Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 FfWzt02
Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum
Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 FfWzt02



Tìm thấy 23 mục

Trong những ngày này, nộp - rút đơn vào trường đại học trở thành vấn đề nóng nhất trên Internet.



Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1438376
Một phụ huynh mừng đến rơi nước mắt khi nghe thông báo điểm chuẩn dự kiến tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM lúc 15g30 ngày 20/8, mà con mình chưa bị văng ra khỏi danh sách. Ảnh: Như Hùng/Báo Tuổi Trẻ


Khác với mọi năm, năm nay Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trương ghép hai kỳ thi vào làm một, theo đó, các thí sinh sẽ sử dụng điểm của kỳ thi #THPT Quốc gia để làm cơ sở xét tuyển vào các trường đại học phù hợp.
Với cách thức mới này, sau khi thí sinh khi biết điểm thi của mình và điểm đủ tiêu chuẩn có quyền nộp 4 khoa cho mỗi trường tương ứng với nguyện vọng 1, và 12 khoa cho 3 trường tiếp theo tương ứng với nguyện vọng 2. Trong khi đó, các trường phải luôn cập nhật danh sách đăng ký xét tuyển 3 ngày/lần để thí sinh nắm rõ được vị trí của mình tại khoa/trường mà mình ứng tuyển.


Tưởng chừng như việc gộp kỳ thi vào làm một sẽ giảm tải căng thẳng cũng như tốn kém khi di chuyển trong kỳ thi, nhưng khi nhìn vào quy trình trên chúng ta đều thấy lộ ra nhiều bất cập khiến thí sinh/phụ huynh thêm căng thẳng và việc di chuyển đến tận trường để rút/nộp hồ sơ mỗi khi "cảm thấy" không an toàn về vị trí của mình trong bảng điểm ứng tuyển là điều tất yếu, phát sinh thêm nhiều chi phí đi lại tốn kém đáng kể.


Thí sinh chạy khắp nơi tìm bến đậu


Bi hài ở chỗ do việc nộp/rút hồ sơ vẫn tiến hành theo kiểu thủ công, nghĩa là thí sinh vẫn phải trực tiếp tới tận trường nộp/rút hồ sơ, chưa kể nhiều trường đưa ra những con số thống kê không chính xác và Bộ giáo dục không lường hết khó khăn. Nhiều người ngồi trước màn hình máy tính không yên tâm vẫn phải lặn lội ra thành phố chầu chực để quyết định rút/nộp hồ sơ cho kịp.


Điều này khiến các thí sinh cứ nhăm nhe xem trường nào điểm thấp, chạy lòng vòng khắp nơi để nộp hồ sơ, mục đích tối thượng bây giờ là đỗ đại học chứ không còn là... "học ngành/trường mình thích" như ban đầu nữa, nên mới có nghịch lý nhiều thí sinh đạt 23-24 điểm vừa nộp đơn xong vài ngày thì tá hỏa phát hiện mình xếp thứ 600-700 trong khi ngành chỉ tuyển 200-300 sinh viên, lại vội vã rút và nộp hồ sơ vào trường khác.


Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1438361
Một ý kiến của bạn đọc trên #VnExpress


Trên mạng xã hội và phần bình luận trên các diễn đàn/trang tin mạng phần lớn đều lên tiếng bức xúc với cách tiếp cận năm nay của Bộ Giáo dục, hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc tuyển sinh kiểu "gộp làm một" như năm nay không những không giúp ích được gì nhiều mà còn tạo ra nhiều rủi ro, hoang mang và vất vả cho thí sinh lẫn phụ huynh hơn.


Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1438358
Các độc giả bày tỏ sự bức xúc của mình trên trang tin của báo điện tử Giáo dục Việt Nam.


Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1438370
Một chia sẻ của cư dân mạng trên Facebook


Trước tình cảnh đó, Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận lại phát biểu rằng "thí sinh mệt nhưng ít rủi ro" như đổ thêm dầu vào lửa. Ông thậm chí còn cho rằng các thí sinh hiện nay dễ dàng lựa chọn và xử lý thông tin hơn so với thời của ông cách đây 40 năm trước?! Trong khi đó, Thứ trưởng Giáo dục Bùi Văn Ga cũng nhận định, "chỉ có một bộ phận thí sinh vất vả khi nộp - rút hồ sơ thôi". Điều này càng tạo ra những tranh cãi về tầm nhìn và trách nhiệm của những người đứng đầu ngành giáo dục.


Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1438367
Các độc giả VnExpress tỏ ra bức xúc khi chia sẻ quan điểm trên Facebook
 

Những hệ lụy lâu dài...



Ở góc nhìn khác, việc tuyển sinh kiểu "chạy đua" này tạo ra hệ lụy các em thí sinh và phụ huynh hoảng loạn nộp hồ sơ dựa theo chỉ tiêu và điểm xét tuyển, với mục tiêu "đỗ đại học" thay vì "đỗ đúng ngành nghề mình thích", hệ lụy của nó là tạo ra một thế hệ... cố gắng đậu đại học chứ không phải là theo đuổi kiến thức, đam mê của mình, càng đi theo hướng trọng bằng cấp vốn đang bị chỉ trích lâu nay.


Anh Nguyễn Thuyết, một 3D animator tại SaltPixel tại Hà Nội và cũng là người có em trai vừa thi ĐH cho rằng, "cứ lấy lý do lần đầu làm thì còn nhiều sai sót, điều chỉnh dần, do các nhà quản lý "thử nghiệm" mà không tính phương án giải quyết nên nó mới ra thế. Có phải chưa ai can đâu mà vẫn phát ngôn tính được rồi khỏi lo. Dự là 3 năm thay đổi 1 lần cho người ta biết mình vẫn đang chăm chỉ cải cách.


Hãy xem, dù tỉ lệ trúng tuyển cao hơn nhưng rõ ràng có một tỉ lệ thí sinh không nhỏ đỗ ĐH mà không quan tâm ngành nghề mình đăng ký cuối cùng, không cần biết nó có thật sự là ngành nghề mình đã yêu thích, say mê hay không. Hệ lụy của việc này có thể chưa thấy ngay bây giờ, nhưng vài năm tới có thể sẽ bộc lộ khi họ đối mặt với áp lực học hành và công việc".


Cũng không thể phủ nhận một phần trách nhiệm nằm ở phía thí sinh, như lời một phụ huynh có con thi vào trường Y Dược Hà Nội chia sẻ trên báo VnExpress: "Tôi thấy nước ngoài làm như cách này từ lâu rồi. Phức tạp nằm ở trong đầu các vị phụ huynh thôi. Con được mức điểm vừa phải lại cứ muốn học trường Top. Nói ra thì phũ phàng!". Tuy nhiên, tình cảnh chầu chực vất vả và căng thẳng chạy đi chạy lại giữa các trường của hàng nghìn thí sinh và người thân mấy ngày nay có lẽ cũng đòi hỏi các nhà quản lý nghiêm túc nhìn lại những gì đang diễn ra ở kỳ xét tuyển ĐH năm nay.
Nguồn: #H.T

Mùa tuyển sinh năm 2015 nổi tiếng với những câu chuyện “lạ” khiến người nghe dở khóc, dở cười.



Kỳ tuyển sinh 2015 có nhiều điểm mới. Các thí sinh được ghép hai kỳ thi tốt nghiệp #THPT và tuyển sinh #ĐH, #CĐ làm một để giảm áp lực thi cử và tránh gây lãng phí cho xã hội. Số điểm có được từ kỳ thi THPT Quốc gia sẽ được dùng để xét tuyển vào ĐH.
Năm nay, cộng đồng mạng không chỉ được chứng kiến những câu chuyện “dở khóc, dở cười” xung quanh phòng thi mà còn được thấy khá nhiều những hành động “lạ” của các sĩ tử trong hành trình từ khi biết điểm đến khi làm hồ sơ xét tuyển đại học.

Thí sinh đạt 27,5 điểm vẫn trượt đại học


Nếu như những năm trước, thí sinh trượt tốt nghiệp sẽ không được tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học thì năm nay với việc gộp hai kỳ thi làm một, không ít thí sinh rơi vào cảnh éo le: đỗ đại học nhưng trượt tốt nghiệp. Trong đó có trường hợp của bạn L.Đ.H (sinh năm 1997, Như Xuân, Thanh Hóa).
Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1440066261-1440061530-anh-1
Hành động của nam sinh gây xôn xao cộng đồng mạng

Trong kỳ thi THPT Quốc gia, H. thi được 27,75 điểm khối C (trong đó có 3 điểm vùng – PV). Đây là số điểm khá cao, có thể giúp H. lọt vào nhiều trường đại học top cao, nhưng vì bị liệt môn Toán (0,5 điểm) mà H đã không đủ điều kiện làm hồ sơ xét tuyển vào đại học.

H. cho biết, cậu là học sinh chuyên văn, môn Toán không đến mức kém nhưng do đề thi có nhiều đổi mới nên làm bài không tốt, dẫn đến bị điểm liệt. Hụt hẫng và buồn chán, H. đã đốt tờ giấy chứng nhận kết quả thi ĐH. Hình ảnh tờ giấy chứng nhận ghi rõ số điểm 27,75 kèm theo dấu đỏ, bùng cháy trong ngọn lửa khi được chia sẻ trên Facebook đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng.

Thí sinh đốt 4 tờ giấy chứng nhận ĐH


Đó là hành động được cho là lạ lùng của thí sinh Kiều Tuấn Vịnh (sinh năm 1994, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Sau khi nhận được 4 tờ giấy chứng nhận kết quả thi đại học, Vịnh tự tay đốt rồi chụp ảnh đăng Facebook, khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1440066261-1440061567-anh-2

Nam sinh đôt 4 giấy chứng nhận kết quả thi đại học

Vịnh cho hay, hành động đốt giấy chứng nhận đại học không phải do buồn chán hay hụt hẫng mà do bản thân đã tìm được hướng đi khác trong tương lai và nó không liên quan gì đến những tờ giấy đó.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1440066261-1440061632-anh-3
Kiều Tuấn Vịnh đã xác định được hướng đi trong tương lai

Vịnh từng tham dự 4 kỳ thi đại học nhưng đều không đỗ. Năm nay, Vịnh dự thi vào trường Học viện Biên phòng và đạt số điểm 19,25. Số điểm trung bình cùng với cách thức tuyển sinh khá phức tạp của năm nay phần nào thôi thúc Vịnh từ bỏ cánh cổng trường đại học, tìm ra hướng đi khác.

Thí sinh đạt gần 27 điểm từ chối xét tuyển đại học


Trong khi bạn bè đồng trang lứa đang sốt sắng làm hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học theo nguyên vọng thì Phan Văn Huy (Hà Tĩnh) lại không nộp hồ sơ vào trường đại học nào, dù số điểm Huy đạt được trong kỳ thi vừa qua là gần 27 điểm.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1440066261-1440061667-anh-4
Phan Văn Huy khi nhỏ

Dự thi khối B, Huy đạt được 10 điểm môn Hóa, 8,25 điểm môn Toán và 8,5 điểm môn Sinh. Với số điểm 26,75, Huy có rất nhiều cơ hội lọt vào các trường đại học top đầu nhưng cậu đã không tham dự kỳ xét tuyển. Quyết định lạ lùng của Huy khiến không ít người bất ngờ. Khi được hỏi lý do, Huy chia sẻ ngắn gọn, cậu đã chọn được con đường đi của riêng mình.

Được biết, Huy là một trong những học sinh xuất sắc của trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, từng giành nhiều giải cao trong các kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia.
Thí sinh đạt 24,5 điểm nộp hồ sơ vào trường nghề
Từ nhiều năm nay, với hầu hết các thí sinh, trường nghề chỉ là sự lựa chọn cuối cùng khi không đủ điểm vào CĐ, ĐH. Tuy nhiên, Trần Ngọc Nam (trường THPT Vũ Quang, Hà Tĩnh) lại có suy nghĩ và hướng đi hoàn toàn khác. Dù đạt 24,5 điểm (tính cả 1,5 điểm vùng – PV)- một số điểm khá cao nhưng Quang vẫn nộp hồ sơ vào trường CĐ nghề Việt Đức.
Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 1440066261-1440061729-anh

Trần Ngọc Nam (thứ 3 từ trái sang) trong lớp học của trường CĐ nghề Việt Đức

Quyết định của Quang được cho là “ngược dòng”, “ngược đường” với hầu hết các thí sinh. Chia sẻ về lý do chọn trường nghề, Quang cho biết, lựa chọn này đã được Nam và gia đình bàn bạc kỹ lưỡng từ khi học lớp 12. Nam muốn học cho mình một cái nghề để sau khi ra trường nếu không thể xin vào làm ở nhà máy, xí nghiệp thì có thể tự mở cửa hàng sửa chữa riêng.
Theo Hạ Nhiên / #danviet.vn

Xét tuyển ĐH-CĐ 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ GD&ĐT. Theo chuyên gia giáo dục, TS. Dương Xuân Thành, cần tiến tới tự chủ đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay.



Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Bo-giao-duc-nen-nhan-ro-bat-cap-1439975865
Trước "giờ G" của đợt xét tuyển #ĐH-CĐ năm 2015, thí sinh và người nhà vẫn đau đầu với việc rút - nộp hồ sơ. Ảnh Dương Thu
Xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 như tơ vò thể hiện những bất cập của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi lớn về những thành công của kỳ thi #THPT Quốc gia năm 2015 như Bộ này đã từng công bố. Thậm chí, nhiều ý kiến xung quanh còn cho rằng Bộ đã “thất bại hoàn toàn” (ý kiến của nhà giáo Văn Như Cương). Để làm rõ hơn câu chuyện này, #PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn TS. Dương Xuân Thành - chuyên gia phản biện giáo dục, người đã có 40 năm giảng dạy tại ĐH Cơ Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng khoa #CNTT Đại học Chu Văn An.
Có ý kiến cho rằng, năm nay, Bộ GD&ĐT đã làm thay việc của các trường, thậm chí đẩy khó khăn cho các trường, cho các Sở GD&ĐT trong tuyển sinh. Ông suy nghĩ sao về điều này?
Ông Dương Xuân Thành: Tôi không nghĩ như vậy. Vấn đề là ở chỗ, bộ phận tham mưu tuyển sinh chưa nhìn thấy trước, chưa dự báo được những bất cập có thể xảy ra, chẳng hạn khâu đăng ký xét tuyển. Có lẽ kiến thức Công nghệ thông tin của công chức Bộ có vấn đề nên không tận dụng được thế mạnh xử lý dữ liệu tuyển sinh.
Vì không lường trước các sự cố có thể xảy ra nên xử lý mang tính đối phó, gây khó dễ cho thí sinh và các cơ sở giáo dục chứ không phải là đẩy khó khăn về phía cơ sở.
Mặt khác không ít đại học, cao đẳng vẫn có thói quen dựa dẫm vào Bộ trong công tác tuyển sinh. Nếu chủ động như ĐH Bách Khoa Hà Nội, sau khi kết thúc xét tuyển, chỉ cần 5 phút là họ có thể công bố kết quả chính thức.

Dư luận đang rất bất bình với những rối ren, mệt mỏi mà kỳ thi năm nay gây ra cho thí sinh cũng như người nhà. Nhiều người đặt câu hỏi, Bộ có nên thẳng thắn nhìn nhận những việc chưa làm được để có hướng sửa đổi cho kỳ thi năm sau thay vì trả lời chung chung và "lảng tránh" dư luận hay không? Ông có ý kiến như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Đúng vậy, Bộ #GD&ĐT nên nhận rõ những bất cập, thiếu sót nảy sinh trong kỳ thi năm nay để chuẩn bị cho kỳ thi sang năm. Bộ có một năm để thiết kế phần mềm tuyển sinh. Tôi nói là “phần mềm tuyển sinh” chứ không phải “phần mềm xét tuyển”.
Cần cho thí sinh đăng ký nguyện vọng ngay trước khi thi, nguyện vọng trước hết là ngành học chứ không phải trường học.
Việc ưu tiên chọn trường sau đó mới chọn ngành là việc làm ngược. Ngành học mới là sở nguyện vọng của lớp trẻ, không học ngành đó ở trường này thì học ngành đó ở trường khác chứ không phải là không học được ngành đó thì chọn ngành khác.
Việc vào được trường đại học quan trọng hơn học ngành gì là tâm lý tồn tại lâu nay trong phụ huynh học sinh và cách xét tuyển đợt 1, một trường với 4 ngành học của Bộ đang tiếp tay cho nhận thức sai lệch này.

Theo ông, liệu rằng, Bộ GD&ĐT có đang nợ thí sinh, phụ huynh và xã hội một lời xin lỗi không sau những rối ren từ công tác xét tuyển mà hậu kỳ thi quốc gia để lại?
Ông Dương Xuân Thành: Báo chí từng đưa tin nhanh về việc cơ quan chức năng TP.HCM tổ chức xin lỗi công dân về oan sai. Toàn bộ lời xin lỗi kéo dài 4 phút 20 giây. Vậy xin lỗi có ý nghĩa gì?
Quan trọng hơn lời xin lỗi là Bộ sẽ làm gì? Bộ nên công bố những dự định cho kỳ thi Quốc gia năm tới, cả khâu tổ chức thi lẫn khâu tuyển sinh. Đặc biệt là nên tổ chức thiết kế phần mềm tuyển sinh chung cho các trường trong toàn quốc. Dựa vào dữ liệu năm nay để chạy thử phần mềm này sao cho không phát sinh lỗi kỹ thuật.
Tiêu chí quan trọng nhất của phần mềm là sau khi có kết quả thi, phần mềm sẽ cung cấp cho thí sinh gợi ý ít nhất là 5 phương án lựa chọn căn cứ vào nguyện vọng xét tuyển mà thí sinh đã đăng ký. Thí sinh căn cứ vào gợi ý có thể ngồi tại nhà đăng ký nhập học…
Theo ông, để có được nền giáo dục tốt như Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Canada... chúng ta nên có những hướng như thế nào?

Ông Dương Xuân Thành: Không phải cứ các nước phương Tây thì mô hình giáo cục của họ ưu việt hơn chúng ta. Tâm sinh lý người Việt khác người Anh, Mỹ, Nhật, …
Điều đầu tiên là thay đổi cách thức đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp. Không có thầy giỏi thì không có trò giỏi, càng không thể có nền giáo dục tiên tiến với đội ngũ giáo viên mà học lực 12 năm phổ thông chỉ ở mức khá hoặc trung bình.
Với giáo dục phổ thông là phân luồng sớm, theo hai hướng học nghề và học tiếp (tạm gọi là hàn lâm).
Hệ thống chính trị cần hỗ trợ giáo dục để từng bước thay đổi nhận thức của người dân, rằng con đường tốt nhất là vào đại học. Hệ thống dạy nghề cần chú ý đến tâm lý người dân, nghĩa là nên có trình độ “Đại học nghề” giống như “Kỹ sư thực hành” ở Đức.
Giáo dục đại học phải theo mô hình giáo dục kiểu kim tự tháp, bảo đảm quyền được học tập của thanh niên nhưng cũng bảo đảm chất lượng và uy tín của ngành giáo dục. Không nên đào tạo theo mô hình “ống nước” vào bao nhiêu ra trường bấy nhiêu.
Hiện nay, đội ngũ cử nhân, kỹ sư thất nghiệp khá nhiều, đó là sự phí phạm nguồn lực xã hội. Giáo dục cần cung cấp những gì mà nền kinh tế cần chứ không phải là cái mà mình có.
Cần phải tiến tới tự chủ tuyển sinh đại học triệt để chứ không phải hình thức như hiện nay. Cần rà soát lại hệ thống trường ĐH-CĐ, cần thiết phải sáp nhập, giải thể những trường không đủ điều kiện.
Chỉ nên để một Bộ quản lý mảng giáo dục – đào tạo, không nên để hai Bộ quản lý như hiện nay.
Còn nhiều điều có thể nói, trên đây chỉ là một vài ý kiến gợi mở của cá nhân tôi.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Dương Thu / #nguoiduatin

Dòng người ùn ùn kéo đến các trường ĐH nộp – rút hồ sơ xét tuyển luôn trong tình trạng lo lắng. Nhiều thí sinh, phụ huynh chờ đợi rút – nộp hồ sơ xét tuyển, chuyển nguyện vọng vã mồ hôi vì chờ đợi.



Ghi nhận của PV #Infonet, vào trưa (19/8), ở các trường ĐH khu vực Hà Nội đang tổ chức nhận hồ sơ của các thí sinh trong kỳ thi #THPT Quốc gia năm 2015 để xét tuyển đầu vào #ĐH trước ngày chốt tuyển nguyện vọng 1.
Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_1
Đoàn người ùn ùn kéo đến trước cổng trường ĐH Kinh tế quốc dân

Ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân có hàng nghìn thí sinh, phụ huynh ùn ùn kéo đến hội trường lớn, ngồi chờ nộp – rút hồ sơ xét tuyển. Nhiều thí sinh, phụ huynh ở khu vực Hà Nội mang hồ sơ xét tuyển đến trường ĐH Kinh tế Quốc dân phải quy về, vì dòng người đến nộp hồ sơ xét tuyển quá đông.
Phụ huynh, thí sinh đến trường ĐH Kinh tế Quốc dân đa số là nộp nhiều hơn rút, vì ngày hôm qua (18/8), trên trang thông tin điện tử của nhà trường thông báo điểm đỗ dự kiến của một số ngành đào tạo (trong 23 ngành đào tạo – PV) của trường từ 23 điểm tuột xuống 17 điểm. Có lẽ vì lý do này, nên nhiều thí sinh có ngưỡng điểm từ 20-25 điểm tập trung mang đến trường này nộp xét tuyển.
Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_4
Hội trường lớn của ĐH Kinh tế quốc dân chật kín người chờ đợi

GS. TS Nguyễn Quang Dong – Trưởng phòng đào tạo – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: “Ngày hôm nay (19/8), thí sinh đến trường nộp hồ sơ xét tuyển đông nhất trong các ngày nhà trường tổ chức xét tuyển. Thí sinh đến rút hồ sơ xét tuyển không nhiều lắm.
Những thí sinh có điểm (ba môn- PV) khoảng 23 điểm chắn chắn đỗ vào ĐH Kinh tế Quốc dân, nhưng không phải ngành “hot”. Những ngành “hot” ngưỡng điểm dự kiến đỗ, không có thay đổi (trên 25 điểm – PV), nhưng các ngành kia liên tục thay đổi, hôm nay có thể 17 điểm, nhưng ngày mai có thể lên 23 điểm. Ngày hôm qua (18/8), nhà trường đã nhận được hơn 5.300 bộ hồ sơ, trong khi đó tổng chỉ tiêu là 4.800”.
Còn ở trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng rất đông thí sinh, phụ huynh đến trường này nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh nộp và thí sinh rút hồ sơ xét tuyển ở trường ĐH Bách Khoa Hà Nội là ngang nhau.
Giống như trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH Y Hà Nội cũng như vậy. Nhưng điểm khác của trường ĐH Y Hà Nội với ĐH Bách Khoa Hà Nội là có rất nhiều thí sinh được tuyển thẳng đến làm thủ tục nhập học và thí sinh đến chuyển nguyện vọng từ ngành này sang ngành khác.
Dưới đây là một số hình ảnh về phụ huynh, học sinh đến các trường ĐH rút - nộp hồ sơ xét tuyển ĐH mà PV Infonet, vừa mới ghi nhận được.
Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_2
Phụ huynh học sinh xem bảng thông báo điểm đỗ dự kiến của trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_3

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_5_1
Biển người đến ĐH Kinh tế Quốc dân nộp - rút hồ sơ xét tuyển.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_6

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_7
Thí sinh Bùi Thu Trang (18 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội đến ĐH Kinh tế Quốc dân nộp hồ sơ xét tuyển nói: "Em được 24 điểm, nên mang hồ sơ đến trường này xét tuyển vào ngành Quản trị khách sạn và hy vọng đỗ".

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_8
Rất ít thí sinh đến rút hồ sơ ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_9

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_10
Ở trường ĐH Bách Khoa Hà Nội có rất đông thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển...

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_11

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_12
... nhiều em vã mồ hôi vì chờ đợt đến lượt.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Infonet__rut_nop_13
Thí sinh nộp và chuyển nguyện vọng ở trường ĐH Y Hà Nội.

Theo Tiến Dũng / #infonet

 Những rối rắm trong khâu xét tuyển ĐH được điều chỉnh thế nào? Vì sao thí sinh phải chạy đôn đáo rút - nộp hồ sơ xét tuyển?... Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có trao đổi với VietNamNet.


Năm đầu đổi mới không tránh khỏi hạn chế


Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Những mục tiêu căn bản của kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ đã đạt được đó là giảm áp lực thi cử, giảm rủi ro cho thí sinh, giảm tỉ lệ ảo, tạo thuận lợi cho các nhà trường tuyển được những thí sinh phù hợp nhất.

Do là năm đầu tiên chúng ta thực hiện đổi mới thi tuyển sinh nên rất khó tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Tuy nhiên #Bộ GD-ĐT luôn có những giải pháp kịp thời để xử lý những tình huống phát sinh.



Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 20150819110555-ttga1
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga


Kết quả qua đợt xét tuyển đầu tiên cho thấy những trường có uy tín, chất lượng có thể tuyển được những thí sinh giỏi nhất. Còn đối với thí sinh thì những em đạt kết quả cao luôn tự tin chọn được đúng ngành, trường mà mình yêu thích; những em có kết quả trung bình cũng có đủ thông tin để lựa chọn trường vừa sức; những em chẳng may chọn ngành, trường chưa phù hợp với năng lực sở trường và kết quả thi của mình cũng có cơ hội để thực hiện việc đăng ký trở lại. Thông tin tuyển sinh đã được minh bạch, công khai đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh.

- Liên quan đến những chỉ đạo của Bộ GD-ĐT trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1 rất kịp thời, nhưng không hiệu quả vì cận ngày quá nên thí sinh, phụ huynh không yên tâm để nộp hồ sơ điều chỉnh nguyện vọng ở trường THPT và Sở GD-ĐT. Dẫn đến họ vẫn đổ xô về các trường ĐH để điều chỉnh nguyện vọng, Bộ GD-ĐT có hình dung ra vấn đề này khi làm đổi mới tuyển sinh?

Trong 10 ngày đầu tiên, thí sinh nộp hồ sơ là chính vì các trường đều chưa nhận đủ hồ sơ so với chỉ tiêu nên các giải pháp hỗ trợ thí sinh rút hồ sơ trong thời gian đó là không cần thiết. Cũng trong thời gian đó, các trường chưa được yêu cầu công bố điểm xét tuyển tạm thời để tránh gây hiểu nhầm.

Thực tế khi số lượng hồ sơ chưa đủ so với chỉ tiêu thì rõ ràng điểm xét tuyển tạm thời chỉ bằng điểm ngưỡng nhận hồ sơ. 10 ngày sau của đợt xét tuyển, số lượng thí sinh đăng ký vào một số trường bắt đầu vượt chỉ tiêu cần thiết.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển Bộ đã giao các Sở GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ thu nhận đơn xin thay đổi nguyện vọng xét tuyển của thí sinh để thực hiện các thao tác kỹ thuật chuyển thông tin của thí sinh đến các trường liên quan.

Tất cả các thao tác này được thực hiện qua phần mềm, không phải rút, nộp hồ sơ nên rất đơn giản và nhẹ nhàng. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các trường cập nhật thường xuyên điểm xét tuyển tạm thời để thí sinh tham khảo.

Thí sinh hoàn toàn không nên đến các trường để thay đổi nguyện vọng xét tuyển mà hãy đến Sở GDĐT của địa phương hay đến ngay trường THPT trên địa bàn được Sở giao nhiệm vụ để thực hiện việc này.

 Trường lớn có sức hút mạnh



- Thăm dò về thời gian xét tuyển nguyện vọng 1 trên báo VietNamNet cho thấy, nhiều ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian từ 20 ngày xuống còn 10 ngày - như vậy là đủ thời gian cho thí sinh lựa chọn thay đổi nguyện vọng, không gây khó cho các trường?

Thực ra khi xây dựng qui chế Bộ cũng như các trường rất muốn rút ngắn thời gian của đợt xét tuyển để sớm kết thúc. Thời gian mỗi đợt xét tuyển 10, 15 ngày cũng đã đưa ra thảo luận rộng rãi.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng nếu rút ngắn thời gian thì các thí sinh vùng sâu vùng xa không có đủ thời gian nộp hồ sơ hoặc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển làm thiệt thòi quyền lợi của các em.
Thời gian 20 ngày mỗi đợt xét tuyển là hơi dài trong thực tế. Những năm tới Bộ sẽ điều chỉnh lại hợp lý hơn nhất là khi tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh. 

- Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng, việc ấn định điểm chuẩn xét tuyển năm nay sẽ không theo quy luật nào. Với những trường cao thì điểm chuẩn sẽ rất cao, thậm chí các trường top giữa điểm chuẩn cũng sẽ nhiều biến động cao lên. Điều này sẽ không phản ánh đúng chất lượng đầu vào các trường dẫn tới việc phân tầng các trường ĐH sẽ càng khó khăn hơn?

Việc xác định điểm chuẩn vào ngành, trường là do hội đồng tuyển sinh các trường quyết định dựa trên yêu cầu đảm bảo chất lượng và chiến lược xây dựng uy tín của nhà trường trong xã hội.

Rõ ràng những trường lớn, có uy tín thì năm nay có sức hút rất mạnh đối với thí sinh có điểm cao. Điểm chuẩn nhiều ngành của những trường này vì vậy tăng cao hơn so với mọi năm.

Khi tuyển được nhiều thí sinh giỏi có năng lực tương đối đồng đều và yêu thích ngành nghề thì các trường có điều kiện nâng cao chất lượng để đào tạo được nguồn lao động có tính cạnh tranh cao.

Từ đó, việc phân tầng, xếp hạng hệ thống giáo dục đại học theo Luật Giáo dục Đại học cũng có cơ sở để thực hiện thuận lợi. Trúng tuyển vào các trường ĐH xếp hạng cao cũng sẽ là niềm tự hào đối với thí sinh. Vì vậy học sinh sẽ thi đua học tập tốt hơn để vào được trường danh giá.

Còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm



- Những điều chưa suôn sẻ trong xét tuyển ĐH đang đặt ra sẽ có điều chỉnh cụ thể như thế nào trong mùa tuyển sinh năm tới, thưa Thứ trưởng?

Những giải pháp kỹ thuật áp dụng trong tuyển sinh năm nay đã được thảo luận, tính toán kỹ càng. Các phương án cũng đã được đưa ra thảo luận rộng rãi để chọn được phương án phù hợp nhất đưa ra áp dụng.



Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 20150819110555-img-6883
Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sáng 18/8 (Ảnh: LAD)


Bộ luôn có những giải pháp để xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình triển khai. Hơn 13 năm tổ chức kỳ thi “3 chung” trước đây năm nào Bộ cũng tổ chức họp bàn rút kinh nghiệm để điều chỉnh qui chế cho phù hợp.

Kỳ thi #THPT quốc gia mới được tổ chức năm đầu tiên nên rõ ràng còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm để những năm sau tổ chức tốt hơn. Mặt khác những năm tới thí sinh cũng sẽ quen dần với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu từ đăng ký dự thi đến xét tuyển để giảm nhẹ áp lực công tác xét tuyển. Năm nay không nhiều thí sinh lựa chọn các giải pháp này.

- Thưa Thứ trưởng, cũng nhiều ý kiến cho rằng: hai vấn đề Bộ #GD-ĐT kỳ vọng khi làm đổi mới tuyển sinh là: tiết kiệm cho thí sinh nhưng thực tế thí sinh vẫn phải đi lại nhiều để tìm kiếm cơ hội vào ĐH; tạo thêm cơ hội cho thí sinh nhưng cuộc chơi đang khiến thí sinh hoang mang vì sự thay đổi nguyện vọng ở những ngày cuối. Điều này có làm mất cơ hội trúng tuyển của thí sinh không khi mà khâu định hướng chọn ngành, chọn trường của thí sinh vẫn tù mù?

Việc rút, nộp hồ sơ trong đợt xét tuyển chỉ tập trung ở một số ít các trường lớn có uy tín. Thực tế chỉ có khoảng 30-40 trường trên tổng số hơn 400 trường ĐH, CĐ của cả nước có sức thu hút mạnh mẽ thí sinh. Nhiều thí sinh ít triển vọng trúng tuyển vào các trường này cũng đã đến các Sở GD-ĐT của địa phương làm thủ tục điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, không đến rút hồ sơ ở trường.

Vì vậy số thí sinh thực tế phải đi lại nhiều không thể so sánh với hàng triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh #ĐH, #CĐ hằng năm. Việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích so với việc tổ chức 4 kỳ thi trước đây rõ ràng giảm được chi phí và áp lực thi cử rất lớn cho toàn xã hội.

Trong quá trình xét tuyển, phần lớn các trường ĐH đều đã cung cấp thông tin cần thiết đủ để thí sinh tham khảo lựa chọn quyết định của mình. Chắc chắn rất nhiều thí sinh đã tránh được rủi ro trong xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

Ông Anh cho rằng lẽ ra điểm thi ba môn lần văn, sử, địa lần lượt là 6-6-4, trong đó hai câu về biển đảo môn sử, địa ông làm rất kĩ, có nhiều góc nhìn khác biệt.


Tin tức báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh đăng tải, ông Lê Tuấn Anh, thí sinh lớn tuổi nhì kì thi #THPT quốc gia, (sinh 1955, quê Bà Rịa-Vũng Tàu, gốc Quảng Trị) thi tại cụm do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật #TP.HCM chủ trì, cho biết kết quả điểm thi không như mong muốn.

Theo đó, sáng 26/7, ông sẽ có mặt tại Cơ quan đại diện Bộ #GD-ĐT tại TP.HCM để nộp đơn phúc khảo 3 môn (văn, sử, địa) xét tuyển vào khoa Báo chí- truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Phuckhao_iyik
Ông Lê Tuần Anh.


Ông Anh cho biết, sau khi biết kết quả điểm thi, không riêng ông mà bạn bè và bà con chòm xóm đều cảm thấy buồn khi điểm thi ba môn đạt 10 điểm (văn 3,75 điểm, sử 4 điểm, địa 2,25 điểm). Theo đó bạn bè và hàng xóm động viên ông nên làm đơn phúc khảo, vì kiến thức xã hội của ông ôn rất chắc, kiến thức bao quát.

Ông Anh cho rằng lẽ ra điểm thi ba môn lần văn, sử, địa lần lượt là 6-6-4, trong đó hai câu về biển đảo môn sử, địa ông làm rất kĩ, có nhiều góc nhìn khác biệt.

Riêng môn văn, ông bảo đã nghiên cứu kiểu ra đề mở những kì thi gần đây và đã định hình kiểu làm bài của riêng mình, chuẩn bị hai đến 3 giả định để đưa vào bài viết của mình, chắc chắn sẽ có sự khác lạ, không giống với những thí sinh khác.

Ông Anh bày tỏ: “Dù kết quả điểm thi của tôi không như mong muốn nhưng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi điểm thi của con gái tôi khá cao, điểm thi 3 môn khối B đạt 28,5 điểm kể cả điểm cộng (môn toán 9 điểm, hóa 8,5 điểm, sinh 8,5 điểm). Con gái tôi rất mê ngành Y dược, với mức điểm này, con gái tôi (Lê Thu Nguyệt) sẽ nộp đơn xét tuyển vào Đại học Y dược TP.HCM.”
Trước đó, báo #Vietnamnet thông tin, tại kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015, có hai thí sinh 60 tuổi tham gia dự thi. Đó là ông Lê Tuấn Anh, sinh năm 1955 (huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu- 60 tuổi) và ông Tô Văn Liêm, sinh năm 1956 (Củ Chi, TP.HCM - 59 tuổi.)

Ông Lê Tuấn Anh tốt nghiệp THPT năm 1976 tại Quảng Trị, từng có thời gian tham gia kháng chiến. Trong kì thi THPT quốc gia đầu tháng 7 tới, ông Anh, đăng kí dự thi ba môn văn, sử, địa để lấy kết quả xét tuyển vào đại học. Ông Anh dự thi THPT quốc gia tại cụm thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Hiện tại người nhà của ông đã nhận giấy báo dự thi cho ông tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM.

Thí sinh lớn tuổi thứ hai là ông Tô Văn Liêm (1956), thường trú tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Ông Liêm đã tốt nghiệp THPT năm 1978, sau đó theo học một trường trung cấp y, hiện tại ông đang là y sĩ. Ông Liêm nộp hồ sơ đăng kí dự thi, nếu đạt điểm cao sẽ đăng kí xét tuyển vào Trường ĐH Y dược TP.HCM. Trong kì thi năm nay, ông Liêm dự thi tại cụm thi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Cũng trong ngày 26/7, Sở GD - ĐT tỉnh Bến Tre thông tin ông Cảnh (sinh năm 1945, thí sinh nhiều tuổi nhất) chính thức thi đậu tốt nghiệp trong kỳ thi năm nay. Điểm trung bình và điểm tổng kết học bạ của ông Cảnh được 4,75. Theo quy định, thí sinh lớn tuổi tham dự kỳ thi THPT quốc gia được ưu tiên cộng 0,25. Do đó ông Cảnh vừa đủ điểm đỗ.

Nguồn: #PV (Tổng hợp)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ chuyện nhận email của Thứ trưởng Bùi Văn Ga và khẳng định “anh em trong ngành Giáo dục rất vất vả, tâm huyết”.


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 
 Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1 

Chia sẻ tại “Hội nghị tổng kết năm học 2014 – 2015 và triển khai nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”, do Bộ #GD-ĐT tổ chức sáng 12/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, ông đã nhận được thư điện tử của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vào lúc 0h18 ngày 12/8. 

Phó Thủ tướng chia sẻ câu chuyện và khẳng định “anh em trong ngành Giáo dục rất vất vả, tâm huyết”.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 PTT_Vu_duc_dam_FZQL
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị


4 hạn chế của ngành Giáo dục


Tại hội nghị, bên cạnh sự ghi nhận những nỗ lực của ngành Giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thẳng thắn nêu 4 hạn chế của Bộ GD-ĐT trong thời gian qua. Đó là:

Thứ nhất, về cơ sở vật chất. Phó Thủ tướng cho biết, điều này một phần cần sự nỗ lực từ phía địa phương. Phía Trung ương đã có các chương trình kiên cố hóa trường học, có đề án 36.000 tỉ đồng và đã chi vượt con số này nhưng chưa làm hết được. Nếu để kiên cố hóa được hết như ý tưởng trong Đề án ngành Giáo dục đưa ra 2 năm trước đây thì cần trên 50.000 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng nói: “Tôi cho rằng, trong vòng 5 năm tới, ngân sách không thể thu xếp được con số này. Bộ Giáo dục cần có phương án làm việc sát hơn với Bộ Tài tính, Kế hoạch- Đầu tư tìm phương án khả thi và tinh thần là chỗ khó nhất nên làm trước. Giả sử không có chương trình đổi mới sách giáo khoa thì vẫn phải kiên cố hóa trường học và ngược lại”.

Hạn chế thứ hai, theo Phó Thủ tướng là về Thông tư 30. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta đang theo đúng xu thế của thời đại, phù hợp truyền thống lâu nay, tiến tới việc các cháu vượt lên chính mình chứ không phải để ganh đua với người khác.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu cần rút kinh nghiệm, đó là một chủ trương mới cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đã xác định đúng đắn thì làm phải kiên trì, điều quan trọng là phải đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích.

Vấn đề thứ ba Phó Thủ tướng nêu là việc dạy thêm, học thêm và công tác vệ sinh ở một số trường chưa tốt. Phó Thủ tướng khẳng định, xã hội hiện đang tồn tại rất nhiều điều bức xúc liên quan đến giáo dục như giáo dục học đường, bạo lực trong giới trẻ, tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, các cá nhân bên ngoài xã hội thiếu gương mẫu, cụ thể như không tôn trọng luật giao thông, chen lấn nơi công cộng…

“Nếu người thầy không gương mẫu thì dù có tuyên truyền như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các cháu học sinh. Nếu dạy các cháu vệ sinh sạch sẽ mà trong nhà trường luộm thuộm thì các cháu sẽ nghĩ ra sao? Bộ quy định cấm dạy thêm nhưng giáo viên cứ dạy thì làm sao giáo dục được các em?. Do đó chúng ta phải gương mẫu để các em noi theo, không có cách nào khác” – Phó Thủ tướng nói.

Điểm thứ tư Phó Thủ tướng nêu ra, đó là việc giáo dục lối sống, kỹ năng sống cho học sinh còn yếu.

Bộ GD-ĐT đã lắng nghe và điều chỉnh kịp thời


Bên cạnh đó, công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2015 cũng được Phó Thủ tướng đặc biệt quan tâm và đề nghị Bộ GD-ĐT hết sức lắng nghe phản ánh của xã hội để có những điều chỉnh kịp thời. 

Phó Thủ tướng ghi nhận: “Động thái tích cực mới đây nhất là vào tối qua (11/8) Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh, cho phép thí sinh muốn thay đổi nguyện vọng được nộp hồ sơ tại Sở GD-ĐT, trường #THPT. Chúng ta cần tiếp tục lắng nghe, tiếp thu, điều chỉnh, tất cả vì các em. 

Dù có khó cho giáo viên chúng ta cũng phải cố, khó cho Bộ, cho chính quyền chúng ta cũng phải cố, miễn là tốt cho học sinh. Tóm lại, vì học sinh thì khó khăn đến đâu chúng ta cũng vẫn phải quyết tâm làm”./.

Lại Thìn / #VOV.VN

Trước những bất cập trong quá trình nộp hồ sơ tuyển sinh đại học 2015, PGS Văn Như Cương nói đề án thi THPT Quốc gia đã thất bại ngay khi bắt đầu.


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 
 Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1 

PV: Thưa thầy, trong thời gian vừa qua thầy có theo dõi kỳ thi THPT Quốc gia không?

PGS Văn Như Cương: Kỳ thi #THPT diễn ra ngay từ đầu với việc ghép 2 kỳ thi vào làm 1 cho đến thời điểm hiện tại, thí sinh đang sử dụng điểm của kỳ thi THPT Quốc gia để làm điểm xét tuyển vào các trường đại học phù hợp và như mong muốn, tôi luôn theo dõi từng đường đi nước bước của kỳ thi này.


Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Van_nhu_cuong_LOCL
PGS Văn Như Cương


PV: Sau khi thí sinh biết điểm kỳ thi THPT Quốc gia Bộ GD-ĐT đưa ra những đề án xét tuyển khá tỉ mỉ. Theo thầy những việc làm đó có ưu và nhược điểm gì?


PGS Văn Như Cương: Thí sinh khi biết điểm và điểm đủ tiêu chuẩn có quyền nộp 4 khoa / trường/ nguyện vọng 1, 12 khoa/3 trường/ nguyện vọng 2... tiếp đó là các trường phải luôn cập nhật danh sách đăng ký xét tuyển 3 ngày/ lần để thí sinh nắm rõ được vị trí của mình, khả năng có thể đỗ của mình như Bộ đã đưa ra trước đó.

Cách làm này không có bất cứ một ưu điểm nào hết. Thí sinh không hề được định hướng rõ ràng như vẫn nghĩ mà đang lao vào "cuộc chơi đỏ đen", không khác gì đánh bạc hay chơi chứng khoán.

PV: Thí sinh được gì và các trường xét tuyển được gì từ phương thức xét tuyển đại học đó?


PGS Văn Như Cương: Trong "ván bài" này, cái học sinh biết là điểm của mình, bao nhiêu thí sinh hơn điểm mình, có bao nhiêu trường có thể tuyển, mỗi trường tuyển bao nhiêu.

Cái mà các trường biết là: Mình được tuyển bao nhiêu người, biết phổ điểm (cho tất cả thí sinh thi THPT Quốc gia, chứ không phải thí sinh theo nguyện vọng từng ngành). Cuối cùng đi đến đâu, giải quyết như thế nào, các trường luôn tỏ ra lúng túng trước đề án của Bộ Giáo dục-Đào tạo.

Tất cả những hành động đó, không có gì là chắc chắn, các thí sinh đang phải chạy đua nhưng không biết hướng đi. Những thông tin mà Bộ liên tục cung cấp phổ điểm chung của từng khối, được nộp nhiều nguyện vọng, liên tục công bố điểm đăng ký hồ sơ xét tuyển, được phét rút hồ sơ trước 20 ngày... thực chất không có một tác dụng gì cả.

PV: Những khó khăn mà phụ huynh học sinh và các bạn thí sinh gặp phải là gì? Thầy có thể nói cụ thể hơn không?


PGS Văn Như Cương: Mới đây, có một số trường sau khi nhận đủ số lượng thí sinh đã cấp ngay giấy trúng tuyển tạm thời cho thí sinh. Giấy này không có ý nghĩa đã đem lại những phản ứng tiêu cực cho thí sinh và người nhà, hy vọng và thất vọng. Điều ngay lập tức đã bị phê phán và sửa đổi.

Vì những bất cập như trên đã nói, các trường đã phải đưa ra những phương án tuyển sinh với những yêu cầu vòng sơ loại riêng, dùng học bạ để tính điểm xét tuyển vòng sơ loại, như thế là không công bằng, nhưng đối với các trường đó là biện pháp an toàn, và chỉ có thể sử dụng cho năm nay.

Kỳ thi THPT Quốc gia tổ chức hứa hẹn sẽ hạn chế bớt kinh phí cho gia đình thí sinh, nhưng thực chất là tốn kém và căng thẳng hơn rất nhiều. 

Số lượng lớn thí sinh phải chạy đua trong vòng 20 ngày luôn trong tâm trạng thấp thỏm và lo sợ. Các em không có thời gian nghĩ đến những khoa ngành mà mình thích mà cố gắng làm sao để đỗ được đại học.
Phụ huynh học sinh cùng con em phải ra tận nơi để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, đó là điều dở nhất. Tại sao không đăng ký trực tuyến.


PV: Thầy đánh giá về đề án mới này - kỳ thi chung THPT Quốc gia của Bộ như thế nào?


PGS Văn Như Cương: Không có một phương án nào đảm bảo và có lợi cho thí sinh. Số lượng hồ sơ ảo quá nhiều, loại không kịp, đỗ không hiếm. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện tính đến thời điểm hiện tại chưa có một thành công nào từ đề án. Bất cập và khó khăn hiện ra khá rõ nét.

PV: Triển vọng của đề án THPT Quốc gia?

PGS Văn Như Cương: Tôi có thể khẳng định rằng, kỳ thi này cùng với những đề án sau đó, sẽ thất bại một cách toàn diện. Nếu cứ tiếp tục thực hiện cách thức này cho các năm sau nữa thì nền giáo dục Việt Nam sẽ thất bại một cách thảm hại.

PV: Từ những bất cập và khó khăn trên thầy có lời khuyên như thế nào dành cho thí sinh xét tuyển năm nay?

PGS Văn Như Cương: Thí sinh cần phải hết sức bình tĩnh và tỉnh táo, ứng phó với mọi tình huống để có một vị trí xứng đáng với mong muốn và số điểm đạt được của mình.

PV: Xin cảm ơn thầy về những chia sẻ thẳng thắn này!./.

Theo Phụ nữ TP #HCM

ĐH Luật Hà Nội vừa công bố quy định về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng năm 2015. Theo đó, chỉ tiêu dành cho ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng sẽ hạn chế hơn so với mọi năm. 


 Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ 
 Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ 
 Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1 

Việc tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia cũng được “siết” lại.

Đối tượng được tuyển thẳng


Theo quy định mới được trường này công bố, các đối tượng được tuyển thẳng vào Trường ĐH Luật Hà Nội bao gồm: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học;

Người đã trúng tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức;
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi #Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học được Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội xem xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp trung học sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học;

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh tốt nghiệp trung học năm 2015 được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp trung học được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học.

Ưu tiên xét tuyển không quá 1%


Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội: Đối với thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh và thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, sau khi hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia, có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ #GD-ĐT quy định, hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho vào học.

Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển không quá 1% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2015.

Chỉ xét tuyển thẳng đối với ngành Luật


Đối tượng xét tuyển thẳng là thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp #THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định.

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng Trường #ĐH Luật Hà Nội quy định. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng không quá 2% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của trường năm 2015. Ngành xét tuyển thẳng là ngành Luật.

Tiêu chí xét tuyển thẳng: Thí sinh tốt nghiệp THPT từ loại khá trở lên (nếu số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu đã xác định thì căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Trường sẽ xét từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu).

Nguyễn Hùng / #Dantri

Sau 8 ngày nghiên cứu lượng hồ sơ xét tuyển nộp vào các trường đại học, thí sinh hồi hộp theo dõi bảng xếp hạng 3 ngày một lần. Nhiều em hôm trước rút hồ sơ, hôm sau quay lại trường để nộp vào ngành khác.


 Nguy cơ rớt đại học của những thí sinh điểm cao 
 Nhiều đại học giảm bớt chỉ tiêu tuyển sinh 2015 

Sáng 7/8, Nguyễn Thị Hương bắt xe từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Đại học Sư phạm TP HCM để xin rút lại hồ sơ xét tuyển. Hương cho biết trước đó thi #THPT tổ hợp Văn - Sử - Địa được 19,5 điểm, thấy mức điểm khá cao nên đã nộp đơn vào ngành Sư phạm ngữ văn của Đại học Sư phạm. Tuy nhiên, sau khi thấy lượng hồ sơ nộp vào ngành này khá đông, cảm thấy không còn an toàn nên Hương đã quyết định rút hồ sơ để nộp vào trường Văn Hiến.

Tương tự, Hồ Văn Phong cũng phải bắt xe từ Bình Thuận lên Đại học Sài Gòn để rút hồ sơ. Tổ hợp xét tuyển của Phong được 18 điểm, trước đó thấy Đại học Sài Gòn có mức nhận hồ sơ là 15 điểm nên Phong đã nộp xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại mức hồ sơ nộp vào ngành này đã khá cao, vị trí của Phong tụt xuống thấp. Thấy có nguy cơ rớt nên thí sinh này vội từ quê vào rút hồ sơ để nộp sang Đại học Công nghiệp thực phẩm.

“Nộp xong em tiếp tục theo dõi tình hình, nếu thấy không an toàn sẽ bắt xe vào xin rút hồ sơ lần nữa, nộp sang trường khác. Chịu cực một chút nhưng trúng tuyển nguyện vọng một còn hơn phải xét nguyện vọng bổ sung”, Phong cho biết.

Topics tagged under thpt on Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam | 2TVN Forum - Page 2 Nop-ho-so-Dai-hoc-Sai-Gon-8393-1438845156
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển tại Đại học Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Duy


TS Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Sài Gòn, cho biết trường nhận được khoảng 8.000 hồ sơ và những ngày gần đây đã có nhiều thí sinh đến xin rút để nộp sang trường khác. Thí sinh nộp tại trường thì đem biên lai đóng lệ phí và giấy biên nhận để rút hồ sơ, còn nộp qua đường bưu điện phải có giấy báo phát trường mới trả hồ sơ được.

Tương tự, TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho hay đến hết ngày 6/8 trường đã nhận được gần 5.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển. So với những ngày trước đó thì số hồ sơ nộp vào ngày càng tăng. Để hỗ trợ thí sinh theo dõi tình hình hồ sơ của mình, trường thường xuyên cập nhật danh sách và điểm thí sinh đăng ký. Hiện, phổ điểm nộp vào trường khá cao, trong đó tập trung nhiều ở các ngành như Công nghệ kỹ thuật ôtô, May, Công nghệ thông tin, Cơ điện tử...

"Năm nay thí sinh nộp hồ sơ như chơi chứng khoán vậy. Sau khi thấy 'thị trường' điểm thi phổ điểm cao, khó có khả năng đậu nhiều thí sinh đã bắt đầu rút hồ sơ để chuyển sang trường khác", thầy Dũng nói và cho biết trước đó mỗi ngày chỉ có 1-2 thí sinh đến rút hồ sơ nhưng hiện đã có 50 người.

Theo ông Dũng, những ngày tới "thị trường" xét tuyển sẽ càng sôi động khi có sự luân chuyển thí sinh giữa các trường. Bởi khi thí sinh các trường top trên thấy rơi vào ngưỡng điểm không an toàn sẽ rút hồ sơ nộp vào các trường có phổ điểm thấp hơn. So với trước, năm nay lượng thí sinh nộp hồ sơ vào trường có phổ điểm cao hơn 1-2 điểm.

Th.S Lê Ngọc Tứ, Trưởng phòng đào tạo của Đại học Sư phạm TP HCM cũng cho biết những ngày gần đây thí sinh đã bắt đầu tới trường rút hồ sơ đông hơn so với những ngày trước đó khi trường công bố số liệu thí sinh đăng ký xét tuyển. Hiện đã có hơn 20 thí sinh rút hồ sơ để nộp sang trường khác. Tuy nhiên về tình hình chung thì lượng hồ sơ nộp vào trường vẫn tiếp tục tăng, cụ thể đến ngày 7/8 đã có trên 5.000 hồ sơ.

Còn ở Đại học Cần Thơ đến trưa 6/8 đã có 150 thí sinh rút hồ sơ, hiện trường đã có hơn 8.000 em đăng ký xét tuyển. “Có nhiều thí sinh hôm trước rút hồ sơ, hôm sau quay lại trường để nộp vào ngành khác”, Hiệu phó Đỗ Văn Xê nói.

Nhiều trường khác cũng diễn ra tình trạng tương tự như Đại học Mở TP HCM có gần 40 em đến rút hồ sơ và hàng trăm thí sinh yêu cầu điều chỉnh nguyện vọng sang ngành khác. Còn ở Đại học Nông lâm TP HCM nhận 2.800 hồ sơ và có 23 thí sinh đến rút lại phiếu điểm; Đại học Công nghiệp TP HCM có 102 thí sinh đến trường rút hồ sơ...

Nguyễn Duy - Nguyễn Loan

Trang 2 trong tổng số 3 trang Previous  1, 2, 3  Next