 20, 5 điểm. Các ngành khác dao động trong khoảng từ 14 đến 19 điểm.

ĐH Công nghệ TP. HCM công bố điểm chuẩn chính thức cho tất cả các ngành hệ ĐH của là 15 điểm và hệ CĐ là 12 điểm.

ĐH Kinh tế Tài chính TP. HCM công bố điểm chuẩn chính thức vào trường, bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Trường Đại học Hoa Sen cũng đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường. Hội đồng tuyển sinh trường đã xác định mức điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 và công nhận 38 thí sinh trúng tuyển vào trường.


Phụ huynh và học sinh bị lôi vào vòng xoáy cuộc chơi đỏ- đen, chờ thời vận lên xuống. Chơi chứng khoán chỉ là tài sản còn việc thi đại học còn là tương lai của thí sinh, ước mơ của cả một gia đình, dòng họ


Cuối cùng, đợt xét tuyển nguyện vọng 1 cũng đã khép lại. Đến giờ phút này, dù vẫn còn hồi hộp nhưng qua theo dõi sát sao tình hình những ngày qua, tôi hy vọng đã đặt chân vào được ngành học và trường học mà mình mơ ước. Nhưng nhớ lại quãng thời gian 20 ngày qua, tôi thật sự rùng mình.
Lúc mới nghe phổ biến kỳ thi này (mỗi học sinh chỉ thi 1 lần và chỉ cần thi tại cụm địa phương chứ không cần vào tận trường đại học để thi), chúng tôi rất mừng. Tuy nhiên, sau khi nhận được kết quả thi thì thật là thảm họa. Chúng tôi được đăng ký vào trường mình mong muốn trong 20 ngày xét tuyển đợt 1. Việc đăng ký sau khi biết điểm thi tưởng chừng có thêm nhiều cơ hội cho thí sinh nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Trước hết là việc thi tại địa phương và việc coi thi ở nhiều nơi không nghiêm túc khiến nhiều học sinh có điểm số không đúng với khả năng của mình, thậm chí nhảy vọt hơn cả những học sinh giỏi để rồi chọn vào những trường tốp trên mà không cần quan tâm xem đó có phải là ước mơ và phù hợp với sức học của mình hay không. Trong khi đó, rất nhiều học sinh giỏi bị loại chỉ vì những học sinh như thế. Đã vậy lại thêm chính sách cộng điểm của Bộ #GD-ĐT, mỗi 0.25 điểm trên bài thi đều mang ý nghĩa quyết định cho cuộc đời của mỗi thí sinh, thế mà nhiều học sinh được cộng 2-3 điểm.
 
Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Unnamed-1440164606166
Thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ tại Trường Đại học công nghiệp TP HCM (Ảnh: Tấn Thạnh)

Việc gửi đơn đăng ký xét tuyển đến các trường đại học xa nơi mình cư trú cũng là điều bất tiện. Chỉ có những ai điểm quá cao mới an tâm nộp vào những ngày đầu tiên, còn những ai ở tầm trung thường không dám nộp bởi việc điều chỉnh nguyện vọng rất phức tạp, tốn kém chi phí đi lại, ăn ở, mất thời gian lên xuống. 20 ngày đã có biết bao biến động xảy ra trong cuộc sống huống hồ là đơn dự tuyển. Đúng là một cuộc chiến cân não. Từ sáng đến tối, chúng tôi ngồi chầu chực bên máy tính để canh điểm, tính toán khi nào nên nộp đơn và nộp vào đâu. Cả gia đình tôi cứ xoay như chong chóng, có lúc nghẹt thở với thang điểm thay đổi từng giờ, từng ngày. Cứ thế, chúng tôi bị lôi vào vòng xoáy của cuộc chơi đỏ đen, chờ thời vận lên xuống. Chơi chứng khoán chỉ là tài sản còn việc thi đại học còn là tương lai của thí sinh, ước mơ của cả một gia đình, dòng họ.
12 năm ngồi ghế nhà trường, trước khi rời bậc phổ thông, mỗi học sinh đều vạch sẵn cho mình một hướng đi riêng phù hợp với khả năng. Thế nhưng năm nay, việc điều chỉnh quy tắc xét tuyển đã làm đảo lộn mọi thứ, đồng thời cũng hủy đi không ít giấc mơ của biết bao học sinh- trong đó có những người bạn của tôi- khi bị đẩy vào tình thế chọn trường, chọn ngành để được đậu chứ không phải vì sự đam mê, yêu thích và phù hợp năng lực.
Thiết nghĩ cải cách đi liền với tiến bộ nhưng việc cải cách tuyển sinh vừa qua của Bộ GD- ĐT dường như đang đi ngược lại điều này.
Ngô Thị Thảo Quyên (Trường THPT Nguyễn Huệ- Huế)

 Những rối rắm trong khâu xét tuyển ĐH được điều chỉnh thế nào? Vì sao thí sinh phải chạy đôn đáo rút - nộp hồ sơ xét tuyển?... Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có trao đổi với VietNamNet.


Năm đầu đổi mới không tránh khỏi hạn chế


Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Những mục tiêu căn bản của kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ đã đạt được đó là giảm áp lực thi cử, giảm rủi ro cho thí sinh, giảm tỉ lệ ảo, tạo thuận lợi cho các nhà trường tuyển được những thí sinh phù hợp nhất.

Do là năm đầu tiên chúng ta thực hiện đổi mới thi tuyển sinh nên rất khó tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Tuy nhiên #Bộ GD-ĐT luôn có những giải pháp kịp thời để xử lý những tình huống phát sinh.



Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 20150819110555-ttga1
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga


Kết quả qua đợt xét tuyển đầu tiên cho thấy những trường có uy tín, chất lượng có thể tuyển được những thí sinh giỏi nhất. Còn đối với thí sinh thì những em đạt kết quả cao luôn tự tin chọn được đúng ngành, trường mà mình yêu thích; những em có kết quả trung bình cũng có đủ thông tin để lựa chọn trường vừa sức; những em chẳng may chọn ngành, trường chưa phù hợp với năng lực sở trường và kết quả thi của mình cũng có cơ hội để thực hiện việc đăng ký trở lại. Thông tin tuyển sinh đã được minh bạch, công khai đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh.

- Liên quan đến những chỉ đạo của Bộ GD-ĐT trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1 rất kịp thời, nhưng không hiệu quả vì cận ngày quá nên thí sinh, phụ huynh không yên tâm để nộp hồ sơ điều chỉnh nguyện vọng ở trường THPT và Sở GD-ĐT. Dẫn đến họ vẫn đổ xô về các trường ĐH để điều chỉnh nguyện vọng, Bộ GD-ĐT có hình dung ra vấn đề này khi làm đổi mới tuyển sinh?

Trong 10 ngày đầu tiên, thí sinh nộp hồ sơ là chính vì các trường đều chưa nhận đủ hồ sơ so với chỉ tiêu nên các giải pháp hỗ trợ thí sinh rút hồ sơ trong thời gian đó là không cần thiết. Cũng trong thời gian đó, các trường chưa được yêu cầu công bố điểm xét tuyển tạm thời để tránh gây hiểu nhầm.

Thực tế khi số lượng hồ sơ chưa đủ so với chỉ tiêu thì rõ ràng điểm xét tuyển tạm thời chỉ bằng điểm ngưỡng nhận hồ sơ. 10 ngày sau của đợt xét tuyển, số lượng thí sinh đăng ký vào một số trường bắt đầu vượt chỉ tiêu cần thiết.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển Bộ đã giao các Sở GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ thu nhận đơn xin thay đổi nguyện vọng xét tuyển của thí sinh để thực hiện các thao tác kỹ thuật chuyển thông tin của thí sinh đến các trường liên quan.

Tất cả các thao tác này được thực hiện qua phần mềm, không phải rút, nộp hồ sơ nên rất đơn giản và nhẹ nhàng. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các trường cập nhật thường xuyên điểm xét tuyển tạm thời để thí sinh tham khảo.

Thí sinh hoàn toàn không nên đến các trường để thay đổi nguyện vọng xét tuyển mà hãy đến Sở GDĐT của địa phương hay đến ngay trường THPT trên địa bàn được Sở giao nhiệm vụ để thực hiện việc này.

 Trường lớn có sức hút mạnh



- Thăm dò về thời gian xét tuyển nguyện vọng 1 trên báo VietNamNet cho thấy, nhiều ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian từ 20 ngày xuống còn 10 ngày - như vậy là đủ thời gian cho thí sinh lựa chọn thay đổi nguyện vọng, không gây khó cho các trường?

Thực ra khi xây dựng qui chế Bộ cũng như các trường rất muốn rút ngắn thời gian của đợt xét tuyển để sớm kết thúc. Thời gian mỗi đợt xét tuyển 10, 15 ngày cũng đã đưa ra thảo luận rộng rãi.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng nếu rút ngắn thời gian thì các thí sinh vùng sâu vùng xa không có đủ thời gian nộp hồ sơ hoặc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển làm thiệt thòi quyền lợi của các em.
Thời gian 20 ngày mỗi đợt xét tuyển là hơi dài trong thực tế. Những năm tới Bộ sẽ điều chỉnh lại hợp lý hơn nhất là khi tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh. 

- Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng, việc ấn định điểm chuẩn xét tuyển năm nay sẽ không theo quy luật nào. Với những trường cao thì điểm chuẩn sẽ rất cao, thậm chí các trường top giữa điểm chuẩn cũng sẽ nhiều biến động cao lên. Điều này sẽ không phản ánh đúng chất lượng đầu vào các trường dẫn tới việc phân tầng các trường ĐH sẽ càng khó khăn hơn?

Việc xác định điểm chuẩn vào ngành, trường là do hội đồng tuyển sinh các trường quyết định dựa trên yêu cầu đảm bảo chất lượng và chiến lược xây dựng uy tín của nhà trường trong xã hội.

Rõ ràng những trường lớn, có uy tín thì năm nay có sức hút rất mạnh đối với thí sinh có điểm cao. Điểm chuẩn nhiều ngành của những trường này vì vậy tăng cao hơn so với mọi năm.

Khi tuyển được nhiều thí sinh giỏi có năng lực tương đối đồng đều và yêu thích ngành nghề thì các trường có điều kiện nâng cao chất lượng để đào tạo được nguồn lao động có tính cạnh tranh cao.

Từ đó, việc phân tầng, xếp hạng hệ thống giáo dục đại học theo Luật Giáo dục Đại học cũng có cơ sở để thực hiện thuận lợi. Trúng tuyển vào các trường ĐH xếp hạng cao cũng sẽ là niềm tự hào đối với thí sinh. Vì vậy học sinh sẽ thi đua học tập tốt hơn để vào được trường danh giá.

Còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm



- Những điều chưa suôn sẻ trong xét tuyển ĐH đang đặt ra sẽ có điều chỉnh cụ thể như thế nào trong mùa tuyển sinh năm tới, thưa Thứ trưởng?

Những giải pháp kỹ thuật áp dụng trong tuyển sinh năm nay đã được thảo luận, tính toán kỹ càng. Các phương án cũng đã được đưa ra thảo luận rộng rãi để chọn được phương án phù hợp nhất đưa ra áp dụng.



Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum 20150819110555-img-6883
Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sáng 18/8 (Ảnh: LAD)


Bộ luôn có những giải pháp để xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình triển khai. Hơn 13 năm tổ chức kỳ thi “3 chung” trước đây năm nào Bộ cũng tổ chức họp bàn rút kinh nghiệm để điều chỉnh qui chế cho phù hợp.

Kỳ thi #THPT quốc gia mới được tổ chức năm đầu tiên nên rõ ràng còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm để những năm sau tổ chức tốt hơn. Mặt khác những năm tới thí sinh cũng sẽ quen dần với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu từ đăng ký dự thi đến xét tuyển để giảm nhẹ áp lực công tác xét tuyển. Năm nay không nhiều thí sinh lựa chọn các giải pháp này.

- Thưa Thứ trưởng, cũng nhiều ý kiến cho rằng: hai vấn đề Bộ #GD-ĐT kỳ vọng khi làm đổi mới tuyển sinh là: tiết kiệm cho thí sinh nhưng thực tế thí sinh vẫn phải đi lại nhiều để tìm kiếm cơ hội vào ĐH; tạo thêm cơ hội cho thí sinh nhưng cuộc chơi đang khiến thí sinh hoang mang vì sự thay đổi nguyện vọng ở những ngày cuối. Điều này có làm mất cơ hội trúng tuyển của thí sinh không khi mà khâu định hướng chọn ngành, chọn trường của thí sinh vẫn tù mù?

Việc rút, nộp hồ sơ trong đợt xét tuyển chỉ tập trung ở một số ít các trường lớn có uy tín. Thực tế chỉ có khoảng 30-40 trường trên tổng số hơn 400 trường ĐH, CĐ của cả nước có sức thu hút mạnh mẽ thí sinh. Nhiều thí sinh ít triển vọng trúng tuyển vào các trường này cũng đã đến các Sở GD-ĐT của địa phương làm thủ tục điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, không đến rút hồ sơ ở trường.

Vì vậy số thí sinh thực tế phải đi lại nhiều không thể so sánh với hàng triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh #ĐH, #CĐ hằng năm. Việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích so với việc tổ chức 4 kỳ thi trước đây rõ ràng giảm được chi phí và áp lực thi cử rất lớn cho toàn xã hội.

Trong quá trình xét tuyển, phần lớn các trường ĐH đều đã cung cấp thông tin cần thiết đủ để thí sinh tham khảo lựa chọn quyết định của mình. Chắc chắn rất nhiều thí sinh đã tránh được rủi ro trong xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

Ông Anh cho rằng lẽ ra điểm thi ba môn lần văn, sử, địa lần lượt là 6-6-4, trong đó hai câu về biển đảo môn sử, địa ông làm rất kĩ, có nhiều góc nhìn khác biệt.


Tin tức báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh đăng tải, ông Lê Tuấn Anh, thí sinh lớn tuổi nhì kì thi #THPT quốc gia, (sinh 1955, quê Bà Rịa-Vũng Tàu, gốc Quảng Trị) thi tại cụm do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật #TP.HCM chủ trì, cho biết kết quả điểm thi không như mong muốn.

Theo đó, sáng 26/7, ông sẽ có mặt tại Cơ quan đại diện Bộ #GD-ĐT tại TP.HCM để nộp đơn phúc khảo 3 môn (văn, sử, địa) xét tuyển vào khoa Báo chí- truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Phuckhao_iyik
Ông Lê Tuần Anh.


Ông Anh cho biết, sau khi biết kết quả điểm thi, không riêng ông mà bạn bè và bà con chòm xóm đều cảm thấy buồn khi điểm thi ba môn đạt 10 điểm (văn 3,75 điểm, sử 4 điểm, địa 2,25 điểm). Theo đó bạn bè và hàng xóm động viên ông nên làm đơn phúc khảo, vì kiến thức xã hội của ông ôn rất chắc, kiến thức bao quát.

Ông Anh cho rằng lẽ ra điểm thi ba môn lần văn, sử, địa lần lượt là 6-6-4, trong đó hai câu về biển đảo môn sử, địa ông làm rất kĩ, có nhiều góc nhìn khác biệt.

Riêng môn văn, ông bảo đã nghiên cứu kiểu ra đề mở những kì thi gần đây và đã định hình kiểu làm bài của riêng mình, chuẩn bị hai đến 3 giả định để đưa vào bài viết của mình, chắc chắn sẽ có sự khác lạ, không giống với những thí sinh khác.

Ông Anh bày tỏ: “Dù kết quả điểm thi của tôi không như mong muốn nhưng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi điểm thi của con gái tôi khá cao, điểm thi 3 môn khối B đạt 28,5 điểm kể cả điểm cộng (môn toán 9 điểm, hóa 8,5 điểm, sinh 8,5 điểm). Con gái tôi rất mê ngành Y dược, với mức điểm này, con gái tôi (Lê Thu Nguyệt) sẽ nộp đơn xét tuyển vào Đại học Y dược TP.HCM.”
Trước đó, báo #Vietnamnet thông tin, tại kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015, có hai thí sinh 60 tuổi tham gia dự thi. Đó là ông Lê Tuấn Anh, sinh năm 1955 (huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu- 60 tuổi) và ông Tô Văn Liêm, sinh năm 1956 (Củ Chi, TP.HCM - 59 tuổi.)

Ông Lê Tuấn Anh tốt nghiệp THPT năm 1976 tại Quảng Trị, từng có thời gian tham gia kháng chiến. Trong kì thi THPT quốc gia đầu tháng 7 tới, ông Anh, đăng kí dự thi ba môn văn, sử, địa để lấy kết quả xét tuyển vào đại học. Ông Anh dự thi THPT quốc gia tại cụm thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Hiện tại người nhà của ông đã nhận giấy báo dự thi cho ông tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM.

Thí sinh lớn tuổi thứ hai là ông Tô Văn Liêm (1956), thường trú tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Ông Liêm đã tốt nghiệp THPT năm 1978, sau đó theo học một trường trung cấp y, hiện tại ông đang là y sĩ. Ông Liêm nộp hồ sơ đăng kí dự thi, nếu đạt điểm cao sẽ đăng kí xét tuyển vào Trường ĐH Y dược TP.HCM. Trong kì thi năm nay, ông Liêm dự thi tại cụm thi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Cũng trong ngày 26/7, Sở GD - ĐT tỉnh Bến Tre thông tin ông Cảnh (sinh năm 1945, thí sinh nhiều tuổi nhất) chính thức thi đậu tốt nghiệp trong kỳ thi năm nay. Điểm trung bình và điểm tổng kết học bạ của ông Cảnh được 4,75. Theo quy định, thí sinh lớn tuổi tham dự kỳ thi THPT quốc gia được ưu tiên cộng 0,25. Do đó ông Cảnh vừa đủ điểm đỗ.

Nguồn: #PV (Tổng hợp)

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc đợt xét tuyển hồ sơ ĐH-CĐ 2015, sự rắc rối, bất cập càng bộc lộ một cách rõ nét. 


Thứ hạng thay đổi chóng mặt


Thông tin từ VietNamNet, dưới cái nắng nóng trên 38độ C của thời tiết Hà Nội, không khí xét tuyển tại các trường càng nóng hơn bao giờ hết do đây đã là thời gian cuối của đợt xét tuyển. Mặc dù các trường đều đã huy động tối đa lực lượng đón tiếp nhận và trả hồ sơ cho thí sinh, thế nhưng, do số lượng quá đông nên các trường khó kiểm soát. Nhiều thí sinh đến rút hồ sơ từ sáng nhưng phải đợi sang đầu giờ chiều mới đến lượt.

Sáng 17/8, khu vực rút hồ sơ của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đông nghịt người. Theo thông tin từ Phòng Đào tạo của trường, từ 5 ngày nay đã đông như vậy, và đã có trên 3.000 thí sinh tới rút hồ sơ.

Phụ huynh và thí sinh cũng ngồi gần kín hội trường lớn của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Trường này bố trí một loạt máy tính làm công tác nhập điểm, thay đổi nguyện vọng, bàn để hồ sơ để tạo điều kiện tìm và trả cho thí sinh muốn rút một cách nhanh chóng nhất.

Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Thi-sinh-cho-rut-ho-so

Thí sinh ngồi chờ đợi để rút hồ sơ.




Tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, để thuận lợi cho khâu xét tuyển, nhà trường bố trí ba khu vực: một để thí sinh rút hồ sơ, một khu vực cho chuyển nguyện vọng và khu vực nộp hồ sơ vào trường. Khu vực nào cũng có khá đông thí sinh, phụ huynh ra vào tấp nập.

Được 22 điểm khối A và nộp hồ sơ lần đầu vào ngành Tự động hóa (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), với chỉ tiêu tuyển 240 mấy ngày đầu Đ đứng trong tốp các thí sinh điểm cao. Tuy nhiên đến ngày 14/8, xếp hạng của Đ bắt đầu tụt xuống đến chóng mặt. Từ vị trí thứ 13, Đ hiện đã bị đánh bật khỏi số chỉ tiêu và giờ đứng thứ 500.

“Ban đầu em khá yên tâm với khả năng trúng tuyển vào trường. Nhưng hiện nay thí sinh không còn khả năng đỗ vào các trường như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại… thuộc nhóm đầu đã rút hồ sơ để chuyển về trường này. Tình hình từ hôm nay trở đi chắc chắn sẽ còn khủng khiếp hơn nên em thấy mình đã hết hy vọng và quyết định về đây rút hồ sơ” – Đ nói.

Ngồi bần thần ở khu vực rút hồ sơ của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chị Dương Thị Ng ở Phú Châu (Ba Vì) cho biết, “sáng nay hai mẹ con đi từ 6 rưỡi, tới trường lúc hơn 9 giờ, đang chờ đến lượt rút và hy vọng kịp thời gian để sang nộp hồ sơ vào HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Dù vẫn còn khả năng đỗ ngành Sinh học, nhưng nó không thích ngành đó lắm nên hôm nay hai mẹ con đi rút hồ sơ luôn”.

Toát mồ hôi “chờ” được rút hồ sơ


Ghi nhận của Người Đưa Tin tại điểm nộp hồ sơ trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngay từ 8h30 sáng đã rất đông thí sinh tới rút hồ sơ.
Các thí sinh đến trước phải đưa biên lai thu tiền để cán bộ trả hồ sơ đánh số thứ tự, sau đó đứng ra phía sau chờ tới lượt mình. Tại phòng số 102, tòa nhà D, trường Đại học Sư phạm Hà Nội các thí sinh không đủ kiên nhẫn ngồi đợi số thứ tự nên vẫn thấp thỏm chen chúc nhau vào rút hồ sơ.

Một em học sinh chia sẻ "Mệt mỏi lắm chị ạ, em đến rút hồ sơ từ 7h30 sáng mà giờ này vẫn đứng đây chờ tới lượt để rút lại hồ sơ. Em được 25 điểm cả điểm cộng nhưng đến nay số thứ tự của em đã lên đến 140 trong khi chỉ tiêu khoa Giáo dục Tiểu học chỉ có 40 thí sinh khối D. Giờ em cũng chỉ biết đến đây rút hồ sơ thôi chứ chưa biết sẽ nộp vào đâu để có được vị trí "an toàn".
Không kém gì Quyên, rất nhiều thí sinh cũng đang trong cảnh "mồ hôi nhễ nhại" chờ tới lượt mình rút hồ sơ. Phòng 102, lượng thí sinh nộp và rút hồ sơ đông nghẹt, không khí rất ngột ngạt. Các thí sinh và phụ huynh lách qua nhau để tới bàn cán bộ trả hồ sơ cũng khó khăn. Nắng nóng, lại đông người nên nhìn gương mặt ai cũng mệt mỏi.

Công điện khẩn xét tuyển đại học "nước rút"


#VietNamNet đưa tin trước đó, chiều 16/8, Bộ #GD-ĐT gửi công điện tới các sở GD-ĐT và trường #ĐH, #CĐ yêu cầu tập trung nhân lực, vật lực để phục vụ công tác xét tuyển trong những ngày "nước rút".

Bộ GD-ĐT dự kiến trong những ngày cuối của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 (từ 17 đến 20/8/2015), số lượng thí sinh đến các trường để nộp, rút hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) có thể rất đông.

Để chủ động phục vụ thí sinh và thực hiện thành công kỳ tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đề nghị giám đốc các sở GD-ĐT và hiệu trưởng các trường chủ động triển khai ngay một số công việc sau:

Huy động đủ nhân lực, tập trung phương tiện kỹ thuật, tăng thời gian làm việc hàng ngày… để tiếp nhận ĐKXT, rút ĐKXT của thí sinh trong các ngày từ 17 đến 20/8/2015.

Các trường chỉ đạo cán bộ tham gia công tác tuyển sinh chủ động phân loại, sắp xếp, quản lý hồ sơ ĐKXT của các thí sinh có điểm thấp hơn mức điểm trong phạm vi chỉ tiêu tuyển sinh để việc rút hồ sơ ĐKXT của các thí sinh được thuận lợi, nhanh chóng.  
Kịp thời phản ảnh về Bộ GDĐT (qua Vụ GDĐH và Cục KT&KĐCLGD) các vấn đề phát sinh để có giải pháp kịp thời.

Đức An (Tổng hợp)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ chuyện nhận email của Thứ trưởng Bùi Văn Ga và khẳng định “anh em trong ngành Giáo dục rất vất vả, tâm huyết”.


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 
 Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1 

Chia sẻ tại “Hội nghị tổng kết năm học 2014 – 2015 và triển khai nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”, do Bộ #GD-ĐT tổ chức sáng 12/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, ông đã nhận được thư điện tử của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vào lúc 0h18 ngày 12/8. 

Phó Thủ tướng chia sẻ câu chuyện và khẳng định “anh em trong ngành Giáo dục rất vất vả, tâm huyết”.

Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum PTT_Vu_duc_dam_FZQL
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị


4 hạn chế của ngành Giáo dục


Tại hội nghị, bên cạnh sự ghi nhận những nỗ lực của ngành Giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thẳng thắn nêu 4 hạn chế của Bộ GD-ĐT trong thời gian qua. Đó là:

Thứ nhất, về cơ sở vật chất. Phó Thủ tướng cho biết, điều này một phần cần sự nỗ lực từ phía địa phương. Phía Trung ương đã có các chương trình kiên cố hóa trường học, có đề án 36.000 tỉ đồng và đã chi vượt con số này nhưng chưa làm hết được. Nếu để kiên cố hóa được hết như ý tưởng trong Đề án ngành Giáo dục đưa ra 2 năm trước đây thì cần trên 50.000 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng nói: “Tôi cho rằng, trong vòng 5 năm tới, ngân sách không thể thu xếp được con số này. Bộ Giáo dục cần có phương án làm việc sát hơn với Bộ Tài tính, Kế hoạch- Đầu tư tìm phương án khả thi và tinh thần là chỗ khó nhất nên làm trước. Giả sử không có chương trình đổi mới sách giáo khoa thì vẫn phải kiên cố hóa trường học và ngược lại”.

Hạn chế thứ hai, theo Phó Thủ tướng là về Thông tư 30. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta đang theo đúng xu thế của thời đại, phù hợp truyền thống lâu nay, tiến tới việc các cháu vượt lên chính mình chứ không phải để ganh đua với người khác.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu cần rút kinh nghiệm, đó là một chủ trương mới cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đã xác định đúng đắn thì làm phải kiên trì, điều quan trọng là phải đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích.

Vấn đề thứ ba Phó Thủ tướng nêu là việc dạy thêm, học thêm và công tác vệ sinh ở một số trường chưa tốt. Phó Thủ tướng khẳng định, xã hội hiện đang tồn tại rất nhiều điều bức xúc liên quan đến giáo dục như giáo dục học đường, bạo lực trong giới trẻ, tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, các cá nhân bên ngoài xã hội thiếu gương mẫu, cụ thể như không tôn trọng luật giao thông, chen lấn nơi công cộng…

“Nếu người thầy không gương mẫu thì dù có tuyên truyền như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các cháu học sinh. Nếu dạy các cháu vệ sinh sạch sẽ mà trong nhà trường luộm thuộm thì các cháu sẽ nghĩ ra sao? Bộ quy định cấm dạy thêm nhưng giáo viên cứ dạy thì làm sao giáo dục được các em?. Do đó chúng ta phải gương mẫu để các em noi theo, không có cách nào khác” – Phó Thủ tướng nói.

Điểm thứ tư Phó Thủ tướng nêu ra, đó là việc giáo dục lối sống, kỹ năng sống cho học sinh còn yếu.

Bộ GD-ĐT đã lắng nghe và điều chỉnh kịp thời


Bên cạnh đó, công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2015 cũng được Phó Thủ tướng đặc biệt quan tâm và đề nghị Bộ GD-ĐT hết sức lắng nghe phản ánh của xã hội để có những điều chỉnh kịp thời. 

Phó Thủ tướng ghi nhận: “Động thái tích cực mới đây nhất là vào tối qua (11/8) Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh, cho phép thí sinh muốn thay đổi nguyện vọng được nộp hồ sơ tại Sở GD-ĐT, trường #THPT. Chúng ta cần tiếp tục lắng nghe, tiếp thu, điều chỉnh, tất cả vì các em. 

Dù có khó cho giáo viên chúng ta cũng phải cố, khó cho Bộ, cho chính quyền chúng ta cũng phải cố, miễn là tốt cho học sinh. Tóm lại, vì học sinh thì khó khăn đến đâu chúng ta cũng vẫn phải quyết tâm làm”./.

Lại Thìn / #VOV.VN

Tuyển sinh ĐH 2015 vào giai đoạn nước rút, nhiều thí sinh “điểm khủng” bây giờ mới nộp hồ sơ, đánh bật nhiều thí sinh ra khỏi danh sách an toàn.


Theo quy định của Bộ #GD-ĐT, thí sinh chỉ còn gần 10 ngày nữa để nộp và rút hồ sơ kỳ tuyển sinh đại học (ĐH) đợt 1. Đến nay, nhiều thí sinh đạt điểm cao vẫn “bình chân như vại” tiếp tục nghe ngóng thông tin, trong khi thí sinh có mức điểm thấp hơn lại lo đi rút hồ sơ.

Đứng ngồi không yên với hồ sơ


Thí sinh Ngô Thị Bình ở Triệu Sơn, Thanh Hóa cho biết, em được 25,5 điểm khối A, có nguyện vọng nộp hồ sơ vào ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Sư phạm Toán. Sau 10 ngày mở xét tuyển đợt 1, Bình liên tục cập nhật thông tin trên trang web của trường, xem thứ tự điểm rồi những ngày cuối mới quyết định ra Hà Nội nộp.

Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Tuyen_sinh_dai_hoc_UJUZ
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển ĐH 2015

Thí sinh này cho biết: “Tính đến ngày 9/8 thì đã có rất nhiều thí sinh điểm cao nộp vào khoa Sư phạm Toán. Khoa này năm nay tuyển 140 người, qua theo dõi em thấy số thứ tự 140 trong danh sách đã là 25 điểm, như vậy em vẫn còn cơ hội.
Để chắc ăn, em chờ thêm vài ngày nữa, nếu danh sách trên ổn định thì em nộp, còn thấy có sự xáo trộn khi các bạn điểm cao nộp vào thì em sẽ tính kiểu khác hoặc xét nguyện vọng 2 ở ngành có điểm thấp hơn. Em được biết có rất nhiều bạn điểm cao vẫn chưa nộp hồ sơ và nhiều bạn dù điểm cao vẫn tụt hạng theo từng đợt công bố”.

Theo các chuyên gia, tính toán để nộp hồ sơ như thí sinh trên là rất rủi may. Theo đó, đợt 1 các trường tuyển được phần lớn các chỉ tiêu, tới hơn 70%. Cho nên nếu thí sinh trượt đợt 1 thì sang đợt 2 số lượng hồ sơ ảo rất lớn, vì các em có tới 3 giấy báo kết quả thi và có thể nộp cùng lúc, như vậy sẽ càng gây hoang mang cho thí sinh hơn.

Bên cạnh những thí sinh “găm” hồ sơ chưa muốn nộp, thì những ngày qua xuất hiện “trào lưu” rút hồ sơ và chuyển nguyện vọng. Thông tin từ ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, đã có hơn 140 thí sinh thay đổi nguyện vọng hoặc rút hồ sơ sau khi theo dõi và nhận thấy có nguy cơ rơi vào “danh sách nguy hiểm”.

Ông Nguyễn Quang Dong, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, đây là điều đáng tiếc vì nhiều thí sinh đã hiểu không đúng về danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển của từng ngành. Bởi theo danh sách, mỗi thí sinh có thể xuất hiện ở 4 ngành (1 nguyện vọng 1 và 3 nguyện vọng khác cùng trường).

Như vậy, với con số “ảo” đã khiến thí sinh hiểu là danh sách đăng ký xét tuyển vào trường. Cụ thể đến 17h ngày 6/8 có 2.532 hồ sơ, nhưng danh sách đăng ký xét tuyển của tất cả các ngành cộng lại có 9.500 lượt thí sinh.


Topics tagged under gd-Đt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum Dai_hoc_KT_OAWS
Danh sách kết quả trúng tuyển tạm thời của ĐH Kinh tế Quốc dân phần nào "trấn an" thí sinh

Do đó, ĐH Kinh tế Quốc dân đã đăng thông báo về kết quả trúng tuyển tạm thời để các thí sinh yên tâm. Trường đã công khai các thông tin về kết quả tuyển sinh theo ngành, danh sách thí sinh trúng tuyển tạm thời, danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển được tính toán trên cơ sở các thí sinh đã đăng ký xét tuyển, rút hồ sơ xét tuyển vào trường từ ngày 1/8 đến ngày cập nhật số liệu có ghi trên file.

Thí sinh điểm cao “ra tay” vào những ngày cuối


Theo thống kê của các trường, những ngày qua, lượng thí sinh đạt điểm cao nộp hồ sơ ngày càng nhiều, nhất là vào các trường tốp trên. Điều này chứng tỏ các em vẫn “ém” hồ sơ nghe ngóng những ngày cuối mới quyết định nộp, như vậy sẽ rất rủi ro cho các thí sinh có mức điểm thấp hơn. Do đó có khả năng dẫn đến “trào lưu” đông đảo thí sinh rút hồ sơ và thay đổi nguyện vọng.

Nhìn lại danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào khoa Bác sĩ đa khoa – ĐH Y Hà Nội cho thấy, lượng thí sinh “điểm khủng” những ngày gần đây liên tục xuất hiện, khiến danh sách xáo trộn đáng kể. Theo đó, điểm thấp nhất trong tốp 100 của ngành vào ngày 8/8 là 28,75 thì đến sáng 11/8 đã vọt lên 29 điểm.

Tương tự, ngành Toán học của ĐH Sư phạm Hà Nội cũng có lượng thí sinh điểm cao nộp vào nhiều hơn trong những ngày gần đây. Cụ thể, theo chỉ tiêu ngành ngày tuyển 140 em và thí sinh xếp thứ 140 tính đến ngày 8/8 là 21 điểm, thì đến sáng 11/8 đã là 25 điểm.

Như vậy, nhiều thí sinh an toàn trước đó đã bị “tụt hạng” thê thảm vào dù được điểm rất cao cũng phải nhanh chóng đi rút hồ sơ vì rõ ràng không còn cơ hội cho mình ở nguyện vọng 1.

Điều này có dẫn đến tình trạng “vỡ trận” rút hồ sơ những ngày cuối hay không, các các trường cũng phải cần tính đến./.

Thí sinh có 2 cách để rút hồ sơ xét tuyển như sau:


1. Thí sinh phải đến trực tiếp trường để rút hồ sơ, thí sinh phải mang theo chứng minh thư nhân dân.


2. Hoặc viết giấy ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ (Người được ủy quyền phải mang theo giấy tờ ủy quyền có xác nhận của ủy ban nhân dân hoặc công an địa phương kèm theo chứng minh nhân dân của mình)
Thí sinh xin rút hồ sơ đăng ký xét tuyển phải nộp đơn xin rút hồ sơ xét tuyển theo mẫu.
Một số giấy tờ cần mang thêm do đặc thù quy định mỗi trường để tránh mất thời gian các em cần chuẩn bị.
- Đối với thí sinh phải nộp tại trường thì đem biên lai đóng lệ phí và giấy biên nhận để rút hồ sơ,
- Đối với thí sinh nộp qua đường bưu điện phải có giấy báo phát (hóa đơn chuyển hồ sơ xét tuyển do bưu điện cung cấp khi gửi hồ sơ) trường mới trả hồ sơ 
Vậy nên, đối với các em khi đi nộp hồ sơ trực tiếp tại trường cần giữ lại biên lai đóng lệ phí xét tuyển, những em gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện chuyển phát nhanh phải giữ lại biên lai để nếu trường nào yêu cầu sẽ nộp để rút hồ sơ sang trường khác.

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next