Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 FfWzt02



Tìm thấy 17 mục

 Những rối rắm trong khâu xét tuyển ĐH được điều chỉnh thế nào? Vì sao thí sinh phải chạy đôn đáo rút - nộp hồ sơ xét tuyển?... Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có trao đổi với VietNamNet.


Năm đầu đổi mới không tránh khỏi hạn chế


Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Những mục tiêu căn bản của kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ đã đạt được đó là giảm áp lực thi cử, giảm rủi ro cho thí sinh, giảm tỉ lệ ảo, tạo thuận lợi cho các nhà trường tuyển được những thí sinh phù hợp nhất.

Do là năm đầu tiên chúng ta thực hiện đổi mới thi tuyển sinh nên rất khó tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Tuy nhiên #Bộ GD-ĐT luôn có những giải pháp kịp thời để xử lý những tình huống phát sinh.



Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 20150819110555-ttga1
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga


Kết quả qua đợt xét tuyển đầu tiên cho thấy những trường có uy tín, chất lượng có thể tuyển được những thí sinh giỏi nhất. Còn đối với thí sinh thì những em đạt kết quả cao luôn tự tin chọn được đúng ngành, trường mà mình yêu thích; những em có kết quả trung bình cũng có đủ thông tin để lựa chọn trường vừa sức; những em chẳng may chọn ngành, trường chưa phù hợp với năng lực sở trường và kết quả thi của mình cũng có cơ hội để thực hiện việc đăng ký trở lại. Thông tin tuyển sinh đã được minh bạch, công khai đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh.

- Liên quan đến những chỉ đạo của Bộ GD-ĐT trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1 rất kịp thời, nhưng không hiệu quả vì cận ngày quá nên thí sinh, phụ huynh không yên tâm để nộp hồ sơ điều chỉnh nguyện vọng ở trường THPT và Sở GD-ĐT. Dẫn đến họ vẫn đổ xô về các trường ĐH để điều chỉnh nguyện vọng, Bộ GD-ĐT có hình dung ra vấn đề này khi làm đổi mới tuyển sinh?

Trong 10 ngày đầu tiên, thí sinh nộp hồ sơ là chính vì các trường đều chưa nhận đủ hồ sơ so với chỉ tiêu nên các giải pháp hỗ trợ thí sinh rút hồ sơ trong thời gian đó là không cần thiết. Cũng trong thời gian đó, các trường chưa được yêu cầu công bố điểm xét tuyển tạm thời để tránh gây hiểu nhầm.

Thực tế khi số lượng hồ sơ chưa đủ so với chỉ tiêu thì rõ ràng điểm xét tuyển tạm thời chỉ bằng điểm ngưỡng nhận hồ sơ. 10 ngày sau của đợt xét tuyển, số lượng thí sinh đăng ký vào một số trường bắt đầu vượt chỉ tiêu cần thiết.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển Bộ đã giao các Sở GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ thu nhận đơn xin thay đổi nguyện vọng xét tuyển của thí sinh để thực hiện các thao tác kỹ thuật chuyển thông tin của thí sinh đến các trường liên quan.

Tất cả các thao tác này được thực hiện qua phần mềm, không phải rút, nộp hồ sơ nên rất đơn giản và nhẹ nhàng. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các trường cập nhật thường xuyên điểm xét tuyển tạm thời để thí sinh tham khảo.

Thí sinh hoàn toàn không nên đến các trường để thay đổi nguyện vọng xét tuyển mà hãy đến Sở GDĐT của địa phương hay đến ngay trường THPT trên địa bàn được Sở giao nhiệm vụ để thực hiện việc này.

 Trường lớn có sức hút mạnh



- Thăm dò về thời gian xét tuyển nguyện vọng 1 trên báo VietNamNet cho thấy, nhiều ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian từ 20 ngày xuống còn 10 ngày - như vậy là đủ thời gian cho thí sinh lựa chọn thay đổi nguyện vọng, không gây khó cho các trường?

Thực ra khi xây dựng qui chế Bộ cũng như các trường rất muốn rút ngắn thời gian của đợt xét tuyển để sớm kết thúc. Thời gian mỗi đợt xét tuyển 10, 15 ngày cũng đã đưa ra thảo luận rộng rãi.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng nếu rút ngắn thời gian thì các thí sinh vùng sâu vùng xa không có đủ thời gian nộp hồ sơ hoặc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển làm thiệt thòi quyền lợi của các em.
Thời gian 20 ngày mỗi đợt xét tuyển là hơi dài trong thực tế. Những năm tới Bộ sẽ điều chỉnh lại hợp lý hơn nhất là khi tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh. 

- Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng, việc ấn định điểm chuẩn xét tuyển năm nay sẽ không theo quy luật nào. Với những trường cao thì điểm chuẩn sẽ rất cao, thậm chí các trường top giữa điểm chuẩn cũng sẽ nhiều biến động cao lên. Điều này sẽ không phản ánh đúng chất lượng đầu vào các trường dẫn tới việc phân tầng các trường ĐH sẽ càng khó khăn hơn?

Việc xác định điểm chuẩn vào ngành, trường là do hội đồng tuyển sinh các trường quyết định dựa trên yêu cầu đảm bảo chất lượng và chiến lược xây dựng uy tín của nhà trường trong xã hội.

Rõ ràng những trường lớn, có uy tín thì năm nay có sức hút rất mạnh đối với thí sinh có điểm cao. Điểm chuẩn nhiều ngành của những trường này vì vậy tăng cao hơn so với mọi năm.

Khi tuyển được nhiều thí sinh giỏi có năng lực tương đối đồng đều và yêu thích ngành nghề thì các trường có điều kiện nâng cao chất lượng để đào tạo được nguồn lao động có tính cạnh tranh cao.

Từ đó, việc phân tầng, xếp hạng hệ thống giáo dục đại học theo Luật Giáo dục Đại học cũng có cơ sở để thực hiện thuận lợi. Trúng tuyển vào các trường ĐH xếp hạng cao cũng sẽ là niềm tự hào đối với thí sinh. Vì vậy học sinh sẽ thi đua học tập tốt hơn để vào được trường danh giá.

Còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm



- Những điều chưa suôn sẻ trong xét tuyển ĐH đang đặt ra sẽ có điều chỉnh cụ thể như thế nào trong mùa tuyển sinh năm tới, thưa Thứ trưởng?

Những giải pháp kỹ thuật áp dụng trong tuyển sinh năm nay đã được thảo luận, tính toán kỹ càng. Các phương án cũng đã được đưa ra thảo luận rộng rãi để chọn được phương án phù hợp nhất đưa ra áp dụng.



Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 20150819110555-img-6883
Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sáng 18/8 (Ảnh: LAD)


Bộ luôn có những giải pháp để xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình triển khai. Hơn 13 năm tổ chức kỳ thi “3 chung” trước đây năm nào Bộ cũng tổ chức họp bàn rút kinh nghiệm để điều chỉnh qui chế cho phù hợp.

Kỳ thi #THPT quốc gia mới được tổ chức năm đầu tiên nên rõ ràng còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm để những năm sau tổ chức tốt hơn. Mặt khác những năm tới thí sinh cũng sẽ quen dần với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu từ đăng ký dự thi đến xét tuyển để giảm nhẹ áp lực công tác xét tuyển. Năm nay không nhiều thí sinh lựa chọn các giải pháp này.

- Thưa Thứ trưởng, cũng nhiều ý kiến cho rằng: hai vấn đề Bộ #GD-ĐT kỳ vọng khi làm đổi mới tuyển sinh là: tiết kiệm cho thí sinh nhưng thực tế thí sinh vẫn phải đi lại nhiều để tìm kiếm cơ hội vào ĐH; tạo thêm cơ hội cho thí sinh nhưng cuộc chơi đang khiến thí sinh hoang mang vì sự thay đổi nguyện vọng ở những ngày cuối. Điều này có làm mất cơ hội trúng tuyển của thí sinh không khi mà khâu định hướng chọn ngành, chọn trường của thí sinh vẫn tù mù?

Việc rút, nộp hồ sơ trong đợt xét tuyển chỉ tập trung ở một số ít các trường lớn có uy tín. Thực tế chỉ có khoảng 30-40 trường trên tổng số hơn 400 trường ĐH, CĐ của cả nước có sức thu hút mạnh mẽ thí sinh. Nhiều thí sinh ít triển vọng trúng tuyển vào các trường này cũng đã đến các Sở GD-ĐT của địa phương làm thủ tục điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, không đến rút hồ sơ ở trường.

Vì vậy số thí sinh thực tế phải đi lại nhiều không thể so sánh với hàng triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh #ĐH, #CĐ hằng năm. Việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích so với việc tổ chức 4 kỳ thi trước đây rõ ràng giảm được chi phí và áp lực thi cử rất lớn cho toàn xã hội.

Trong quá trình xét tuyển, phần lớn các trường ĐH đều đã cung cấp thông tin cần thiết đủ để thí sinh tham khảo lựa chọn quyết định của mình. Chắc chắn rất nhiều thí sinh đã tránh được rủi ro trong xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc đợt xét tuyển hồ sơ ĐH-CĐ 2015, sự rắc rối, bất cập càng bộc lộ một cách rõ nét. 


Thứ hạng thay đổi chóng mặt


Thông tin từ VietNamNet, dưới cái nắng nóng trên 38độ C của thời tiết Hà Nội, không khí xét tuyển tại các trường càng nóng hơn bao giờ hết do đây đã là thời gian cuối của đợt xét tuyển. Mặc dù các trường đều đã huy động tối đa lực lượng đón tiếp nhận và trả hồ sơ cho thí sinh, thế nhưng, do số lượng quá đông nên các trường khó kiểm soát. Nhiều thí sinh đến rút hồ sơ từ sáng nhưng phải đợi sang đầu giờ chiều mới đến lượt.

Sáng 17/8, khu vực rút hồ sơ của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đông nghịt người. Theo thông tin từ Phòng Đào tạo của trường, từ 5 ngày nay đã đông như vậy, và đã có trên 3.000 thí sinh tới rút hồ sơ.

Phụ huynh và thí sinh cũng ngồi gần kín hội trường lớn của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Trường này bố trí một loạt máy tính làm công tác nhập điểm, thay đổi nguyện vọng, bàn để hồ sơ để tạo điều kiện tìm và trả cho thí sinh muốn rút một cách nhanh chóng nhất.

Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Thi-sinh-cho-rut-ho-so

Thí sinh ngồi chờ đợi để rút hồ sơ.




Tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, để thuận lợi cho khâu xét tuyển, nhà trường bố trí ba khu vực: một để thí sinh rút hồ sơ, một khu vực cho chuyển nguyện vọng và khu vực nộp hồ sơ vào trường. Khu vực nào cũng có khá đông thí sinh, phụ huynh ra vào tấp nập.

Được 22 điểm khối A và nộp hồ sơ lần đầu vào ngành Tự động hóa (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), với chỉ tiêu tuyển 240 mấy ngày đầu Đ đứng trong tốp các thí sinh điểm cao. Tuy nhiên đến ngày 14/8, xếp hạng của Đ bắt đầu tụt xuống đến chóng mặt. Từ vị trí thứ 13, Đ hiện đã bị đánh bật khỏi số chỉ tiêu và giờ đứng thứ 500.

“Ban đầu em khá yên tâm với khả năng trúng tuyển vào trường. Nhưng hiện nay thí sinh không còn khả năng đỗ vào các trường như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại… thuộc nhóm đầu đã rút hồ sơ để chuyển về trường này. Tình hình từ hôm nay trở đi chắc chắn sẽ còn khủng khiếp hơn nên em thấy mình đã hết hy vọng và quyết định về đây rút hồ sơ” – Đ nói.

Ngồi bần thần ở khu vực rút hồ sơ của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chị Dương Thị Ng ở Phú Châu (Ba Vì) cho biết, “sáng nay hai mẹ con đi từ 6 rưỡi, tới trường lúc hơn 9 giờ, đang chờ đến lượt rút và hy vọng kịp thời gian để sang nộp hồ sơ vào HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Dù vẫn còn khả năng đỗ ngành Sinh học, nhưng nó không thích ngành đó lắm nên hôm nay hai mẹ con đi rút hồ sơ luôn”.

Toát mồ hôi “chờ” được rút hồ sơ


Ghi nhận của Người Đưa Tin tại điểm nộp hồ sơ trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngay từ 8h30 sáng đã rất đông thí sinh tới rút hồ sơ.
Các thí sinh đến trước phải đưa biên lai thu tiền để cán bộ trả hồ sơ đánh số thứ tự, sau đó đứng ra phía sau chờ tới lượt mình. Tại phòng số 102, tòa nhà D, trường Đại học Sư phạm Hà Nội các thí sinh không đủ kiên nhẫn ngồi đợi số thứ tự nên vẫn thấp thỏm chen chúc nhau vào rút hồ sơ.

Một em học sinh chia sẻ "Mệt mỏi lắm chị ạ, em đến rút hồ sơ từ 7h30 sáng mà giờ này vẫn đứng đây chờ tới lượt để rút lại hồ sơ. Em được 25 điểm cả điểm cộng nhưng đến nay số thứ tự của em đã lên đến 140 trong khi chỉ tiêu khoa Giáo dục Tiểu học chỉ có 40 thí sinh khối D. Giờ em cũng chỉ biết đến đây rút hồ sơ thôi chứ chưa biết sẽ nộp vào đâu để có được vị trí "an toàn".
Không kém gì Quyên, rất nhiều thí sinh cũng đang trong cảnh "mồ hôi nhễ nhại" chờ tới lượt mình rút hồ sơ. Phòng 102, lượng thí sinh nộp và rút hồ sơ đông nghẹt, không khí rất ngột ngạt. Các thí sinh và phụ huynh lách qua nhau để tới bàn cán bộ trả hồ sơ cũng khó khăn. Nắng nóng, lại đông người nên nhìn gương mặt ai cũng mệt mỏi.

Công điện khẩn xét tuyển đại học "nước rút"


#VietNamNet đưa tin trước đó, chiều 16/8, Bộ #GD-ĐT gửi công điện tới các sở GD-ĐT và trường #ĐH, #CĐ yêu cầu tập trung nhân lực, vật lực để phục vụ công tác xét tuyển trong những ngày "nước rút".

Bộ GD-ĐT dự kiến trong những ngày cuối của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 (từ 17 đến 20/8/2015), số lượng thí sinh đến các trường để nộp, rút hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) có thể rất đông.

Để chủ động phục vụ thí sinh và thực hiện thành công kỳ tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đề nghị giám đốc các sở GD-ĐT và hiệu trưởng các trường chủ động triển khai ngay một số công việc sau:

Huy động đủ nhân lực, tập trung phương tiện kỹ thuật, tăng thời gian làm việc hàng ngày… để tiếp nhận ĐKXT, rút ĐKXT của thí sinh trong các ngày từ 17 đến 20/8/2015.

Các trường chỉ đạo cán bộ tham gia công tác tuyển sinh chủ động phân loại, sắp xếp, quản lý hồ sơ ĐKXT của các thí sinh có điểm thấp hơn mức điểm trong phạm vi chỉ tiêu tuyển sinh để việc rút hồ sơ ĐKXT của các thí sinh được thuận lợi, nhanh chóng.  
Kịp thời phản ảnh về Bộ GDĐT (qua Vụ GDĐH và Cục KT&KĐCLGD) các vấn đề phát sinh để có giải pháp kịp thời.

Đức An (Tổng hợp)

ĐH Luật Hà Nội vừa công bố quy định về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng năm 2015. Theo đó, chỉ tiêu dành cho ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng sẽ hạn chế hơn so với mọi năm. 


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 
 Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1 

Việc tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia cũng được “siết” lại.

Đối tượng được tuyển thẳng


Theo quy định mới được trường này công bố, các đối tượng được tuyển thẳng vào Trường ĐH Luật Hà Nội bao gồm: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học;

Người đã trúng tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức;
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi #Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học được Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội xem xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp trung học sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học;

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh tốt nghiệp trung học năm 2015 được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp trung học được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học.

Ưu tiên xét tuyển không quá 1%


Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội: Đối với thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh và thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, sau khi hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia, có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ #GD-ĐT quy định, hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho vào học.

Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển không quá 1% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2015.

Chỉ xét tuyển thẳng đối với ngành Luật


Đối tượng xét tuyển thẳng là thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp #THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định.

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng Trường #ĐH Luật Hà Nội quy định. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng không quá 2% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của trường năm 2015. Ngành xét tuyển thẳng là ngành Luật.

Tiêu chí xét tuyển thẳng: Thí sinh tốt nghiệp THPT từ loại khá trở lên (nếu số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu đã xác định thì căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Trường sẽ xét từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu).

Nguyễn Hùng / #Dantri

Thí sinh trực tiếp rút hồ sơ tại trường, tới Sở GD-ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 

Ngày 11/8, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các trường đại học (ĐH), học viện, các Sở GD-ĐT về việc hỗ trợ thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT nêu rõ: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, nhất là các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thay đổi nguyện vọng ĐKXT, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp với các trường ĐH, CĐ: Tiếp tục cho thí sinh đăng ký xét tuyển và thay đổi nguyện vọng theo quy định của Quy chế tuyển sinh #ĐH, #CĐ hệ chính quy ; tạo điều kiện cho các thí sinh thay đổi nguyện vọng #ĐKXT với sự phối hợp của các sở GD-ĐT.

Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Tuyen_sinh_dai_hoc_PEWQ
Nhiều thí sinh thay đổi nguyện vọng vào những ngày cuối đợt xét tuyển

Quy trình Bộ đưa ra như sau:


a) Thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT và nộp vào trường khác: Trực tiếp rút hồ sơ tại trường (theo quy định hiện hành) hoặc có thể tới Sở GD-ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT do sở GD-ĐT quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT, Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát chuyển Hồ sơ ĐKXT của bưu điện.

b) Sở GD-ĐT:
- Đến hết ngày 20/8, tổ chức thu nhận hồ sơ thay đổi nguyện vọng ĐKXT của thí sinh;cập nhật vào phần mềm quản lý tuyển sinh các thông tin thay đổi nguyện vọng của thí sinh; đồng thời gửi về Bộ qua hộp thư ts2015@moet.edu.vn danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ (theo mẫu 2).  
- Lưu giữ Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT, Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát của Bưu điện đến hết tháng 12/2015.

c) Các trường ĐH, CĐ thường xuyên cập nhật thông tin điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT do sở GD-ĐT chuyển lên hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh của Bộ và:
- Tiếp nhận danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ và cập nhật vào phần mềm quản lý tuyển sinh của Bộ để đưa thí sinh ra khỏi danh sách ĐKXT của trường; lưu giữ Giấy chứng nhận kết quả thi của các thí sinh này;
- Nhập thông tin của thí sinh vào dữ liệu ĐKXT của trường mình.
Bộ #GD-ĐT cũng yêu cầu các sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ tinh thần khắc phục khó khăn, tạo thuận lợi nhất có thể cho học sinh và tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung công văn này. 

 Danh sách đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ 2015 tất cả các trường trên cả nước 
 Tuyển sinh đại học năm 2015: Chuyên gia cho rằng kỳ thi thất bại 

Mẫu đơn của Bộ GD-ĐT:


Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 10xswsn
Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 2nimr20



Lại Thìn / #VOV.VN

Việc tìm nhà trọ là việc bình thường đối hầu hết sinh viên và người lao động. Nhưng đối với tân sinh viên, hoặc những người chưa bao giờ tìm nhà trọ thì có nhiều điều cần phải lưu ý.



Thuê phòng phù hợp


Vì giá phòng trọ ở mỗi quận, huyện khác nhau, do vậy sinh viên cần xác định khu vực thuê phòng phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Phòng trọ nên thuê gần trường học hoặc có điều kiện giao thông thuận tiện với nhiều tuyến xe buýt đi đến trường.

Nên trọ tại ký túc xá


Có rất nhiều nguồn thông tin để tìm được nhà trọ tốt. Mọi người có thể liên hệ với bạn bè, người quen giới thiệu, các trung tâm hỗ trợ SV, diễn đàn của #SV các trường #ĐH, #CĐ. Tống Thị Hoài Thu, SV chia sẻ: “Đối với SV năm nhất thì nên tìm đến ký túc xá (KTX), vì phòng #KTX có giá rất rẻ, điều kiện sống tốt và đặc biệt an toàn hơn khi trọ ở ngoài. Nếu các bạn muốn ở trọ bên ngoài thì ban quản lý và bảo vệ KTX cũng sẽ tư vấn cho biết nên thuê những khu vực nào”.

Tránh cò nhà trọ


Các trang mạng cho thuê phòng trọ, tờ rơi dán trên tường, cột điện cũng là một nguồn cho SV tìm nhà trọ. Song đây là những nguồn thông tin cần kiểm chứng lại. Một kinh nghiệm cho bạn nếu muốn biết thông tin giới thiệu trên mạng có phải là từ “cò” hay không, bạn có thể copy dòng thông báo hoặc địa chỉ đó rồi tìm kiếm trên google. Nếu những thông tin đó xuất hiện nhiều lần và với tần suất dày đặc, có nhiều nhà cho thuê và khi gọi điện tới họ không miêu tả rõ được cho mình đặc điểm của ngôi nhà thì nhiều khả năng là cò nhà đất.

Để tránh gặp phải môi giới lừa gạt, SV loại bỏ ngay những tin về nhà trọ xuất hiện nhiều lần với cùng một tên đăng, hoặc nhiều tin rao do một người đăng.

Trước khi đến xem phòng, SV nên gọi điện thoại cho chủ trọ, hỏi kỹ về địa chỉ nhà trọ, giá phòng, điện, nước, các điều kiện sinh hoạt khác. Đặc biệt không đặt cọc tiền trước nếu như chưa xem phòng và xác định được chủ trọ chính thức. Hoàng Đức Cường, SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết: “Mình hay tìm thông tin nhà trọ từ Trung tâm hỗ trợ học sinh, SV TP.HCM với mức phí 10.000 đồng. Chỗ trọ trung tâm giới thiệu đều là chính chủ, đã có xác minh trước nên yên tâm hơn, đồng thời giá cả cũng hợp lý. Không những vậy, mình có thể phản hồi cho trung tâm những nhà trọ không tốt và được giới thiệu chỗ khác mà không phải đóng phí lại”.

Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Tim-nha-tro
Sinh viên mới lên nhập học nếu không cẩn thận dễ bị các cò nhà trọ lừa

Có nên ở ghép?


Đối với SV, việc ở ghép cũng là một lựa chọn. Song ở ghép cũng khá nhiều rủi ro vì gặp người chưa từng quen biết, khó hòa hợp trong cuộc sống. Trần Văn Thế Anh, SV Trường ĐH Công nghiệp, cho hay: “Mình không bao giờ ở ghép vì sợ bị lừa, theo mình thì các tân SV nên tự đi tìm phòng trọ, sau đó rủ người quen, các bạn học cùng lớp với mình ở chung”. Nếu không tìm được nhà trọ, buộc phải ở ghép, SV nên tìm hiểu kỹ người ở cùng bằng cách hỏi những người sống trong khu trọ đó.

Một số lưu ý:


Đa số các khu trọ thường nằm trong hẻm, do vậy cần chú ý những hẻm sâu, có diện tích đường hẻm tương đối rộng. Những người bán hàng rong, chủ quán nước trước các hẻm cũng là nguồn thông tin đắc lực cho SV muốn tìm nhà trọ, SV nên để lại số điện thoại cho họ để được thông báo về những phòng trọ trống. Bên cạnh đó, nên cẩn thận với những người hành nghề xe ôm vì họ có thể là “cò”. Nguyễn Thành Đông, SV Trường ĐH Y dược #TP.HCM, cho biết: “Mình tìm những chỗ trọ mà nhà người chủ trực tiếp quản lý khu trọ thì an tâm hơn. Khi nói chuyện với chủ nhà trọ hãy xem cách ứng xử để đoán biết tính khí của họ. SV cũng nên hỏi những người dân sống xung quanh khu trọ để tìm hiểu rõ về an ninh nơi đó”.

Để tìm được nhà ưng ý, thay vì ngồi nhà tìm trên mạng bạn nên trực tiếp dạo một vòng quanh những khu trọ sinh viên để tìm kiếm. Những lưu ý thiết thực cho tân SV khi tìm nhà là nhà phải cao ráo, nếu phòng quá thấp, hệ thống thoát nước không tốt, cẩn thận bạn sẽ phải “tát nước” sau mưa đấy.

Khéo léo hỏi thăm các phòng bên cạnh hoặc hàng xóm xem tình hình an ninh có tốt không, ở mùa hè có nóng bức không,…

Yêu cầu chủ nhà dọn phòng sạch sẽ trước khi bạn chuyển đến vì đó là quyền lợi của bạn. Khi đặt cọc tiền, nên yêu cầu chủ nhà viết giấy cam đoan, trong đó rõ ràng điều khoản nếu mình không thuê nữa thì số tiền đặt cọc có được nhận lại hay không.

Nhiều bạn cho rằng số tiền đặt cọc nhỏ nên cũng bỏ qua luôn việc này. Nhưng trên thực tế nhiều chủ trọ thấy lợi trước mắt, nhận tiền đặt cọc của nhiều người cùng lúc nên đến lúc bạn chuyển tới thì phòng đã có người khác thuê mà tiền đặt cọc cũng “một đi không trở lại”.

Khi đã quyết định thuê phải làm hợp đồng rõ ràng và nên có sự tham dự của bố mẹ hoặc các anh chị có kinh nghiệm đi thuê nhà. Kiểm tra kĩ tình trạng các thiết bị trong nhà và làm rõ khi đường điện, nước hỏng thì phía nào sẽ có trách nhiệm sửa chữa. Chốt số điện ngay từ ngày đầu tiên chuyển đến, tránh trường hợp phải trả thêm lượng điện tiêu thụ của người ở trước đó.

Nguồn tin: Tổng hợp

Chặng đường xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường ĐH, CĐ đã đi được phân nửa và càng gần về cuối càng gay cấn. 


Những trường ĐH có đông thí sinh đăng ký xét tuyển xảy ra tình huống nhiều phụ huynh, thí sinh đổ xô rút hồ sơ đã đăng ký xét tuyển.

Ngày 11/8, tại trường ĐH Công nghiệp #TPHCM, sau khi xem thống kê của nhà trường, lo không đậu, nhiều thí sinh quyết định rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác. PGS.TS. Nguyễn Đức Minh – Trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết, hiện lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường đã lên đến 10.000 hồ sơ. Tuy nhiên cũng có khoảng 400 em rút hồ sơ ra. TS. Minh dự đoán, lượng đăng ký sắp tới có thể đông hơn do nhiều thí sinh từ trường khác rút hồ sơ nộp về, điểm chuẩn tạm thời một số ngành còn có khả năng tăng nữa.

Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Ele1439365792
Thí sinh rút hồ sơ tại trường ĐH Công nghiệp TPHCM.

Tương tự, tại trường ĐH Sư phạm TPHCM, những ngày qua có khá đông thí sinh, phụ huynh đến đề nghị rút hồ sơ đã đăng ký xét tuyển. Ghi nhận đến hết ngày 11/8 có hơn 500 thí sinh đã rút hồ sơ tại trường này. Nhà trường đã bố trí hẳn một phòng chỉ dành để trả hồ sơ cho thí sinh, tuy nhiên vì đã có hàng ngàn hồ sơ nhận vào nên việc tìm kiếm hồ sơ cho thí sinh rút ra cũng tốn khá nhiều thời gian.

Thí sinh Hữu Nhơn (Long An) đến làm thủ tục rút hồ sơ, theo quy trình thì đến ngày 12/8, Nhơn mới rút được hồ sơ. Dù nhà trường đã ghi giấy hẹn nhưng Nhơn vẫn lo lắng vì thời gian đăng ký xét tuyển không còn hiều.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện thì khâu rút hồ sơ có phần chật vật hơn. Sáng ngày 10/8, thí sinh Trần Trung Tính ở An Giang đến rút hồ sơ. Tính cho biết em gửi hồ sơ xét tuyển (qua đường bưu điện ngày 3/8) vào ngành Sư phạm Toán . Sau khi tìm hiểu thông tin hồ sơ đăng ký mà trường công bố, thí sinh này thấy điểm không an toàn nên rút lại hồ sơ.

Sau đó, cán bộ thu nhận hồ sơ thông báo “hẹn ngày 13/8 quay lại để nhận hồ sơ”. Theo lý giải của nhà trường, có thể do có sai sót trong khâu nhập liệu nên một số thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển vẫn chưa có tên trong danh sách đã công khai. Khi thí sinh đến rút hồ sơ, nhân viên của trường sẽ ghi lại họ tên, sau đó ngày hôm sau sẽ trả lại cho thí sinh.
 
Topics tagged under Đh on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Oib1439365792
Đã có hơn 500 thí sinh rút hồ sơ tại trường ĐH Sư phạm TPHCM.

Ngoài ra, một số trường cho biết trường hợp nộp qua đường bưu điện thì phải mất vài ngày mới tới trường. Trường hợp thí sinh vừa nộp mà ngày sau đến rút hồ sơ thì hồ sơ vẫn chưa đến thì trường khó có thể trả được hồ sơ cho thí sinh ngay được.

Tại Trường ĐH Sài Gòn, trường đã bố trí 2 phòng và hơn 10 nhân viên để giải quyết cho thí sinh rút hồ sơ. TS Mỵ Giang Sơn, trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết trường nhận được khoảng hơn 10.000 hồ sơ. Trong đó, trường đã giải quyết cho 1.500 thí sinh đến trường rút lại hồ sơ sau khi biết khả năng mình không đậu vào trường.

Trường ĐH Mở TPHCM đã nhận được 4.000 hồ sơ và đã giải quyết cho 150 trường hợp rút hồ sơ. Tại đây, thí sinh nộp phiếu yêu cầu rút hồ sơ sẽ được giải quyết sau 2 giờ. Trường #ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cũng nhận hơn 4.000 hồ sơ và ngày hôm qua đã giải quyết cho 200 thí sinh đến rút hồ sơ. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM mỗi ngày cũng có cả 100 thí sinh đến rút hồ sơ và được giải quyết nhanh chóng. Trường ĐH Kinh tế TPHCM hiện nay đã có 5.400 hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 và trường đã giải quyết cho hơn 100 thí sinh rút hồ sơ.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Chuyên viên tuyển sinh Cơ quan Đại diện Bộ #GD-ĐT tại TPHCM phân tích: “Ở nhiều trường công lập tên tuổi, nhóm ngành Kinh tế, Công nghệ và cả những ngành kỹ thuật hay nhóm ngành Sư phạm, thí sinh có mức điểm từ 15-17 điểm (chưa nhận hệ số) rất ít cơ hội trúng tuyển. Do đó, thí sinh nên theo dõi sát thông tin mà các trường công bố để rút hồ sơ nộp sang những ngành, những trường có ít hồ sơ”.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Cường, với tình hình hồ sơ đăng ký xét tuyển như hiện nay, từ nay đến ngày 20/8 của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ có rất nhiều thí sinh rút hồ sơ từ những trường có nhiều hồ sơ sang những trường, những ngành có ít hồ sơ. Do đó, các trường cần công khai chính xác lượng hồ sơ đã đăng ký để giúp thí sinh có sự tính toán hợp lý.
Lê Phương/ ​Theo #Dantri

Ở ký túc xá, thi lại, được học bổng… là những dấu ấn đặc biệt khiến thời sinh viên trở nên đáng nhớ hơn.


  Đời sinh viên phải thử một lần như thế
  8 điều làm sinh viên sợ nhất 
  5 lý do để tham gia các câu lạc bộ và tổ chức của sinh viên 

Ở ký túc xá


Không phải trường #ĐH nào cũng có ký túc xá, và không phải sinh viên nào cũng có cơ hội được ở trong ký túc xá trong những năm học tại trường. Thế nhưng, ở ký túc xá có lẽ là một trong những trải nghiệm cực kì thú vị mà sinh viên có được.

Bạn sẽ không chỉ đỡ tốn tiền thuê nhà trọ, thuận tiện ở cho việc đến giảng đường, lên thư viện… mà bạn còn được sống trong một tập thể bạn bè lúc nào cũng đầy tiếng cười. Ở cùng với những người bạn cùng phòng trong ký túc xá sẽ giúp sinh viên biết cách hòa nhập với tập thể và… ít khi cảm thấy cô đơn vì luôn có bạn bè bên cạnh quan tâm, chia sẻ. Đừng nghĩ rằng ở ký túc xá thì không có không gian riêng, bởi chiếc giường tầng nhỏ bé chính là cả thế giới của bạn.

Được học bổng


“Mười đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, giành được học bổng là mục tiêu và là ước mơ chung của rất nhiều sinh viên. Có được một khoản tiền nho nhỏ từ chính sự nỗ lực học tập của bản thân là một điều vô cùng tuyệt vời. Do đó, hầu hết các sinh viên đều muốn có được học bổng ít nhất một lần trong những năm học ĐH.

Mặc dù khoản tiền không lớn, nhưng cũng có thể giúp sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt cần thiết và mua những món quà nho nhỏ, đầy ý nghĩa tặng cho bản thân và gia đình. Học bổng vừa là động lực, vừa đem lại niềm hãnh diện cho sinh viên và gia đình.

Tình yêu sinh viên


Nhiều bạn sinh viên đã có mối tình đầu của mình khi còn học phổ thông, thế nhưng không thể phủ nhận rằng tình yêu thời sinh viên rất đẹp, trong sáng và đầy lãng mạn. Vì thế, không có một “mối tình nào vắt vai” khi là sinh viên có lẽ là nỗi nuối tiếc của nhiều bạn sinh viên.

Tình yêu sinh viên đẹp, do chưa phải đối mặt với những áp lực như cơm - áo - gạo - tiền; công việc; gia đình,… nhiều bạn trẻ cũng cho rằng yêu thời sinh là viên chỉ là “yêu tạm”, “yêu hờ”, “ra trường rồi đường ai nấy đi”, thế nhưng vẫn có tình yêu thật sự sâu đậm, bền vững và dù không thể có một happy ending như mong muốn, thì mối tình ấy vẫn trở thành một ký ức đẹp, khó quên đối với nhiều người… Nếu như bạn đang là sinh viên, thì “hãy yêu đi thôi, muộn lắm rồi”.

 Lợi thế của những SV học đại học ở gần nhà 
 Lời khuyên cho sinh viên ở ký túc xá 
 Những suy nghĩ sai lầm của sinh viên năm nhất 

Thi lại


Thi lại, học lại là điều không ai muốn, nhưng có nhiều người vẫn cho rằng: “Chưa từng thi lại thì không phải là sinh viên”. Điều đó có lẽ đúng, thi lại cũng là một dấu ấn đặc biệt của thời sinh viên mà không ít bạn đã trải qua. Vì lơ là trong học tập hay đơn giản chỉ là sự thiếu may mắn ở môn học nào đó, nhiều sinh viên đã ngậm ngùi đi thi lại. Thi lại có thể khiến kết quả học tập không được như ý, mất cơ hội được học bổng hoặc tấm bằng tốt nghiệp có lẽ sẽ không đẹp như mong muốn, nhưng chắc chắn sau này, mỗi khi nhớ về kỷ niệm phải đi thi lại có lẽ bạn sẽ phải mỉm cười. Tuy nhiên, nếu như phải thi lại, học lại quá nhiều thì chắc chắn là đó không còn là kỷ niệm đáng nhớ nữa rồi!

Nguồn: #tiin.vn

Trang 2 trong tổng số 2 trang Previous  1, 2